Các nghiên cứu tại Việt Nam về việc sử dụng các nguồn vốn, quỹ hỗ trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động giảm nghèo của chương trình cho vay hộ nghèo trên địa bàn huyện nho quan, tỉnh ninh bình (Trang 26 - 35)

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.3.2.Các nghiên cứu tại Việt Nam về việc sử dụng các nguồn vốn, quỹ hỗ trợ

tr gim nghèo

Một số nghiên cứu khác ở Việt Nam như Phạm Vũ Lửa Hạ (2003), Nguyễn Trọng Hoài (2005) cũng khẳng định rằng nguồn vốn và tiếp cận nguồn vốn là điều kiện quan trọng quyết định đến khả năng nâng cao mức sống và thoát khỏi đói nghèo của các hộ nghèo.

Nguồn vốn vi mô cũng được nhiều nghiên cứu khẳng định có vai trò tích cực trong việc giảm nghèo, đặc biệt ở nông thôn. Sudan Jhonson and Ben Rogaly (1997), Hege Gulli (1998), Beatriz Amendaris de Aghion, Jonathan Morduch (2005) khẳng định rằng tài chính vi mô giúp giảm nghèo, đặc biệt là những người nghèo nhất và dễ tổn thương nhất thông qua việc cung cấp nguồn vốn dễ dàng kết hợp với những hướng dẫn về cách thức sử dụng.

Nhờ đó giúp người nghèo tăng cường được vị thế của mình trong xã hội, phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ, kể cả sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập và giảm khả năng dễ tổn thương.

Những người bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ tin rằng nguồn vốn cho người nghèo làm tăng quyền lợi cho phụ nữ bởi vì nó thúc đẩy phát triển đồng thời với việc loại bỏ bất bình đẳng nam nữ,

Nhìn chung, nguồn vốn cho người nghèo được ủng hộ bởi các chuyên gia kinh tế vì nó thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong dài hạn ở các vùng khó khăn.

Vào thời điểm hiện tại, Ngân hàng chính sách xã hội (VBSP) là đơn vị lớn nhất cung cấp tín dụng chính sách, phần còn lại của nguồn vốn tín dụng này được cung cấp với các tổ chức phi chính phủ (NGO) và tài chính vi mô.

Hiện nay VBSP đang cấp 19 chương trình tín dụng cho các đối tượng chính sách, nằm ưu tiên trong số này là các chương trình tín dụng cho người nghèo, cận nghèo, sinh viên nghèo, công trình nước sạch và vệ sinh nông thôn, chương trình cho vay tín dụng cho các hộ kinh doanh tại các vùng khó khăn, nguồn cho vay giải quyết việc làm và nguồn cho vay xuất khẩu lao động nông thôn.... Tổng tỷ trọng của các chương trình này chiếm 85% tín dụng của ngân hàng chính sách.

Nghiêm Hồng Sơn (2006) đã nghiên cứu về sự ảnh hưởng của tài chính vi mô tại Việt Nam. Trong nghiên cứu tác giả đã sử dụng mô hình DEA thông qua khảo sát 46 đề án ở miền bắc và miền trung Việt nam. Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả quy mô của các chương trình tài chính vi mô. Trong nghiên cứu đã sử dụng một số biến như số năm hoạt động, số người tham gia, số người vay, số người trả…. Để xem xét hiệu quả của các chương trình cho vay tín dụng này.

Nguyễn Thanh Hùng và các cộng sự (2015) Đánh giá hiệu quả chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ đối với hộ nghèo tại huyện Trà Cú: Đánh giá từ phía người vay. Trong nghiên cứu tác giả sử dụng hai hồi quy đó là Probit: biến phụ thuộc là 0 đối với trường hợp không vay vốn và 1 nếu là vay vốn. Hồi quy Tobit với biến phụ thuộc là lượng vốn vay mà các hộ nghèo vay vốn. Trong nghiên cứu tác giả đã chỉ ra được các biến tác động đến quyết định vay vốn của các hộ nghèo ( giá trị tài sản của hộ, thu nhập trung bình một năm, tổng diện tích, giới tính, trình độ học vấn, đất có giấy chứng nhận) . Tác giả cũng đã chỉ ra những biến tác động đến số vốn vay ( thu nhập trung bình một năm, chi tiêu trung bình một năm, giới tính của chủ hộ, tuổi của chủ hộ, trình độ học vấn, nghề nghiệp chủ hộ, mục đích vay vốn, số người phụ thuộc, đất có giấy chứng nhận).

Phan Thị Nữ (2010), Đánh giá tác động của tín dụng đối với giảm nghèo ở nông thôn Việt Nam, Nghiên cứu này đánh giá tác động của tín dụng đối với giảm nghèo ở nông thôn Việt Nam dựa trên số liệu điều tra mức sống hộ

gia đình và sử dụng phương án khác biệt trong khác biệt (Difference in difference ) kết hợp với hồi qui OLS. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tín dụng có tác động tích cực lên mức sống của người nghèo thông qua làm tăng thu nhập của các hộ nghèo. Đó là: Khi tác giả sử dụng hồi quy với biến phụ thuộc là thu nhập bình quân đầu người và biến độc lập là số vốn vay, các nhóm hộ…thì với mức ý nghĩa 5%, việc vay vốn làm tăng thu nhập của hộ lên 42,9 nghìn đồng/ người/ tháng. Tiếp theo tác giả đưa thêm các biến khác vào mô hình như quy mô hộ, trình độ giáo dục trung bình, dân tộc, tuổi chủ hộ…Thì với mức ý nghĩa là 5% thì tín dụng có tác động làm tăng thu nhập hộ nghèo lên 39,3 nghìn đồng/người/tháng so với trường hợp không vay vốn.

Tín dụng chính thức mặc dù có giá rẻ nhưng rất khó đến được với người nghèo do những thủ tục rườm rà và khoảng cách xa so với người nghèo. Ngoài ra, nghiên cứu cũng tìm thấy tác động tích cực của giáo dục và đa dạng hóa việc làm đến mức sống của hộ nghèo. Đề tài đã đề xuất một số gợi ý chính sách để cải thiện mức sống cho người nghèo ở nông thôn Việt Nam, bao gồm: Đơn giản hóa thủ tục vay vốn và mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch của Ngân hàng; điều chỉnh lãi suất ở nông thôn; kết hợp cho vay vốn và khuyến nông. Nguyễn Văn Châu (2009), Ảnh hưởng tín dụng ưu đãi Ngân hàng CSXH để giảm tỷ lệ nghèo tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Tác giả đã phỏng vấn trực tiếp 240 hộ nghèo trên địa bàn huyện Vị Xuyên để đánh giá ảnh hưởng của tín dụng Ngân hàng CSXH đến khả năng tiếp cận vốn vay và cải thiện thu nhập của hộ nghèo. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức vay cao nhất của Ngân hàng CSXH là 30 triệu đồng/hộ và thấp nhất là 5 triệu đồng/hộ; 64,7% số vốn vay của Ngân hàng CSXH được đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiêp; tín dụng vay thông qua Ngân hàng CSXH làm tăng thu nhập bình quân 1,0 triệu đồng/người/năm. Nguồn vốn Ngân hàng CSXH đã tạo ra trên 4.000 việc làm và trên 1.500 lao động xuất khẩu trong đó ra nước ngoài gần 361 lao động. Tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao ảnh hưởng tích cực của tín dụng Ngân hàng CSXH đến giảm

nghèo tại huyện Vị Xuyên: Đảm bảo đủ vốn cho các hộ nghèo cần vay vốn sản xuất; Quản lý tốt nguồn vốn ưu đãi hỗ trợ thông qua các dự án; Kết hợp nguồn vốn ưu đãi Ngân hàng CSXH với các Chương trình dự án khác. Báo cáo của Oxfam và AAV (2012) tổng hợp kết quả theo nghèo nông thôn tại mạng lưới các điểm quan trắc giai đoạn 2007-2011cũng cho thấy mức độ giảm nghèo không đồng đều giữa các địa bàn dân cư. Tỷ lệ nghèo theo chuẩn nghèo của Chính phủ tại các vùng dân tộc thiểu số giảm chậm và còn ở mức rất cao. Cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số còn rất khó khăn với những bất lợi đa chiều, điển hình là bất lợi về điều kiện sống (nước sinh hoạt, nhà vệ sinh), tiếp cận thị trường, việc làm phi nông nghiệp và chống đỡ rủi ro. Tỷ lệ hộ làm thuần nông nghiệp còn khá cao, trong khi đây là một tiêu chí nghèo quan trọng theo cảm nhận của người dân. tình trạng “thiếu ăn” vào thời điểm giáp hạt, gặp thiên tai dịch bệnh vẫn là thách thức lớn đối với một bộ phận dân cư ở vùng dân tộc thiểu số. Ngay trong một cộng đồng cũng có nhiều nhóm gặp khó khăn đặc thù, như nhóm nghèo kinh niên, nhóm nghèo tạm thời, nhóm nghèo dễ bị tổn thương, và nhóm cận nghèo hoặc mới thoát nghèo, cần có chính sách hỗ trợ phù hợp với từng nhóm.

1.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu

1.4.1. Đối với nghiên cứu định lượng, các chỉ tiêu gồm:

Hệ số, sai số chuẩn và độ tin cậy của các biến phụ thuộc (thu nhập và chi tiêu của hộ) và các biến độc lập (nguồn vốn cho vay hộ nghèo, các đặc điểm của chủ hộ, của hộ, của vùng)

1.4.2. Đối với các nghiên cứu định tính, các chỉ tiêu gồm:

Những thuận lợi/khó khăn của hộ khi tiếp cận và sử dụng nguồn vốn cho vay hộ nghèo như:

- tài sản thế chấp/tín chấp - kế hoạch sử dụng vốn - trị giá khoản vay - thời hạn vay

- phương thức hoàn trả - lãi suất

- hướng đầu tư

- thị trường tiêu thụ sản phẩm - kỹ năng quản lý tài chính

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đặc điểm địa bàn 2.1.1. Điu kin t nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý

Nho Quan là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Ninh Bình. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 450,527 km2. Dân số năm 2017 là gần 152.577 người, mật độ dân số khoảng 331 người/km2. Phía Bắc giáp huyện Yên Thủy và Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình; phía Tây giáp huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa; phía Đông giáp với các huyện Gia Viễn, Hoa Lư, phía Nam giáp với Thành phố Tam Điệp Tọa độ địa lý của huyện: 20,19 độ vĩ Bắc; 105,4 độ kinh Đông.

Huyện Nho Quan có 27 đơn vị hành chính gồm 01 thị trấn và 26 xã. Các xã của huyện gồm: Phú Sơn, Đồng Phong, Lạng Phong, Văn Phong, Văn Phương, Yên Quang, Cúc Phương, Kỳ Phú, Phú Long, Phú Lộc, Thanh Lạc, Quỳnh Lưu, Quảng Lạc, Sơn Thành, Sơn Hà, Thượng Hòa, Lạc Vân, Thạch Bình, Gia Tường, Gia Sơn, Gia Lâm, Gia Thủy, Xích Thổ, Văn Phú, Đức Long, Sơn Lai và thị trấn Nho Quan.

Nho Quan là cửa ngõ quan trọng của tỉnh trong việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với các tỉnh vùng Tây Bắc, vùng đồng bằng Bắc Bộ và khu IV cũ. Trên địa bàn huyện có nhiều tuyến giao thông quan trọng: Quốc lộ 12B chạy theo hướng Bắc Nam dài khoảng 24 km, quốc lộ 45 dài 9 km và các đường tỉnh lộ 477, 477C, 479, 479B, 479C, 491 chạy qua địa bàn nhiều xã trong huyện. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có mạng lưới sông ngòi khá dày chảy qua giúp cho Nho Quan có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội.

Nho Quan nằm trên địa bàn trung chuyển của các hệ thống tự nhiên ở phía Tây Nam đồng bằng sông Hồng, giáp với đồng bằng sông Mã qua vùng núi Cúc Phương, là vùng cuối cùng của vùng núi Tây Bắc trong khu đệm Hòa Bình, Thanh Hóa. Địa hình của huyện được chia làm 03 nhóm:

- Nhóm đất phù sa: Diện tích 16.657,13 ha, chiếm 36,34% diện tích đất tự nhiên được hình thành do sự bồi đắp của phù sa sông Hoàng Long, sông Bôi. Phân bố tập trung ở các xã Gia Sơn, Gia Tường, Xích Thổ, Gia Sơn, Gia Lâm, Gia Thủy, Đức Long, Lạc Vân, Phú Sơn, Đồng Phong, Lạng Phong...

- Nhóm đất đen kết von nông: Diện tích 3.345,28 ha, phân bổ tập trung ở các xã Thạch Bình, Cúc Phương, Kỳ Phú, Sơn Lai. Đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, tầng đất dầy mỏng tùy thuộc vào từng khu vực cụ thể. Độ dày đất dao động mạnh, độ dốc thay đổi từ 0 - 250. Hàm lượng các chất dinh dưỡng đạm, lân, kali tổng số và dễ tiêu ở mức nghèo và rất nghèo. Diện tích này hiện đang trồng 01 hoặc 02 vụ lúa.

- Nhóm đất xám: Diện tích 8.661,92 ha. Đất có thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt trung bình, tấng đất dày mỏng khác nhau, đất có phản ứng chua. Diện tích này hiện đang trồng 02 vụ lúa, tập trung ở các xã: Xích Thổ, Lạc Vân, Đức Long, Cúc Phương, Kỳ Phú, Phú Long, Phú Lộc, Quảng Lạc.

Nho Quan mang những đặc điểm của tiểu vùng khí hậu đồng bằng Bắc Bộ, đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm và mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình năm là 23,6 độ C. Tổng nhiệt độ trung bình từ 8,5 - 8,6 độ C, tổng lượng mưa trung bình năm từ 1.850 - 1.970 mm (trung bình năm 129 - 161 ngày mưa), lượng mưa tập trung chủ yếu vào 6 tháng mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10), chiếm 80 -85% tổng lượng mưa cả năm, lũ lụt cũng thường xuyên xảy ra trong thời gian này. Do chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nên huyện Nho Quan có độ ẩm không khú tương đối cao, bình quân độ ẩm cả năm từ 84 - 86% chênh lệch về độ ẩm giữa các tháng không nhiều.

Toàn huyện có 05 con sông lớn chảy qua: sông Bôi, Hoàng Long, Rịa, Bến Đang, Đập (sông Na) có nhiệm vụ cung cấp nước ngọt cho sản xuất và

đời sông sinh hoạt của nhân dân trong huyện. Bên cạnh 05 con sông lớn còn có một hệ thống các hồ nước tự nhiên phân bố nhiều nơi trong huyện, đây là nguồn tài nguyên quý giá của huyện, không những đảm bảo cung cấp nước ngọt cho sản xuất và đời sống của nhân dân trong khu vực mà còn là tiềm năng để khai thác phát triển du lịch, nuôi trồng thủy sản.

a. Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên đá vôi: Đá vôi là nguồn tài nguyên khoáng sản lớn nhất của huyện Nho Quan, Ninh Bình. Với những dãy núi đá vôi khá lớn, chạy theo hướng tây bắc – đông nam, qua Nho Quan, diện tích trên 1.000 ha, trữ lượng hàng chục tỷ mét khối đá vôi và hàng chục triệu tấn đôlômít. Đây là nguồn nguyên liệu lớn để sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng và một số hóa chất khác.

Tài nguyên than bùn: Trữ lượng khoảng trên 2 triệu tấn, phân bố ở các xã Gia Sơn, Sơn Hà (Nho Quan), có thể sử dụng để sản xuất phân vi sinh, phục vụ sản xuất nông nghiệp.

b. Tài nguyên nước

Tài nguyên nước khoáng: Nước khoáng Cúc Phương Nho Quan chất lượng tốt, tập trung chủ yếu ở xã Cúc Phương có thể khai thác phục vụ sinh hoạt và du lịch với trữ lượng lớn. Nước khoáng Cúc Phương có thành phần Magiêbicarbonat cao, sử dụng chế phẩm nước giải khát và chữa bệnh.

Bên cạnh đó còn có 05 con sông lớn và có một hệ thống các hồ nước tự nhiên phân bố nhiều nơi trong huyện, đây là nguồn tài nguyên quý giá của huyện, không những đảm bảo cung cấp nước ngọt cho sản xuất và đời sống của nhân dân trong khu vực mà còn là tiềm năng để khai thác phát triển du lịch, nuôi trồng thủy sản.

2.1.2. Tình hình kinh tế, xã hi

2.1.2.1. Tình hình kinh tế

(Nguồn: Cổng thông tin điện tử huyện Nho Quan)

Chú thích: NLTS: Nông, lâm, thuỷ sản; CN, TTCN, XDCB: Công nghiệp, tiểu

thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản; TM, DV: Thương mại, dịch vụ.

Cơ cấu kinh tế của huyện năm 2018 khá đồng đều giữa ba nhóm ngành. - Giá trị sản xuất các ngành kinh tế

Giá trị sản xuất của huyện tăng hàng năm trong giai đoạn nghiên cứu. Cụ thể, giá trị sản xuất của huyện năm 2016 ở mức trên 5,200 tỷ đồng, tăng khoảng 10% trong năm 2017 và lên mức gần 13% năm 2018.

2.1.2.2. Tình hình xã hội

(Nguồn: Cổng thông tin điện tử huyện Nho Quan)

Tốc độ tăng dân số của huyện khoảng 10%/ năm trong giai đoạn nghiên cứu. Lực lượng lao động chiếm khoảng trên 40 đến 50% tổng dân số của huyện trong giai đoạn 2016-2018.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động giảm nghèo của chương trình cho vay hộ nghèo trên địa bàn huyện nho quan, tỉnh ninh bình (Trang 26 - 35)