Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động giảm nghèo của chương trình cho vay hộ nghèo trên địa bàn huyện nho quan, tỉnh ninh bình (Trang 35 - 41)

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.3.1.Phương pháp thu thập số liệu

2.3.1.1. Số liệu thứ cấp

Đề tài thu thập các số liệu liên quan đến các đối tượng nghiên cứu giai đoạn 2017-2019 đã được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng. Những số liệu này sẽ được dùng để phục vụ cho các nội dung nghiên cứu số 1

và 4.

2.3.1.2. Số liệu sơ cấp

- Đề tài đã thu thập số liệu sơ cấp thông qua các cuộc phỏng vấn có cấu trúc và phiếu điều tra với 300 hộ gia đình đã và đang vay vốn thuộc diện nghèo và cận nghèo từ Chương trình cho vay hộ nghèo. Số liệu này được dùng để xây dựng một bộ số liệu chuỗi nhằm phục vụ cho nội dung nghiên cứu số 2. Dữ liệu được thu thập tại một thị trấn và hai xã (đại diện cho ba vùng địa lý - kinh tế) trên địa bàn huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Thời gian thu thập số liệu là giai đoạn 2016-2018. Ba vùng nghiên cứu gồm thị trấn Nho Quan, xã Thạch Bình và xã Sơn Thành. Nho Quan đại diện cho khu vực trung tâm huyện, có các điều kiện kinh tế, xã hội và cơ sở hạ tầng tốt hơn cũng như khả năng tiếp cận với VBSP tốt hơn. Trong khi đó, xã Thạch Bình đại diện cho khu vực vùng núi, vùng sâu, xa của huyện và xã Sơn Thành đại diện cho vùng thấp, trũng của huyện. Hai xã này có cơ sở hạ tầng và khả năng tiếp cận với VBSP kém hơn thị trấn Nho Quan. Do các nguồn lực có hạn, tại mỗi vùng nghiên cứu chỉ có 100 hộ được chọn ngẫu nhiên từ danh sách do cán bộ địa phương và VBSP cung cấp. Tổng số quan sát của nghiên cứu này là 900. Các cuộc phỏng vấn thu thập số liệu sơ cấp diễn ra trong đầu năm 2019.

- Các cuộc phỏng vấn sâu được thực hiện với khoảng 20 hộ gia đình đã và đang vay nguồn vốn này, 10 nhân viên NH CSXH, 10 cán bộ địa phương và đại diện các tổ chức chính trị, xã hội và 10 chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và kinh tế. Số liệu này phục vụ cho nội dung nghiên cứu số 3 và 4.

2.3.2. Phương pháp nghiên cu

Để thực hiện được các nội dung nghiên cứu và đạt được các mục tiêu nghiên cứu, đề tài áp dụng hai phương pháp sau:

2.3.2.1. Phương pháp định lượng

Để đánh giá tác động của Chương trình cho vay hộ nghèo, đề tài sử dụng phương pháp hồi quy đa biến “tác động tĩnh” (FE – Fixed-effects) hoặc “tác

động ngẫu nhiên” (RE – Random-effects). Quyết định sử dụng FE hoặc RE tuỳ thuộc vào kết quả của các kiểm định.

Có nhiều lựa chọn đối với dữ liệu bảng, trong số đó tác động cố định và tác động ngẫu nhiên là hai ứng viên phù hợp hơn cả trong bối cảnh của nghiên cứu này do phương pháp Instrumental Variable rất khó áp dụng vì việc tìm ra một biến đại diện tốt chưa bao giờ là dễ dàng cả. Do kết quả kiểm định Hausman test cho thấy Prob>chi2 = 0.000, nghiên cứu này sử dụng phương pháp tác động cố định với mô hình hồi quy đa biến sau để đánh giá tác động của nguồn vốn cho vay hộ nghèo của VBSP đến giảm nghèo được mô tả như sau:

Trong đó:

- Yit đại diện cho các chỉ tiêu đánh giá tình trạng nghèo của hộ thứ i (đại diện bởi thu nhập và chi tiêu của hộ) như thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người/năm (FE/RE), tình trạng nghèo của hộ (Tobit, các biến thu nhập, chi tiêu và các tiêu chí để đánh giá nghèo đa chiều sẽ được bổ sung vào vế phải mô hình) tại năm t. Dù khái niệm nghèo này đã được đo lường bằng những chỉ tiêu đa chiều, nhưng do những hạn chế về các nguồn tài nguyên nên nghiên cứu này chỉ sử dụng thu nhập và chi tiêu đại diện cho tình trạng nghèo của hộ. Những hộ có thu nhập và mức chi tiêu cao được kỳ vọng là ít có khả năng bị nghèo.

- X1it là một tập hợp các chỉ tiêu đại diện cho Chương trình vay vốn hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội tại điểm giao dịch i ở năm t như giá trị mỗi khoản vay, thời gian và mục đích vay số lượng các khoản vay/năm và lãi suất vay của hộ thứ i ở năm t. Giá trị khoản vay càng lớn và thời gian vay được kỳ vọng sẽ giúp hộ tăng thu nhập và chi tiêu.

- X2it là một tập hợp những đặc điểm của chủ hộ thứ i ở năm t như các chỉ tiêu đại diện cho chủ hộ như tuổi, dân tộc, giới tính và trình độ học vấn của hộ thứ i ở năm t. Chủ hộ là nam giới có thể sẽ giúp hộ tăng thu nhập và

chi tiêu cao hơn chủ hộ là nữ. Bên cạnh đó, trình độ văn hóa của chủ hộ càng cao sẽ giúp chủ hộ nâng cao thu nhập và chi tiêu hơn chủ hộ có trình độ văn hóa thấp.

- X3it là một tập hợp các chỉ tiêu đại diện cho hộ như số nhân khẩu, lao động, các cú sốc của hộ thứ i tại năm t; khoảng cách từ hộ đến chi nhánh ngân hàng gần nhất, đến đường nhựa hoặc bê tông gần nhất, đến chợ gần nhất và số những biến cố bất lợi mà hộ trải qua. Hộ có lao động cao hơn được kỳ vọng sẽ tạo ra thu nhập cao hơn, nhưng cũng chi tiêu nhiều hơn. Rõ ràng là hộ có thu nhập cao sẽ có điều kiện chi tiêu nhiều hơn. Hộ càng xa ngân hàng càng làm tăng chi phí vay vốn, hộ càng xa chợ hoặc đường nhựa, đường bê tông sẽ càng làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh và vì vậy sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của hộ. Số biến cố bất lợi càng nhiều sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập của hộ và bắt hộ phải chi tiêu nhiều hơn.

- X4it là một tập hợp các chỉ tiêu đại diện cho địa phương nơi hội i cư trú như xã/khu vực nghiên cứu có phải là vùng thuộc các chương trình 30A/135 (1 = 30A/135, và ngược lại) ở năm t. Biến này nhận giá trị là một nếu xã thuộc chương trình 30A hoặc 135, hộ thuộc xã nghèo sẽ có xác suất bị nghèo cao hơn.

- X5it là tập hợp những yếu tố không thể quan sát được của chủ hộ, hộ, khu vực i trong năm t như khả năng kinh doanh, khả năng và thái độ chấp nhận rủi ro trong sản xuất kinh doanh. Những chủ hộ có tố chất và khả năng kinh doanh cao hoặc chấp nhận rủi ro sẽ có cơ hội cải thiện thu nhập và chi tiêu của hộ cao hơn.

Mô hình hồi quy đa biến cho phép đánh giá, kiểm soát tác động của nhiều yếu tố (biến độc lập) đồng thời đến biến quan tâm (biến phụ thuộc), điều này là rất quan trọng trong việc kiểm định các giả thuyết kinh tế là đánh giá tác động của chính sách khi người làm nghiên cứu bị phụ thuộc vào dữ liệu phi thí nghiệm. Do những mô hình hồi quy đa biến có thể chứa nhiều biến giải thích mà có tương quan với nhau, các nhà nghiên cứu có thể tìm

thấy nguyên nhân trong khi các mô hình hồi quy đơn không thể và có thể gây ra những hiểu lầm. Hiểu một cách đơn giản, nếu nhiều biến độc lập (giải thích) hữu dụng được đưa vào mô hình thì những biến động của biến phụ thuộc càng được giải thích cụ thể. Vì vậy, hồi quy đa biến có thể được sử dụng để xây dựng các mô hình tốt hơn nhằm dự báo biến phụ thuộc. Một ưu điểm nữa của hồi quy đa biến là nó có thể tích hợp các mối quan hệ có chức năng tổng quát trong khi hồi quy đơn không thể. Tóm lại, hồi quy đa biến có tính linh hoạt cao hơn hồi quy đơn (Wooldridge, 2012).

Lợi thế dễ thấy nhất của phương pháp Bình phương tối thiểu (Ordinary Least Squares - OLS) là sự đơn giản và dễ áp dụng. Tuy nhiên, nó yêu cầu một số giả định như kỳ vọng hoặc trung bình số học của các sai số bằng không (Zero Conditional Mean) và phương sai không đổi (Homoskedasticity). Ngoài ra, kết quả của OLS có thể sai lệch do mô hình chứa những biến không liên quan hoặc bị thiếu những biến liên quan. Hơn nữa, khi sử dụng OLS vấn đề đa cộng tuyến cũng cần được xem xét cẩn thận (Baltagi, 2011; Verbeek, 2004). Những thách thức này có thể được giải quyết nếu sử dụng các phương pháp tinh xảo hơn như khác biệt trong khác biệt (Difference-in-Difference) hoặc tác động cố định. Do tính phổ biến và những ưu thế của phương pháp tác động cố định, nghiên cứu này áp dụng phương pháp tác động cố định. Các yếu tố (biến số) không đổi theo thời gian (như giới tính của chủ hộ) có thể có tác động đến tình trạng nghèo của hộ. Tuy nhiên, nếu đưa các biến số này vào mô hình tác động cố định (mô hình 2) chúng sẽ bị triệt tiêu (loại). Vì thế các biến số này được đưa vào mô hình Bình phương tối thiểu dạng gộp – Pooled Least Squares (mô hình 1) để kiểm chứng và kết quả của mô hình này được trình bày song song với kết quả của mô hình 2.

2.3.2.2. Phương pháp định tính

Để có căn cứ đề xuất một số giải pháp tăng khả năng tiếp cận và sử dụng nguồn vốn này, nhóm tác giả tiến hành các nghiên cứu định tính. Cụ thể, các cuộc phỏng vấn sâu đã được tiến hành với các bên liên quan, gồm người vay,

cán bộ NH CSXH, cán bộ địa phương cùng với việc tham vấn các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và kinh tế để xác định những thuận lợi và khó khăn trong quá trình tiếp cận và sử dụng nguồn vốn này. Cũng thông qua các cuộc phỏng vấn này, những đề xuất nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cũng được tham vấn. Từ đây, các nhóm giải pháp được đề xuất căn cứ trên tính khoa học và khả thi.

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động giảm nghèo của chương trình cho vay hộ nghèo trên địa bàn huyện nho quan, tỉnh ninh bình (Trang 35 - 41)