Xuất tăng trị giá khoản vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động giảm nghèo của chương trình cho vay hộ nghèo trên địa bàn huyện nho quan, tỉnh ninh bình (Trang 56)

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.3.1.xuất tăng trị giá khoản vay

Hình 3.10: Đề xuất giải pháp tăng giá trị khoản vay (%/tổng số hộđiều tra).

Chú thích: Điểm 1 thể hiện mức độ quan trọng cao nhất. Nguồn: Thiết kế của tác giả dựa trên số liệu điều tra.

Có đến trên 80% số hộ đối tượng được điều tra cho rằng việc tăng giá trị khoản vay là một trong những giải pháp quan trọng hoặc rất quan trọng. Trong khi đó, chỉ có chưa đến 0.5% cho rằng đây là giải pháp ít quan trọng.

Hình 3.11: Đề xuất mở rộng mục đích cho vay (%/tổng số hộđiều tra).

Chú thích: Điểm 1 thể hiện mức độ quan trọng cao nhất. Nguồn: Thiết kế của tác giả dựa trên số liệu điều tra.

Có đến trên 21% cho rằng nên mở rộng mục đích cho vay so với các mục đích hiện tại do quá trình phát triển của kinh tế - xã hội và họ cho rằng đây là những giải pháp rất quan trọng. Trên 45% cho rằng giải pháp này là quan trọng và chỉ có chưa đến 2% cho rằng giải pháp này là không quan trọng.

Hình 3.12: Đề xuất tăng thời hạn cho vay (%/tổng số hộđiều tra).

Chú thích: Điểm 1 thể hiện mức độ quan trọng cao nhất. Nguồn: Thiết kế của tác giả dựa trên số liệu điều tra.

Gần 32% cho rằng tăng thời hạn cho vay là một giải pháp quan trọng, gần 16% cho rằng nó quan trọng. Chỉ có trên 5% cho rằng giải pháp này không quan trọng.

3.3.4. Đề xut gim lãi sut cho vay

Nguồn: Thiết kế của tác giả dựa trên số liệu điều tra.

Trên 33% số ý kiến cho rằng việc giảm lãi suất cho vay hơn nữa so với hiện tại là một trong những giải pháp rất quan trọng, trên 16% cho rằng đề xuất này là quan trọng. Trong khi đó, chưa đến 5% cho rằng giải pháp này không quan trọng.

3.3.5. Đề xut điu chnh cơ chế tr tin

Hình 3.14: Đề xuất điều chỉnh cơ chế trả tiền (%/tổng số hộđiều tra).

Chú thích: Điểm 1 thể hiện mức độ quan trọng cao nhất. Nguồn: Thiết kế của tác giả dựa trên số liệu điều tra.

Dù nhiều ý kiến cho rằng cơ chế trả tiền hiện nay chưa phù hợp nhưng khi chúng tôi nghiên cứu tầm quan trọng của giải pháp này thì dường như nó không quan trọng. Bằng chứng là có đến trên 41% cho rằng nó không quan trọng.

Hình 3.15: Đề xuất tư vấn đầu tư (%/tổng số hộđiều tra).

Chú thích: Điểm 1 thể hiện mức độ quan trọng cao nhất. Nguồn: Thiết kế của tác giả dựa trên số liệu điều tra.

Trên 35% số ý kiến cho rằng ngoài việc cho vay, tư vấn hướng đầu tư cũng quan trọng không kém, hay nói khác đi là rất quan trọng, trên 11% cho rằng giải pháp này là cần thiết. Dưới 10% cho rằng nó không quan trọng.

3.3.7. Đề xut h tr, tư vn tìm kiếm th trường tiêu th sn phm

Hình 3.16: Đề xuất hỗ trợ, tư vấn tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm (%/tổng số hộđiều tra).

Nguồn: Thiết kế của tác giả dựa trên số liệu điều tra.

Trên 10% cho rằng việc được hỗ trợ, tư vấn tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm là không thể thiếu được, gần 31% cho rằng giải pháp này là quan trọng. Trong khi đó, có khoảng gần 11% cho rằng đây không phải là giải pháp chính.

3.3.8. Đề xut tư vn, tp hun k năng qun lý tài chính

Hình 3.17: Đề xuất tư vấn, tập huấn kỹ năng quản lý tài chính (%/tổng số hộđiều tra).

Chú thích: Điểm 1 thể hiện mức độ quan trọng cao nhất. Nguồn: Thiết kế của tác giả dựa trên số liệu điều tra.

Cũng như đề xuất điều chỉnh cơ chế trả nợ, giải pháp tư vấn, tập huấn kỹ năng quản lý tài chính dường như không được đánh giá cao. Bằng chứng là có gần 30% cho rằng nó rất không quan trọng và gần 16% cho rằng không quan trọng.

Nguồn vốn cho vay hộ nghèo của NH CSXH trên địa bàn huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình

Dựa trên các kết quả đã nghiên cứu ở trên, một số giải pháp sau được đề xuất để các bên liên quan cân nhắc.

- Tăng giá trị khoản vay so với mức hiện tại do tình hình kinh tế - xã hội đã thay đổi. Ngoài ra, với mức vay cao nhất ở thời điểm hiện tại là 100 triệu VNĐ, các ràng buộc cần được xem xét một cách linh hoạt tuỳ thuộc vào tình huống. Mức cụ thể nên căn cứ vào từng đối tượng và tình huống và cần có một nghiên cứu chuyên biệt. Ví dụ, ngân hàng và các bên liên quan có thể xem xét đến tính khả thi của phương án sản xuất để cho vay, giá trị tài sản ngoài đất thổ cư của các cá nhân làm thế chấp hoặc các hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp để cho vay, tổ chức để cho vay một cách linh hoạt.

- Điều chỉnh thời hạn cho vay cho phù hợp với từng đối tượng vay, mục đích sử dụng và tình hình kinh tế - xã hội cụ thể. Cụ thể, những đối tượng sản xuất có chu kỳ dài (cây lâu năm, chăn nuôi đại gia súc và các khoản đầu tư dài hạn khác) cần được cho vay với chu kỳ dài hơn và ngược lại.

- Mặc dù số ý kiến cho rằng nên giảm hơn nữa lãi suất cho vay, nhưng so với các gói vay giảm nghèo khác và so với các tổ chức tài chính vi mô, lãi suất này là khá phù hợp. Có chăng chỉ nên cân nhắc khoanh/giãn nợ đối với các đối tượng có hoàn cảnh, trong những tình huống đặc biệt, ví dụ như các khách hàng chịu tác động của dịch COVID 19.

- Để nâng cao tính bền vững của nguồn vốn này, ngoài việc cho vay, NH CSXH cần phối/kết hợp với các bên liên quan để tập huấn kỹ năng đầu tư, tư vấn hướng đầu tư cho khách hàng của mình. Có thể xem đây là một trong những tiêu chí quyết định có cho vay hay không. Cụ thể, những khách hàng nào đã tham gia đầy đủ các khoá tập huấn, có chứng chỉ sẽ được xem xét cho vay với một quy trình đơn giản hơn và ngược lại.

để tiêu thụ sản phẩm là rất cần thiết để đảm bảo tính bền vững của nguồn vốn này. Các bên liên quan có thể gồm ngân hàng, nhà nước, các cơ quan nghiên cứu, các bên cung cấp dịch vụ tập huấn, tư vấn, ví dụ như các trung tập dịch vụ nông nghiệp (Trung tâm khuyến nông cũ).

1. Kết luận

Mục đích của nghiên cứu này để đánh giá tác động của Nguồn vốn cho vay hộ nghèo của VBSP đến giảm nghèo. Kết quả cho thấy nguồn vốn này giúp hộ cải thiện thu nhập nhưng không giúp hộ cải thiện chi tiêu. Cụ thể, cứ mỗi 1% tăng lên trong trị giá khoản vay giúp hộ tăng thu nhập lên khoảng 69%, với mức ý nghĩa là 99%. Tuy nhiên, tác động của các biến số khác đại diện cho nguồn vốn này như thời gian vay đến thu nhập và chi tiêu của hộ không có ý nghĩa thống kê, dù hướng tác động đúng như kỳ vọng. Đúng như kỳ vọng, số lao động của hộ giúp hộ cải thiện thu nhập của hộ và tác động này có ý nghĩa thống kê cao. Bên cạnh đó, các biến cố bất lợi làm giảm thu nhập và tăng chi tiêu của hộ. Ảnh hưởng này có ý nghĩa thống kê cao. Kết quả cũng chỉ ra rằng thu nhập là một trong những căn cứ chính giúp hộ cải thiện chi tiêu.

Nghiên cứu định tính cho thấy việc tăng giá trị khoản vay, thời hạn cho vay kết hợp với tập huấn, tư vấn hướng đầu tư và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm được cho là những đề xuất có tính quan trọng cao và nhận được sự đồng thuận của đông đảo số người được phỏng vấn.

2. Kiến nghị

- Kiến nghị đối với Nhà nước/chính phủ: Cần tạo cơ chế linh hoạt hơn nữa để NH CSXH có thể linh hoạt tăng giá trị khoản vay, tăng thời hạn cho vay. Cung cấp các dịch vụ đào tạo, tập huấn và tư vấn trong lĩnh vực sử dụng vốn, tìm kiếm thông tin thị trường cho các đối tượng sử dụng nguồn vốn này.

- Kiến nghị đối với NH CSXH: Linh hoạt tăng giá trị khoản vay và thời gian cho vay phù hợp với đối tượng cho vay và mục đích sử dụng. Phối kết hợp với các cơ quan, ban ngành liên quan để cung cấp các dịch vụ đào tạo, tập huấn và tư vấn trong lĩnh vực sử dụng vốn, tìm kiếm thông tin thị trường, lập kế hoạch đầu tư cho khách hàng.

quan, ban ngành liên quan để tổ chức, cung cấp các dịch vụ đào tạo, tập huấn và tư vấn trong lĩnh vực sử dụng vốn, tìm kiếm thông tin thị trường, lập kế hoạch đầu tư cho người vay trên địa bàn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Hoàng Anh (2000), “Tín dụng ngân hàng phục vụ đối tượng chính sách và các chương trình kinh tế của Chính phủ: Những tồn tại và kiến nghị tháo gỡ”, Tạp chí Ngân hàng số 4.

2. Đặng Nguyên Anh (2015), Nghèo đa chiều ở Việt Nam: Một số vấn đề chính sách và thực tiễn, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam.

3. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2015), Đề án tổng thể Chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều dựa vào thu nhập sang đa chiều, áp dụng trong giai đoạn 2016-2020.

4. Nguyễn Văn Châu (2009), Ảnh hưởng tín dụng ưu đãi NHCSXH đế giảm tỷ lệ nghèo tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Thái Nguyên.

5. Chính phủ (2010), Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng và phát triển nông nghiệp nông thôn. 6. Chính phủ (2015), Dự thảo Quyết định về việc ban hành các tiêu chí và

mức chuẩn nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020.

7. Nguyễn Bích Đào (2008), “Vai trò của tín dụng đối với sự phát triển kinh tế nông thôn”, Tạp chí Kinh tế và Quản lý, số tháng 7/2008, trang 30-32. 8. Nguyễn Trọng Hoài (2005), Nghiên cứu ứng dụng các mô hình kinh tế

lượng phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói và đề xuất giải pháp xóa đói giảm nghèo ở Đông Nam Bộ, Đề tài Khoa học và Công nghệ cấp Bộ, Trường Đại học Kinh tế TP. HCM.

9. Nguyễn Thanh Hùng và cộng sự (2015), Đánh giá hiệu quả chương trình tín dụng ưu đãi của chính phủ đối với hộ nghèo tại huyện Trà Cú: Đánh giá từ phía người vay, Tạp chí khoa học Trường Đại học An Giang, số 6(2) - 2015, tr.95-104.

quốc tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.

11. Liên Hợp Quốc (2008), Tuyên bố Liên Hợp quốc, tháng 6/2008.

12. Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Định Hóa (2017, 2018, 2019), Báo cáo tính hình vay vốn của các hộ nghèo trên địa bàn huyện Định Hóa tại ngân hàng CSXH năm 2016, 2017, 2018

13. OXFAM, ActionAid (2010), Báo cáo tổng hợp vòng 3 năm 2010: Theo dõi nghèo đô thị theo phương pháp cùng tham gia.

14. Quốc Hội. 2014. Nghị quyết số 76/2014/QH13: Đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020.

15. Nguyễn Ngọc Sơn (2012), Chính sách giảm nghèo ở nước ta hiện nay: Thực trạng và định hướng hoàn thiện. Tạp chí Kinh tế và Phát triển. Số 181: 19- 26.

16. Nguyễn Xuân Thành (2006), “Phân tích tác động của chính sách công: Phương pháp ước lượng khác biệt trong khác biệt”, Bài giảng môn Thẩm định dự án Đầu tư công, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, TP. HCM.

19. Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia (2014), Hướng tiếp cận mới trong đánh giá đói nghèo ở Việt Nam.

20. Văn Phòng Chính Phủ, Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc, Viện Phát triển Kinh tế Ngân hàng Thế giới (1997), Xóa đói giảm nghèo, Tài liệu Đào tạo Quản lý Kinh tế, NXB Hà Nội.

21. WB (2004), Báo cáo phát triển thế giới 2004: Cải thiện dịch vụ để phục vụ người nghèo, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Tài liu nước ngoài

1. Ashraf N, Karlan D, Yin W (2006a). Household decision making and savings impacts: further evidence from a commitment savings product in

(accessed December 2012).

2. DFID (2004). The Importance of financial sector development for growt and poverty reduction. London: DFID.

3. Duvendack M, Palmer-Jones R, Copestake JG, Hooper L, Loke Y, Rao N (2011). What is the evidence of the impact of microfinance on the well- being of poor people?. London: EPPI-Centre, Social Science Research Unit, Institute of Education, University of London.165

4. Duong H A và Nghiem H S (2014). Effects of Microfinance on Poverty Reduction In Vietnam: A Pseudo-Panel Data Analysis. Journal of Accounting, Finance and Economics Vol. 4. No. 2. December 2014. Pp. 58 – 67.

5. Donald Ikenna, Ofoegbu (2013). Rural Poverty in Nigeria. The Role of Microfinancing. International Journal of Economic Practices and Theories, Vol. No. 3, 2013 (July), e-ISSN 2247–7225.

6. Fernando NA (2007). Low-income households’ access to financial services international experience, measures for improvement, and the future. EARD

Special Studies, Asian Development Bank,

www.adb.org/Documents/Books/LowIncome-Households/low-incom household.pdf (accessed 18 December 2011).

7. Hill R C, William E. Griffiths, Guay C. Lim (2011). Principles of Econometrics. John Wiley & Sons, Inc.

8. Imai K S, Gaiha R, Thapa and Annim S K (2002). Microfinance and Poverty - A Macro Perspective. World Development Vol. 40, No. 8, pp. 1675– 1689.

9. Khandker S R (2005). Microfinance and Poverty: Evidence Using Panel Data from Bangladesh. The World Bank Economic Review Advance Access published September 8, 2005.

institutions: providing full financial services to the poor. Washington, DC: The World Bank.

11. Ledgerwood J, Earne J, Nelson C (2013). The new microfinance handbook. Washington, DC: The World Bank.

12. Legerwood J (1999). Sustainable banking with the poor. The World Bank

13. Levine R (2005). Finance and growth: theory and evidence, in Aghion Durlauf SN (eds). Handbook of economic growth, Kidlington: Elsevier. 14. Liverpool LSO and Winter-Nelson A (2010), Poverty Status and the

Impact of Formal Credit on Technology Use and Wellbeing among Ethiopian Smallholders. World Development Vol. 38, No. 4, pp. 541–554, 2010.

15. Matin I, Hulme D (2003). Programmes for the poorest: learning from the IGVGD programme in Bangladesh. World Development, Vol. 31, No. 3, pp. 647-665.

16. Mark M. Pitt, Shahidur R. Khandker, Signe-Mary Mckernan và M. Abdul Latif (1999). Credit programs for the poor and reproductive behavior in low-income countries: are the reported causal relationships the result of heterogeneity bias. Demography, Volume 36-Number 1, February 1999: 1-21.

17. Moduch J and Haley B (2002). Analysis of the Effects of Microfinance on Poverty Reduction. NYU Wagner Working Paper No. 1014

18. Mosley P (2001). Microfinance and poverty in Bolivia. Journal of Development Studies, 37(4), 101–132.

19. Nguyen HC (2007). Determinants of credit participation and its impact on household consumption: evidence from rural Vietnam, Edinburgh: Centre for Economic Reform and Transformation, Heriot Watt University,

2011).

20. Okezie A. Ihugba, Bankoli Bankong, N. C. Ebomuche (2014). The Impact of Nigeria Microfinance Banks on Poverty Reduction: Imo State Experience. International Letters of Social and Humanistic Sciences Vol. 16 (2014) pp 92-113.167

21. Pande R, Cole S, Sivasankaran A, Bastian G, Durlacher K (2012). Does poor people’s access to formal banking services raise their incomes? EPPI- Centre, Social Science Research Unit, Institute of Education, University of London.

22. Richard H, Adams JR and John Page (2005). Do International Migration and Remittances Reduce Poverty in Developing Countries?. World Development Vol. 33, No. 10, pp. 1645–1669.

Phụ lục 1

Phiếu Điều Tra Kinh Tế Hộ Gia Đình

Tên tôi là: Đinh Thị Thanh Nga

Hiện tôi đang công tác tại: Hội Nông dân xã Gia Lâm, huyện Nho Quan, tỉnh

Ninh Bình

Tôi đang theo học chương trình thạc sỹ kinh tế tại Trường Đại học Nông Lâm

và đang tiến hành một nghiên cứu có tên gọi “Đánh giá tác động giảm nghèo

của nguồn vốn cho vay hộ nghèo từ ngân hàng Chính sách xã hội huyện Nho

Quan, tỉnh Ninh Bình”. Mục đích của nghiên cứu là đánh giá tác động giảm

nghèo của nguồn vốn này và từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm sử dụng

nguồn vốn này tốt hơn trong công tác giảm nghèo.

Để có dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu này tôi rất mong gia đình chia sẻ một

số thông tin như sau. Mọi thông tin do gia đình cung cấp sẽ chỉđược phục vụ

cho nghiên cứu này. Các thông tin cá nhân sẽ không được tiết lộ cho bất cứ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động giảm nghèo của chương trình cho vay hộ nghèo trên địa bàn huyện nho quan, tỉnh ninh bình (Trang 56)