Giá trị của disản tín ngưỡng Thờ cúng HùngVương

Một phần của tài liệu Bảo vệ và phát huy giá trị di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan ở Phú Thọ. (Trang 71)

Thờ cúng Hùng Vương là nghi lễ dân gian mang tính quốc gia ở Việt Nam. “Trong gia tộc, người Việt nam và một số dân tộc thiểu số ở Việt nam thờ cúng ông tổ của gia đình, dòng họ, trong cộng đồng, Người Việt thờ cúng Hùng Vương như là ông Tổ khai sinh của dân tộc - đất nước” [14]. Đối với cộng đồng, Hùng Vương còn là ông Tổ nghề nông, có công dạy dân cày ruộng, cấy lúa, là thánh vương ban linh khí cho đất đai, vạn vật, con người sinh sôi nảy nở, mùa màng bội thu. Sinh hoạt tín ngưỡng này là sợi dây tình cảm, tinh thần gắn kết gia đình, dòng họ, làng xóm, quốc gia, dân tộc. Hàng năm, hàng triệu lượt người hành hương về núi thiêng Nghĩa Lĩnh để tưởng nhớ Hùng Vương, nhớ ơn công lao Tổ tiên đã có công dựng nước và giữ nước, cầu mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, cầu may mắn, sức khỏe cho bản thân và gia đình. Những cuộc hành hương về quá khứ, giao tiếp với tổ tiên của quốc gia và gia đình là những hình thức kết nối sức mạnh của tổ

tiên như là phương thức gặp gỡ và vượt qua thách thức của cuộc sống hiện tại. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương có từ xã xưa, trở thành tập quán được trao truyền từ đời này sang đời khác đã trở thành một bản sắc văn hóa của cộng đồng với triết lý Con người có tổ có tông. “Thờ cúng Hùng Vương có một tầm quan trọng trong tâm thức của người Việt, khẳng định người Việt có chung một thủy tổ, nguồn gốc đó là sợi chỉ đỏ tạo nên truyền thống đoàn kết thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Thờ cúng Hùng Vương, thờ cúng thủy tổ của dân tộc - đất nước trở thành một biểu tượng văn hóa - tín ngưỡng kết nối giữ quá khứ với hiện tại, có tác dụng vun đắp tình cảm với gia đình, làng xã, đất nước” [14]. Những ý nghĩa sâu sắc này vẫn hiển hiện đậm nét và đang được phát huy trong đời sống cộng đồng hôm nay.

Giá trị đạo lý truyền thống: Ở Việt Nam trong mỗi gia đình đều có bàn thờ tổ tiên được đặt ở nơi trang trọng nhất, ở góc độ làng xã là thờ thành hoàng làng, ở góc độ quốc gia dân tộc đó là thờ Vua tổ của một nước - Hùng Vương. Thờ cúng tổ tiên là một nét văn hoá của người Việt, đó là sự tưởng nhớ, tôn thờ những người có công sinhthành, nuôi dưỡng những người có công với dân với nước. Thờ phụng các vua Hùng và những vị anh hùng có công với dân với nước là sự thể hiện lòng hiếu thảo, sự biết ơn, tôn kính công đức của các bậc tiền nhân, là cơ sở hình thành lòng nhân ái, tính cộng đồng. Quá trình ý thức về tổ tiên và các vua Hùng và những người có công với dân với nước sẽ mang lại giá trị nhân văn sâu sắc, nó khởi phát mối thiện tâm trong mỗi con người, trong cộng đồng xã hội, nó nhắc nhở con người hành động theo chuẩn mực nhất định và củng cố niềm tin vào sự chứng giám, kỳ vọng của tổ tiên - các vua Hùng.

trọng sùng bái công lao to lớn của các vua Hùng. Công đức các vua Hùng được lưu truyền từ đời này qua đời khác, được cộng đồng tôn thờ, biết ơn là biểu tượng của anh hùng lập nước. Có thể coi đây là cội nguồn của tinh thần yêu nước của dân tộc Việt. Ý thức về các vua Hùng cũng chính là ý thức về cội nguồn dân tộc, đất nước từ đó hình thành tinh thần tự cường dân tộc, ý thức độc lập tự chủ. Dân tộc ta trải qua thăng trầm của bao cuộc chiến tranh nhưng lòng yêu nước, ý thức độc lập tự chủ được các thế hệ người Việt tiếp nối nhau chưa bao giờ tắt, tạo nên một giá trị đặc trưng nổi bật trong hệ thống giá trị đạo đức của người Việt. Ngay từ năm 40 -43 sau Công nguyên trong cuộc chiến tranh xâm lược, Hai Bà Trưng đã đọc lời thề Sông Hát trước khi xung trận:

Một, xin rửa sạch quốc thù Hai, xin dấy lại nghiệp xưa họ Hùng.

Giá trị tinh thần yêu nước, tinh thần tự cường dân tộc được khởi nguồn từ sự khai sinh lập nước của các vua Hùng được các thế hệ người Việt gìn giữ, tiếp nối và khẳng định như trong bài thơ thần của Lý Thường Kiệt: Sông núi nước Nam, vua Nam ở đến thời đại Hồ Chí Minh với câu nói bất hủ:

Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.

Dựng nước và giữ nước là chủ đề xuyên suốt tiến trình lịch sử của dân tộc mà cho tới hôm nay các thế hệ người Việt vẫn đang tiếp nối sự nghiệp của các vua Hùng trong thời đại mới.

Giá trị cố kết cộng đồng dân tộc: Theo GS.TS Nguyễn Chí Bền: “Ở phương diện xã hội, giá trị của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là sự thể hiện tính cố kết cộngđồng, truyền thống đoàn kết dân tộc. Có thể coi Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương như một sợi chỉ đỏ kết nối quá khứ

với hiện tại, là bệ đỡ tâm linh cho các thế hệ con người Việt Nam” [6]. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là điểm hội tụ văn hoá tâm linh, là biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết dân tộc. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương không chỉ là sợi dây liên kết giữa quá khứ - hiện tại - tương lai mà là sợi dây liên kết chặt chẽ giữa con người; giữa cộng đồng các dân tộc trong thực tại. Tín ngưỡng thờ Hùng Vương và lễ hội Đền Hùng thể hiện sự gắn bó của cộng đồng trong nghĩa “đồng bào”, với truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ, dân tộc Việt Nam cùng có chung một cội nguồn, chung một dòng máu Lạc Hồng, là những người con cùng một bọc, nghĩa “đồng bào” từ đó mà sinh ra, cả nước cùng tôn thờ một vị vua Tổ, một biểu hiện cho sức mạnh siêu nhiên bảo vệ cho sự tồn vong của dân tộc, của cả cộng đồng. Ở cấp độ quốc gia tính cố kết cộng đồng được thể hiện qua lễ hội Đền Hùng là ngày hội chung của dân tộc, là nơi qui tụ con Lạc, cháu Hồng khắp mọi miền Tổ quốc. Mọi người Việt Nam thuộc mọi dân tộc, mọi tầng lớp, dù già trẻ, gái trai, dù đang sinh sống ở Việt Nam hay ở nước ngoài đều có chung một ngày giỗ Tổ, chung một cội nguồn. Vì vậy giỗ Tổ Hùng Vương trở thành biểu tượng của giá trị văn hoá tinh thần vô cùng sâu sắc và độc đáo của dân tộc Việt Nam, vừa là niềm tự hào, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và thể hiện truyền thống Uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt.

Giá trị văn hoá tâm linh: Khi kinh tế - xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu đời sống tinh thần ngày càng lớn. Bên cạnh đó, đời sống vật chất các giá trị văn hoá tâm linh giúp con người cân bằng trong thực tại. Trong cuộc sống trần tục con người đôi khi bất lực trước sức mạnh tự nhiên, có lúc bế tắc trong sự giải thoát và phải tìm đến sức mạnh tinh thần. Ý thức về tổ tiên giúp con người có niềm tin, tạo nên động lực vượt qua cái trần tục đời thường, thúc đẩy tìm tòi vượt qua trạng thái hiện tồn để hướng về phía trước. Trong tín ngưỡng thờ cúng Hùng

Vương, các yếu tố tâm linh được ẩn chứa sâu sắc từ các kiến trúc đền, miếu nơi thực hành tín ngưỡng đến các nghi lễ tế, lễ rước, lễ vật, phẩm vật, phẩm phục… đến các trò diễn dân gian đều chứa đựng các yếu tố văn hoá tâm linh sâu sắc.

Bên cạnh đó giá trị văn hoá tâm linh của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương còn thể hiện ở chỗ nó hướng con người tới cái chân - thiện - mỹ, cái cao cả mà conngười luôn ước vọng, tôn thờ. Khi trở về với thế giới tâm linh con người luôn cầu mong những giá trị tốt đẹp cho bản thân và cộng đồng, đồng thời nó cũng hình thành niềm tin để con người hướng tới và vượt qua.

Giá trị lịch sử: Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là biểu tượng cội nguồn của quốc gia, dân tộc, phản ánh một ý thức hệ sâu sắc như một sự minh triết được cha ông truyền lại cho đến hôm nay.

Giá trị dễ nhận thấy của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là giá trị lịch sử. Tín ngưỡng không phải là lịch sử đích thực, mà là lịch sử hiện lên, ánh xạ qua cảm xúc, qua niềm tin, là ý thức của người dân về lịch sử. Nói đến một tín ngưỡng là nói đến niềm tin vào một nhân vật được phụng thờ. Nhân vật được phụng thờ bao giờ cũng được người dân đẩy vào cõi thiêng vừa huyền ảo, vừa kỳ bí [6].

Trên vùng đất Phú Thọ có thể thấy dày đặc các truyền thuyết, huyền thoại về thời kỳ Hùng Vương dựng nước. Bên cạnh đó các trò chơi dân gian, các diễn xướng, các lễ hội truyền thống đều gắn kết với chủ đề dựng nước và giữ nước thời đại các vua Hùng. Các truyền thuyết về Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, Mai An Tiêm; các trò diễn như múa “tùng dí”, rước ông Khiu, bà Khiu, tế nõ nường... các lễ hội Rước vua về làng ăn tết, Rước chúa gái, lễ hội vua Hùng dạy dân trồng lúa, lễ hội hát Xoan... thể hiện vùng đất Phú Thọ là kho tàng văn hóa dân gian

về thời đại Hùng Vương. Đằng sau bức màn truyền thuyết là yếu tố lịch sử; Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là quá trình lịch sử hóa và huyền thoại hóa đan xen. Kết hợp giữa các di tích lịch sử, di chỉ khảo cổ như Gò Mun, Phùng Nguyên, Sơn Vi, làng Cả, xóm Dền và các di vật , cổ vật được tìm thấy quanh núi Hùng như Nha Chương, trống đồng, rìu, mũi tên... cho ta thấy một thời đại Hùng Vương rực rỡ và cho thấy rõ nét một Nhà nước Văn Lang cổ đại, trung tâm khởi phát của người Việt cổ.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là tài nguyên cho du lịch:

Trong sự nghiệp phát triển của xã hội thời hiện đại, các giá trị văn hoá càng có ý nghĩa và gắn bó chặt chẽ với sự phát triển kinh tế. Tín ngưỡng thờ Hùng Vương mà dạng thức cụ thể sinh động nhất là lễ hội Đền Hùng đang là sản phẩm độc đáo, đặc biệt của kinhtế du lịch, vừa là tài nguyên du lịch nhân văn phong phú và có giá trị. Thế giới đang hướng đến một sự phát triển bền vững, một nền công nghiệp sạch và hệ thống dịch vụ hiện đại đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người, trong đó du lịch là một hiện tượng quan trọng nhất trong đời sống nhân loại, nhất là khi thế giới đang tiến dần tới toàn cầu hoá. Bản chất của du lịch là văn hoá, nhu cầu du lịch là do văn hoá quyết định. Bản thân lễ hội Đền Hùng đã mang một ý nghĩa to lớn, một giá trị văn hoá sâu sắc và độc đáo vì vậy có sức lôi cuốn và mời gọi mãnh liệt tới cộng đồng dân cư. Hàng năm, có khoảng 8 triệu du khách tham dự lễ hội Hùng Vương và thăm Khu di tích lịch sử Đền Hùng. Đây là yếu tố thuận lợi cho ngành kinh tế du lịch khai thác tiềm năng và phát triển. Xét ở góc độ này, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn phong phú và hấp dẫn, là sản phẩm du lịch văn hoá tâm linh đặc biệt cho ngành du lịch.

Hát Xoan Phú Thọ là di sản văn hóa thuộc loại hình diễn xướng dân gian gắn liền với Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, một tín ngưỡng bắt nguồn từ tập quán thờ cúng tổ tiên của người Việt. Hát Xoan còn gọi là Khúc môn đình, là lối hát thờ thần, thường được tổ chức vào mùa xuân để đón chào năm mới. Hát Xoan khi trình diễn đầy đủ thường có có 3 chặng hát: Hát thờ - tưởng nhớ các Vua Hùng, các vị thần, những người có công với dân, với nước; hát nghi lễ - Ca ngợi thiên nhiên, con người, đời sống lao động sản xuất, sinh hoạt của cộng đồng qua 14 làn điệu khác nhau (còn gọi là quả cách); hát Hội - lối hát giao duyên, bày tỏ khát vọng cuộc sống, tình yêu nam nữ với những làn điệu đậm chất trữ tình vui nhộn qua hình thức hát đối đáp giữa các Đào, Kép và trai gái làng sở tại...Bài bản Xoan được kết hợp hài hòa giữa thơ, nhạc và giọng điệu. Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện còn lưu giữ được 31 bài bản Hát Xoan tại 4 phường Xoan gốc (An Thái, Thét, Phù Đức và Kim Đái). Các làn điệu Xoan cổ đều được bắt nguồn từ những làng cổ nằm ở địa bàn trung tâm bộ Văn Lang, thời các Vua Hùng dựng nước. Hát Xoan là nghệ thuật diễn xướng với đầy đủ các dạng thức nhạc hát: hát nói, hát ngâm, hát đối và lĩnh xướng. Trong hát Xoan, múa và hát luôn đi cùng và kết hợp với nhau, dùng điệu múa để minh họa cho lời ca. “Là nghệ thuật trình diễn cộng đồng, Hát Xoan đáp ứng nhucầu giao lưu văn hóa, gắn kết cộng đồng. Khi cùng nhau trình diễn Hát Xoan, những người thực hành Xoan tìm thấy niềm vui trong sự hòa đồng, tôn trọng lẫn nhau và những nỗi vất vả, phiền muộn được giải tỏa” [15].

Hát Xoan phản ánh tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và tín ngưỡng lúa nước cổ truyền của người Việt: Hát Xoan thuộc loại hình dân ca nghi lễ phong tục, hát trong lễ hội làng với mục đích tín ngưỡng, hát để cầu cho dân làng và các nghề được an khang thịnh vượng. Nội

dung của Hát Xoan phản ánh tín ngưỡng thờ vua Hùng, tổ tiên của người Việt, một hình thức tín ngưỡng rất đặc biệt ở Việt Nam.

Theo kết quả điều tra năm 2010 cho thấy, Hát Xoan gắn với 30 cửa đình, đền thuộc vùng trung tâm bộ Văn Lang, nay là Phú Thọ và Vĩnh Phúc, trong đó đa số là các di tích thờ Hùng Vương và các nhân vật thời Hùng Vương. Nội dung của Hát Xoan phản ánh tín ngưỡng thờ vua Hùng và thờ lúa nước của cư dân Văn Lang. Nghi lễ hát thờ, hát quả cách trước bàn thờ thành hoàng nhằm mời vua về dự hội và phù hộ cho dân làng được phong đăng hòa cốc, mùa màng bội thu, dân chúng khang ninh thịnh vượng. Nội dung ngôn ngữ của Hát Xoan vừa mang tính dân dã, vừa mang tính bác học của các nhà Nho với các bài thơ phản ánh thiên nhiên, phản ánh cuộc sống lao động và đặc biệt là sự thể hiện lòng thành kính với các vua Hùng và thần linh có công bảo trợ cho cuộc sống của dân làng.

Như vậy Hát Xoan là dân ca bản địa, hình thành từ cuộc sống sản xuất của cư dân trồng lúa nước thời đại Văn Lang, phản ánh tín ngưỡng và ước vọng của người Việt cổ. Trải qua chặng đường dài của lịch sử, khi Nho giáo du nhập cùng tín ngưỡng thờ thành hoàng xuất hiện, Hát Xoan mang thêm nội dung Nho giáo, vua Hùng được tôn làm thành hoàng, vừa là Thánh vương, Thánh tổ bảo trợ cuộc sống nhân dân. Điều này hoàn toàn phù hợp với tâm lý, phong tục của cư dân bản địa. Như vậy tín ngưỡng thờ vua Hùng được khẳng định và nâng cao trong Hát Xoan, ngày càng phát triển, trường tồn trong lòng xã hội nông nghiệp Việt Nam.

Hát Xoan mang giá trị nghệ thuật độc đáo: Hát Xoan là loại hình nghệ thuật đa yếu tố: Múa, hát, âm nhạc, thơ, trình diễn sân khấu. Trong đó có hai yếu tố quan trọng nổi bật nhất là âm nhạc và múa, được kết

hợp hài hòa và chặt chẽ. Hình thứcthường thấy là các cô đào vừa hát vừa múa trên chiếu trước bàn thờ, trong khi đó một kép nam đứng bên cột đình hát dẫn cách, cứ sau một đoạn các cô đào lại hát họa theo hình thức xướng xô. Đạo cụ Hát Xoan đơn giản, chủ đạo là chiếc trống con, một số bài có thêm phách, quạt, trống cái…Sự kết hợp này là hình thức nghệ thuật độc đáo của Hát Xoan. Nếu so sánh với các loại hình dân ca khác cũng mang tính tín ngưỡng như Ca trù, Chèo tàu, Quan họ cổ…ta thấy nghệ thuật trong Hát Xoan có nhiều điểm tương đồng nhưng phong phú hơn rất nhiều bởi sự kết hợp nhiều yếu tố nghệ thuật và nội dung đa

Một phần của tài liệu Bảo vệ và phát huy giá trị di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan ở Phú Thọ. (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(167 trang)
w