Hiệu quả kinh tế từ trồng cỏ phục vụ thức ăn chăn nuôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh mô hình nông lâm kết hợp tại chi nhánh nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa – công ty cổ phần khai khoáng miền núi, xã tức tranh (Trang 39)

4.2.1.1. Tình hình sản xuất trồng cỏ thức ăn chăn nuôi

Từ năm 2006 đến nay Chi nhánh đã có chủ trương đưa cây thức ăn có năng suất và giá trị dinh dưỡng cao vào sản xuất. Từ chỗ thiếu thức ăn, đến nay Chi nhánh đã có thể cung cấp đủ thức ăn, đến nay Chi nhánh đã có thể cung cấp đủ thức ăn vào mùa mưa và dự trữ vào mùa khô. Chi nhánh hiện có hàng chục giống cây thức ăn như: cỏ mulato, VA06, voi, ghinê, Năng suất cỏ đạt trung bình

Bảng 4.1. Hạch toán chi phí trồng 01 ha cỏ VA06 ở Chi nhánh

TT Các khoản chi - thu ĐVT lượng Số

Đơn giá (1000đ) Thành tiền (1000đ) I. Các khoản chi 1. Trồng, chăm sóc năm 01 36.540 2. Chăm sóc năm 2 14.060 3. Chăm sóc năm thứ 3 15.220 4 Chăm sóc năm thứ 4 16.040

Tổng chi phí 1 chu kỳ phân tích 81.560

(chi tiết ở phụ lục 01) Hàng năm Chi nhánh đã chuyển giao hàng chục tấn cỏ giống cho các hộ nông dân trên địa bàn và các tỉnh trong cả nước. Chi nhánh không ngừng nâng cao năng suất và chất lượng cây thức ăn. Chi nhánh vẫn tiếp tục nghiên cứu và đưa vào sản xuất giống cây thức ăn có năng suất và chất lượng cao hơn. Đến nay mô hình này đã bước đầu cho kết quả ưu việt, đã và đang được nghiên cứu và tiếp tục phát triển.

4.2.1.2. Năng suất và sản lượng của cỏ VA06 qua các thời vụ khác nhau

Sau mỗi lứa cỏ thí nghiệm ta tiến hành cắt và tính năng suất chất xanh từ đó tính được năng suất của cỏ tấn/ha/vụ. Kết quả được trình bày ở bảng 4.2 dưới đây:

Bảng 4.2. Năng suất của cỏ VA06 qua các thời vụ (tấn/ha/vụ)

Vụ cắt cỏ Năng suất (Tấn/ha/vụ) Giá cỏ tươi (Đồng/tấn) Giá cỏ giống (1000đ/kg) Thành tiền (1000đ) Vụ 01 76,5 1.100 3.5 84.150 Vụ 02 130,2 1.000 3 130.200 Vụ 03 153,1 850 2.5 130.135 Cả năm 359.8 344.485 Chi phí 81.560 Lợi nhuận 262.925

Qua bảng trên ta có thể thấy năng suất của cỏ VA06 ở các thời vụ khác nhau cũng khác nhau. Ở lứa 1 là vào tháng 12 đến tháng 2 vài vụ đông nên năng suất cỏ không cao như các lứa khác, lứa 2 là vào cuối tháng 2 đến tháng 4 nên cỏ phát triển khá mạnh năng suất chất xanh tăng lên khá rõ rệt được thể hiện rõ trong bảng 4…. Ở lứa 3 thì cho ta thấy kêt quả rất rõ, năng suất chất xanh ở lứa này có thể tăng gấp đôi so với lứa cỏ vụ đông. Do tình hình thời tiết vào mùa đông năm nay có sự bất thường so với các năm trước, mưa nhiều, ẩm độ cao vì vậy năng suất cỏ ở thời vụ 1 so với 2 vụ còn lại không có sự chênh lệch quá lớn. Nếu điều kiện thời tiết vào vụ này khô lạnh và độ ẩm thấp như mọi năm thì năng suất của cỏ qua 3 thời vụ sẽ cho sự chênh lệch rõ nét hơn.

Hình 4.1. Trồng và chặt cỏ Va06 4.2.2. Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi Ngựa bạch

Nước ta có điều kiện tư nhiên đặc thù, nên ngựa là một con gia súc gắn bó với đời sống của nhân dân và các dân tộc miền núi từ lâu đời. So với gia súc khác con ngựa có giá trị toàn diện. Ngoài ra ngựa còn đóng vai trò quan trọng ngựa đóng vai trọng trong lĩnh vực y học văn hoá. Thịt, xương ngựa có giá

trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên đàn ngựa nước ta còn phát triển chậm, số lượng ít, tầm vóc nhỏ.

Tổng đàn ngựa của Chi nhánh gồm: 80 con, hàng năm cung cấp cho sản xuất 15-20 ngựa con giống.

Đực giống có 3 con. Ngựa cái giống có 50 con

Ngựa con có 21con trong đó có 12 con đẻ trong năm 2019, 9 con đẻ trong năm 2020 (tính đến tháng 5/2020)

Ngựa thịt có 6 con.

4.2.2.1. Tổng hợp chi phí chăn nuôi bình quân cho 01 con Ngựa Bạch

Tuỳ theo loại vật nuôi, trong chăn nuôi có thể chỉ thực hiện chăn nuôi tập trung hoặc kết hợp với chăn thả. Sản xuất chăn nuôi cũng có chu kỳ sản xuất dài, phụ thuộc vào đặc điểm sinh học của vật nuôi và những điều kiện tự nhiên nhất định. Chi phí sản xuất của ngành chăn nuôi Ngựa bạch bao gồm: Một số khoản đặc thù như con giống, thức ăn gia súc, thuốc thú y, khấu hao SV cơ bản; đồng thời chi phí phát sinh cũng không đồng đều mà có những thay đổi phù hợp với từng thời kỳ phát triển của vật nuôi. Đối với chăn nuôi Ngựa bạch cụ thể hạch toán chi phí như sau:

Bảng 4.3. Hạch toán chi phí cho 10 con Ngựa bạch trong năm

TT Các khoản mục chi phí ĐVT Số lượng Đơn giá (1000 đ) Thành tiền (1000 đ)

1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 95.260

2 Chi phí nhân công 79.200

3 Chi phí chung 1.440

Tổng chi phí chăn nuôi 10 con Ngựa bạch/năm

175.900 Tổng chi phí chăn nuôi trung bình 01

con Ngựa bạch/năm 17.590

Từ bảng trên cho ta thấy các chi phí của 10 con ngựa bạch là 175.900.000 đồng trong đó có chi phí thức ăn thô (cỏ) và thức ăn tinh (cám, ngô...) với chi phí là 91.800.000 đồng, đối với ngựa bạch ngoài chăn nuôi bằng thức ăn thô xanh và một lượng thức ăn tinh thì cần bổ sung thêm thức ăn khoáng với mức chi phí một năm là 2.400.000 đồng, bên cạnh chi phí thức ăn thì mỗi năm chi nhánh phải chịu thêm chi phí điện nước và nhân công phục vụ cho sản xuất chăn nuôi ngựa bạch với mức chi phí là 79.260.000 đồng và các khoản chi chung là 1.440.000 đồng. Do ngựa bạch là loại vật nuôi ít bệnh nên công tác thú ý chủ yếu là sát trùng chuồng trại và tiêm phòng dịch bệnh một năm 2 lần với chi phí cho thuốc và nhân viên thú ý là 1.000.000 đồng.

4.2.2.2 Hiệu quả chăn nuôi Ngựa bạch

Ngựa bạch là giống ngựa quý hiếm, có thể dùng thịt và xương để làm thuốc chữa bệnh, giá của một con ngựa bạch giống bình thường dao động từ 20 đến 35 triệu đồng, đối với ngựa trưởng thành có thể bán ra thị trường với giá khoảng 50 đến 70 triệu đồng/con. Thực tế ở Chi nhánh hiệu quả như thế nào, qua đánh giá chúng tôi tổng hợp vào bảng sau:

Bảng 4.4. Hiệu quả chăn nuôi ngựa bạch của Chi nhánh

TT Các chỉ tiêu ĐVT Số lượng Đơn giá (1000 đ) Thành tiền (1000 đ) Ghi chú 1 Tổng chi phí TB Ngựa bạch/năm 80 17.590 1.407.200 2 Tổng thu từ bán Ngựa/năm - Thịt ngựa - Cao nhựa

- Bán ngựa con (giống) - các bộ phận khác Kg Kg Con - 2000 95 15 - 250 10.000 30.000 - 500.000 950.000 450.000 300.000 3 Hiệu quả (2-1) 792.800

Theo số liệu bảng 4.6 trên ta thấy doanh thu từ việc bán cao ngựa bạch là mang lại giá trị cao nhất 950.000.000 đồng và được thị trường ưa chuộng vì nó có giá trị là thực phẩm chức năng cho sức khỏe con người, ngoài ra với sản phẩm là thịt cũng đem lại thu nhập trung bình là 500.000.000 đồng vì nó được coi như là thực phẩm đặc sản, bán ngựa con giống thu được là 450.000.000 đồng và các bộ phận khác từ ngựa cũng thu được doanh thu 300.000.000 đồng/năm.

Với hiệu quả kinh tế 792.800.000 đồng

Hình 4.2.Chăn cỏ cho ngựa bạch 4.2.3. Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi Hươu

Hươu đã được thuần hóa ở nhiều nơi trên thế giới, ở Việt Nam hươu sao cũng

đã được nuôi khoảng 1 thế kỷ nay, đầu tiên ở vùng Hương Sơn, Hà Tĩnh và Quỳnh Lưu, Nghệ An, hiện nay đã phát triển ra nhiều nơi. Món quý nhất là huyết lộc hươu pha với rượu uống vào thì làm người ta trở nên khoẻ như vâm.

Hươu sao là một loài động vật quý hiếm và nhung hươu là vị thuốc bổ có giá trị cao. Hươu sao đã được nuôi dưỡng từ lâu đời ở Hà Tĩnh, nó đã trở thành nghề chăn nuôi truyền thống trong nông thôn, đã trở thành nghề chăn nuôi phát

triển kinh tế gia đình. Tại Chi nhánh thuộc Chi nhanh nghiên cứu phát triển động vật bản địa, xóm Gốc Gạo, xã Tức Tranh đã nuôi ngay từ khi thành lập (2007).

Tổng đàn hươu của Chi nhánh gồm: 300 con, hàng năm cung cấp cho sản xuất 15-20 hươu con giống.

-Đực giống có 50 con. - Hươu cái giống có 120 con

- Hươu con có 130 con trong đó có 95 con đẻ trong năm 2019, 35 con đẻ trong năm 2020 (tính đến tháng 5 năm 2020).

- Hươu thịt có 20 con

4.2.3.1. Tổng hợp chi phí chăn nuôi bình quân cho 01 con hươu

Chi phí sản xuất của ngành chăn nuôi hươu bao gồm: Một số khoản đặc thù như: Con giống, thức ăn gia súc, thuốc thú y, khấu hao SV cơ bản; Đồng thời chi phí phát sinh cũng không đồng đều mà có những thay đổi phù hợp với từng thời kỳ phát triển của vật nuôi. Đối với chăn nuôi hươu cụ thể hạch toán chi phí như sau:

Bảng 4.5. Hạch toán chi phí cho 10 con hươu trong năm

TT Các khoản mục chi phí ĐVT Số lượng Đơn giá (1000 đ) Thành tiền (1000 đ)

1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 34.868

2 Chi phí nhân công 7.200

3 Chi phí chung 1.020

Tổng chi phí chăn nuôi 10 con

hươu/năm 43.080

Tổng chi phí chăn nuôi trung bình 01

con hươu/năm 4.308

Từ số liệu bảng trên cho ta thấy các chi phí 10 con hươu là 43.080.000 đồng trong đó có chi phí thức ăn thô (cỏ) và thức ăn tinh (cám, ngô...) với chi phí là 34.200.000 đồng, đối với hươu ngoài chăn nuôi bằng thức ăn thô xanh và một lượng thức ăn tinh thì cần bổ sung thêm thức ăn khoáng với mức chi phí một năm là 120.000 đồng, bên cạnh chi phí thức ăn thì mỗi năm chi nhánh phải chịu thêm chi phí điện nước và nhân công phục vụ cho sản xuất chăn nuôi hươu với mức chi phí là 7.700.000 đồng và các khoản chi chung là 1.020.000 đồng. Do hươu là loại vật nuôi ít bệnh nên công tác thú ý chủ yếu là sát trùng chuồng trại và tiêm phòng dịch bệnh một năm 2 lần với chi phí cho thuốc và nhân viên thú ý là 500.000 đồng.

4.2.3.2. Hiệu quả chăn nuôi Hươu

Trong những năm gần đây, nghề nuôi hươu lấy nhung được xem là một trong những mũi nhọn phát triển kinh tế của vùng. Lộc nhung bắt đầu mọc vào giữa năm, từ khi nhung mọc đến khi cắt được khoảng 45 ngày. Mỗi năm một con hươu cho nhung 1 lần. Năm đầu tiên, hươu cho nhung khoảng từ 1 đến 2 lạng/con, từ năm sau tăng dần lên. Tuy nhiên, việc thu hoạch nhung hươu còn tùy thuộc vào thời gian và độ tuổi của nhung chứ không nhất thiết phải cắt ngay. Đặc biệt, sau khi cắt nhung cần chăm sóc hươu cẩn thận hơn, cho ăn tốt hơn... Thực tế ở Chi nhánh hiệu quả như thế nào, qua đánh giá chúng tôi tổng hợp vào bảng sau:

Bảng 4.6. Hiệu quả chăn nuôi hươu của Chi nhánh TT Các chỉ tiêu

ĐVT lượng Số (1000 đ) Đơn giá Thành tiền (1000đ)

1 Tổng chi phí TB Hươu/năm con 300 4.308 1.292.400 2 Tổng thu từ bán hươu/năm

- Bán hươu thịt

- Bán hươu con (giống) - Hưu đực - Nhung hưu Kg Con con Kg 2000 50 15 25 250 12.000 18.000 17.000 500.000 600.000 270.000 425.000 3 Hiệu quả (2-1) 502.600

đồng trong đó giá trị thu về cao nhất là từ bán con giống là 600.000.000 đồng với số lượng 50 con, đối với bán thịt thì giá trị thu về là 500.000.000 đồng.Trong khi đó sản phẩm từ nhung hươu thu về là 425.000.000 đồng với 2 lần cắt nhung trên một năm và doanh thu từ bán hưu đực là 270.000.000 đồng.

Với hiệu quả kinh tế 502.600.000 đồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho chi nhánh

Hình 4.3. Chăn ngô và cỏ cho hươu 4.2.4. Hiệu quả chăn nuôi Lợn rừng

Lợn rừng (Sus scrofa) hay còn được gọi là lợn lòi là một loài lợn sinh sống ở lục địa Á-Âu, Bắc Phi, và quần đảo Sunda Lớn. Con người đang làm cho phạm vi phân bố của chúng rộng thêm, làm chúng trở thành một trong những loài động vật có vú có phạm vi phân bố lớn nhất. Chúng được IUCN xếp là loài ít quan tâm. Có lẽ lợn rừng sinh sống ở vùng Nam-Đông Á vào Pleistocen sớm,[5] và hiện nay có mặt hầu như khắp Cựu Thế giới.

Lợn rừng là một loài lợn hoang dã đã đang được nuôi khá phổ biến tại Việt Nam. Sự phát triển đó xuất phát từ một thực tế là thịt lợn rừng ngon, với lượng mỡ thấp không ngấy và đặc biệt là có hương vị “núi rừng”.

Tổng đàn lợn của Chi nhánh gồm: 435 con, hàng năm cung cấp cho sản xuất 110-130 lợn con giống.

-Đực giống có 2 con. - Lợn nái giống có 29 con.

- Lợn con có 204 con tính đến tháng 5 năm 2020. - Lợn thịt thịt có 200 con.

4.2.4.1. Hạch toán chi phí chăn nuôi lợn rừng ở Chi nhánh

Bảng 4.7. Hạch toán chi phí cho 10 con lợn rừng trong năm

TT Các khoản mục chi phí ĐVT Số lượng Đơn giá (1000 đ) Thành tiền (1000 đ)

1 Chi phí nguyên vật liệu trực

tiếp 55.194

2 Chi phí nhân công

3.600 3 Chi phí chung

2.700

Tổng chi phí chăn nuôi 10

con lợn rừng/năm 39.740

Tổng chi phí chăn nuôi trung

bình 01 con lợn rừng/năm 3.974

(chi tiết ở phụ lục 04)

Từ số liệu bảng trên cho ta thấy các chi phí 10 con lợn rừng là 39.740.000 đồng trong đó có chi phí thức ăn thô (chuối, các loại cỏ, thân cây ngô, các loại rau...) và thức ăn tinh (cám, ngô...) với chi phí là 31.500.000 đồng, đối với lợn rừng ngoài chăn nuôi bằng thức ăn thô và một lượng thức ăn tinh thì cần bổ sung thêm thức ăn khoáng với mức chi phí một năm là 875.000 đồng, bên cạnh chi phí thức ăn thì mỗi năm chi nhánh phải chịu thêm chi phí điện nước và nhân công phục vụ cho sản xuất chăn nuôi hươu với mức chi phí là 3.665.000 đồng và các khoản chi chung là 2.700.000 đồng về chi phí thuốc phòng và chữa bệnh cần được tiên phòng nhiều 1 năm 4 lần với chi phí là 1.000.000 đồng.

Hình 4.5. Chăn và kiển tra đàn lợn rừng

4.2.4.2. Hiệu quả từ chăn nuôi lợn rừng

Bảng 4.8. Hiệu quả chăn nuôi lợn rừng

TT Các chỉ tiêu Số lượng (con) Đơn giá (1000 đ) Thành tiền (1000đ) 1 Tổng chi phí TB lợn rừng/năm 435 1.728.690 2 Tổng thu từ bán lợn rừng /năm - Bán lợn rừng thịt - Bán lợn rừng con (giống) 270 150 6.000 3.000 1.620.000 450.000 3 Hiệu quả (2-1) 341.310

Số liệu bảng trên cho thấy: hiệu quả chăn nuôi lợn rừng là 341.310.000 đồng và đây cũng là lợi nhuận lớn mà chi nhánh thu được từ chăn nuôi lợn rừng

4.2.5. Tổng hợp hiệu quả chung của Chi nhánh, thuộc Chi nhánh nghiên cứu và phát triển động vật bản địa.. cứu và phát triển động vật bản địa..

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kinh tế Chi nhánh là hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến của kinh tế hộ, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao;

là đơn vị sản xuất tích cực ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, cũng như chủ động tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. Có thể nói, kinh tế Chi nhánh là nhân tố mới ở nông thôn; là động lực mới, nối tiếp và phát huy động lực của kinh tế hộ, góp phần vào quá trình chuyển dịch, tích tụ ruộng đất, gắn liền với quá trình phân công lao động nông thôn.

Chi nhánh thuộc Chi nhanh nghiên cứu phát triển động vật bản địa, xóm Gốc Gạo, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương là Chi nhánh tổng hợp, gồm các loại hình chăn nuôi và trồng cỏ, trồng cây ăn quả…Trong những năm qua, Chi nhánh đã củng cố và phát triển tương đối tốt, đặc biệt là lĩnh vực nghiên cứu, tuy nhiên Chi nhánh vẫn đạt được những hiệu quả nhất định, cụ thể:

Bảng 4.9.Tổng hợp hiệu quả kinh tế của mô hình

Đơn vị tính: 1.000 đồng TT Các loại hình SXKD Tổng chi phí Tổng thu Hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh mô hình nông lâm kết hợp tại chi nhánh nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa – công ty cổ phần khai khoáng miền núi, xã tức tranh (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)