Cơ sở lý luận

Một phần của tài liệu Bảo vệ và phát huy giá trị di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan ở Phú Thọ. (Trang 41 - 59)

của Việt Nam được UNESCO vinh danh. Riêng Hát Xoan, việc vinh danh trải qua hai danh hiệu: giai đoạn là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp từ ngày 24 tháng 11 năm 2011 đến ngày 7/12/2017; giai đoạn là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại từ ngày 8 tháng 12/2017 đến nay. Trong khi đó, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại từ ngày 6 tháng 12 năm 2012 đến nay.

Hai di sản văn hóa phi vật thể này, có nét khác biệt về loại hình, về danh hiệu mà UNESCO vinh danh theo thời gian, nhưng đều là DSVHPVT cần được bảo vệ và phát huy theo các lý thuyết khác nhau. Các lý thuyết này là cơ sở lý luận của luận án.

1.4.1. Quan điểm lý thuyết phát triển cộng đồng trong quan hệ với bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Trước tiên, cần thấy khái niệm “cộng đồng” là một khái niệm lý thuyết xuất hiện vào thập kỷ 40 của thế kỷ XX ở các nước thuộc địa của Vương quốc Anh. Năm 1950, Liên hiệp quốc công nhận khái niệm phát triển cộng đồng, khuyến khích các quốc gia thành viên sử dụng khái niệm phát triển cộng đồng như một công cụ để thực hiện các chương trình viện trợ về kỹ thuật và tài chính.

Theo tinh thần Công ước, UNESCO luôn khuyến cáo và ưu tiên các biện pháp bảo vệ nhằm đảm bảo duy trì khả năng tồn tại của loại hình DSVHPVT đang bị đe dọa và có nguy cơ mai một, biến mất. Tuy nhiên để đảm bảo sự tồn tại bền vững của di sản, UNESCO cũng khuyến khích, ưu tiên các biện pháp và sự chủ động khởi xướng đề xuất các biện pháp bảo vệ của các cộng đồng với tư cách họ là chủ thể của di sản một cách sâu rộng nhất; Chính phủ và chính quyền địa phương cũng

có thể đề xuất các biện pháp bảo vệ coi như các biện pháp bổ trợ.

Về góc độ quản lý di sản, UNESCO cũng khuyến khích cộng đồng trực tiếp tham gia quản lý di sản, trong đó các Quốc gia thành viên sẽ nỗ lực để đảm bảo khả năng tham gia tối đa của các cộng đồng, nhóm người và khi thích hợp là cả các cá nhân, những người sáng tạo, duy trì và truyền thụ loại hình di sản này, và sẽ tích cực thu hút họ tham gia vào công tác quản lý di sản. Chú trọng các biện pháp bảo vệ nhằm đảm bảo khả năng tồn tại của những DSVHPVT có các mối đe dọa và nguy cơ đối với khả năng tồn tại. UNESCO tôn trọng vai trò của cộng đồng và không bắt buộc cộng đồng phải phục hồi tất cả các di sản nếu cộng đồng đó không còn coi các DSVHPVT là phù hợp hoặc có ý nghĩa nữa; đồng thời họ có thể ghi lại trước khi ngừng thực hành. Việc cam kết bảo vệ di sản của cộng đồng và những người thực hành di sản cũng được UNESCO coi như biện pháp cần thiết:“Nếu không có một động lực mạnh mẽ và cam kết từ phía những người thực hành và các chủ thể khác của truyền thống, thì các hành động bảo vệ không thể thành công mà là thất bại” [111].

Vai trò cộng đồng trong việc bảo vệ di sản: UNESCO luôn đề cao vai trò cộng đồng trong hàng loạt chuỗi các vấn đề của quá trình bảo vệ và quản lý di sản, từ việc kiểm kê, phục hồi, nâng cao nhận thức cho tới các biện pháp bảo vệ khác. Các cộng đồng và các nhóm người (và trong những trường hợp thích hợp là các cá nhân) có liên quan là những bên liên quan chính có trách nhiệm truyền thụ và thực hành DSVHPVT. Điều 2.1 của Công ước nói rõ rằng việc quyết định một tập quán hay hình thức biểu đạt nào đó có phải là một phần di sản văn hóa của họ hay không thuộc về quyền hạn của các cộng đồng hay các nhóm chủ thể của truyền thống. Họ ở địa vị tốt nhất để quyết định là một tập quán hay

hình thức biểu đạt nhất định có phải là cốt yếu đối với bản sắc hoặc ý thức về sự kế tục của họ hay không.

Đây là lý do khiến các Quốc gia thành viên được đề nghị đảm bảo là các cộng đồng, các nhóm người và các cá nhân có liên quan tham gia càng sâu rộng càng tốt vào bất kỳ hoạt động nào liên quan đến các di sản VHPVT của họ được tiến hành trong quá trình thực hiện Công ước. Vai trò của cộng đồng được công ước đề cao ngay từ quá trình nhận diện di sản. Theo đó, Công ước quy định rằng các DSVHPVT cần được nhận diện và xác định rõ “với sự tham gia của các cộng đồng, các nhóm người và các tổ chức phi chính phủ có liên quan” [132]. Đồng thời, đề nghị các Quốc gia thành viên đảm bảo khả năng tham gia tối đa của các cộng đồng và các nhóm người vào công tác bảo vệ và quản lý DSVHPVT của chính họ.

Điều này có nghĩa là các cộng đồng, các nhóm người và các cá nhân có liên quan cần phải được thông tin đầy đủ và tham gia một cách sâu rộng nhất vào mọi đề nghị hay kiến nghị liên quan đến DSVHPVT của họ, những đề nghị mà các Quốc gia thành viên có thể sẽ gửi tới Ủy ban Liên chính phủ. Do đó, các định hướng hoạt động của Công ước đòi hỏi là đối với các hồ sơ đề cử và một số hành động bảo vệ, các Quốc gia thành viên cần phải có được sự đồng thuận trước, hoàn toàn tự nguyện và có hiểu biết của các cộng đồng có liên quan. Các quan điểm của UNESCO về vaitrò cộng đồng trong việc bảo vệ di sản sẽ được NCS sử dụng như một tiêu chí để đánh giá thực trạng công tác bảo vệ di sản nhất là so sánh công tác bảo vệ di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan trước và sau khi di sản được UNESCO ghi danh trong chương III của luận án. Đồng thời quan điểm này cũng được coi là tiêu chí để NCS đề xuất các giải pháp bảo vệ DSVHPVT trên địa bàn

tỉnh Phú Thọ.

Quan điểm về nguyên tắc đạo đức trong bảo vệ DSVHPVT: Để bảo vệ di sản văn hóa PVT một cách bền vững UNESCO đã đưa ra 12 nguyên tắc đạo đức theo tinh thần công ước 2003. Đây là những nội dung, quan điểm mới trong quá trình nghiên cứu, bảo vệ di sản, nội dung này đã bổ sung cho Công ước 2003 về bảo vệ DSVHPVT, hướng dẫn hoạt động thực hiện Công ước và các khuôn khổ pháp luật quốc gia, các nguyên tắc này được xác định làm cơ sở cho việc xác định các biện pháp và công cụ bảo vệ di sản phù hợp với từng địa phương. Nội dung của các nguyên tắc đề cập đến các vấn đề thuộc vai trò, quyền của nhóm người và cộng đồng, cá nhân trong bảo vệ và quản lý di sản; đảm bảo sự tôn trọng và đa dạng văn hóa giữa các cộng đồng và cá nhân, kể cả quyền được hưởng lợi từ bảo vệ di sản:

Các cộng đồng, các nhóm người và các cá nhân tạo ra di sản văn hóa phi vật thể cần được hưởng lợi từ việc bảo vệ các quyền lợi tinh thần và vật chất từ di sản này, và đặc biệt là việc sử dụng, nghiên cứu, tài liệu, chương trình xúc tiến hay sự mô phỏng di sản bởi các thành viên của cộng đồng hoặc những người khác [131].

Một trong các nguyên tắc cơ bản được nêu trong văn kiện này đó là UNESCO khuyến cáo các quốc gia cần tôn trọng sự vận động không ngừng và sức sống tự nhiên của di sản: “Sự vận động không ngừng thay đổi và sức sống tự nhiên của di sản văn hóa phi vật thể cần liên tục được tôn trọng. Tính xác thực và độc quyền không nên trở thành mối quan tâm và những trở ngại trong việc bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể” [131]. Đây là các quan điểm mới mà NCS sẽ vận dụng trong quá trình nghiên cứu luận án và đưa ra các chính sách bảo vệ di sản đối với

2 di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan. Bên cạnh đó nguyên tắc (9) và nguyên tắc (10) trong văn kiện này cũng khuyến cáo cần đánh giá các tác động cóthể ảnh hưởng đến khả năng tồn tại của di sản và vai trò của cộng đồng, cá nhân trong việc xác định những mối đe dọa và lựa chọn biện pháp bảo vệ:

Các cộng đồng, các nhóm, các tổ chức, cá nhân địa phương, trong nước và xuyên quốc gia nên cẩn thận đánh giá những tác động trực tiếp và gián tiếp, ngắn hạn và dài hạn, tiềm ẩn và định hình của bất kỳ hành động nào có thể ảnh hưởng đến khả năng tồn tại của di sản văn hóa phi vật thể hoặc các cộng đồng người thực hành nó.

Các cộng đồng, nhóm người, và trong một số trường hợp là các cá nhân sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định những gì cấu thành mối đe dọa đối với di sản văn hóa phi vật thể của họ bao gồm các hình thức làm mai một, thương mại hóa và trình bày sai lạc di sản và sẽ quyết định làm thế nào để ngăn chặn và giảm thiểu các mối đe dọa như vậy [131]. Các DSVHPVT nói chung, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan nói riêng sau khi được UNESCO ghi danh đang chịu ảnh hưởng và tác động từ các mối quan hệ kinh tế và quá trình vận động phát triển không ngừng của kinh tế xã hội. Các quan điểm trên sẽ giúp NCS đánh giá, nhận định các nguy cơ tiềm ẩn có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại của di sản, trên cơ sở đó đề xuất được các biện pháp bảo vệ di sản phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và cộng đồng cư dân các làng Xoan gốc, các làng thờ cúng Hùng Vương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đảm bảo sự phát triển bền vững, đồng thời đề ra các chính sách nhằm đảm bảo quyền lợi và vai trò của các nghệ nhân trong

việc bảo vệ di sản, đặc biệt là dưới tác động của hoạt động du lịch.

1.4.2. Quan điểm lý thuyết sáng tạo truyền thống

Tiếp cận các vấn đề lý thuyết về sáng tạo truyền thống ở góc độ di sản văn hóa trong phát triển kinh tế xã hội đòi hỏi quá trình vận dụng lý thuyết sáng tạo văn hóa đối với các loại hình di sản văn hóa cần phải có những nghiên cứu và ứng dụng cho từng trường hợp cụ thể, nhất là đối với các yếu tố văn hóa truyền thống như lễ hội cổ truyền, các diễn xướng dân gian…Ở Việt Nam, quá trình tiến hành phục dựng các lễ hội truyền thống, các diễn xướng dân gian đã bị mai một có thể được coi là quá trình“sáng tạo”. Tuy nhiên, quá trình sáng tạo vẫn đảm bảo các yếu tố truyền thống mà cộng đồng (chủ thể sáng tạo và thực hành di sản) chấp nhận thì quá trình sáng tạo này mới đảm bảo cho di sản “sống” và phát huy giá trị trong đời sống xã hội đương đại. Trong công trình Sáng tạo ra truyền thống, Eric Hobsbawm (2012) cho rằng:

Truyền thống được sáng tạo là tập hợp những thực hành, thường nằm dưới sự chi phối của những luật lệ thành văn hay bất thành văn, có bản chất nặng tính nghi thức hoặc hình tượng, nhằm khắc sâu các giá trị và tiêu chuẩn hành vi nhất định vào tâm thức cộng đồng qua hình thức tái diễn, đồng thời ngụ ý một dòng chảy tiếp nối từ quá khứ [30, tr.86].

Theo đó, những truyền thống được sáng tạo tồn tại ở 3 dạng cụ thể:

a)Những truyền thống được sáng tạo nhằm thiết lập hoặc biểu trưng cho tính gắn kết xã hội hay cho tư cách hội viên của nhóm hội, của những cộng đồng có thực hay tưởng tượng.

b)Những truyền thống được sáng tạo nhằm thiết lập các thiết chế xã hội, địa vị hay quyền lực.

c) Những truyền thống được sáng tạo mà mục đích chính là giáo dục xã hội hóa để khắc sâu những tín ngưỡng, hệ thống giá trị và quy ước hành xử.

GS Lương Văn Hy cũng cho rằng: Truyền thống luôn được sáng tạo; tiến trình sáng tạo truyền thống liên quan sự thương thảo của nhiều chủ thể với những tiếng nói đa dạng, đến nhiều hệ tư tưởng địa phương và xuyên địa phương khác nhau và đến những động thái phức tạp trong quan hệ đa chiều trong cộng đồng địa phương cũng như giữa cộng đồng địa phương với nhà nước. Ông cũng lập luận rằng: Tiến trình sáng tạo truyền thống là một tiến trình liên tục, với mức độ sáng tạo không phải là nhỏ và mặt khác có những nguyên tắc, những quy luật xã hội ít ai đặt vấn đề để tranh cãi sửa đổi, hay tái tạo đổi mới, vì người ta chấp nhận nó như một phần hiển nhiên của cuộc sống làng xã.

1.4.3. Quan điểm lý thuyết về tính xác thực

Trong giới khoa học, đã có một công trình của GS Regina Bendix:

Đi tìm tính xác thực: quá trình hình thành ngành nghiên cứu văn hóa dân gian ra mắt bạnđọc vào năm 1997 (Nxb Đại học Wisconsin,Hoa Kỳ). Luận điểm của GS Regina Bendix: “Hành trình tìm kiếm tính xác thực là một mong muốn khác thường,vừa hiện đại,vừa phản hiện đại. Hành trình này hướng tới sự phục hồi của một thứ tinh hoa đã mất - cái mất mát đó chỉ được nhận ra rõ nét qua thời kỳ hiện đại,và chỉ có những phương thức và tình cảm được tạo ra trong thời kỳ hiện đại mới có thể giúp phục hồi cái tinh hoa ấy” [74].

Quan điểm của UNESCO về tính xác thực của DSVHPVT: Trong Công ước 2003, UNESCO không sử dụng khái niệm tính xác thực, hoặc các khái niệm khác như tính cổ xưa hay tính toàn vẹn cũng không được UNESCO sử dụng. Công ước định nghĩa DSVHPVT là di sản sống được

trao truyền và tái tạo liên tục; vì vậy các hình thức ngày nay của DSVHPVT không bị xem là kém chân thực hơn so với những hình thức có trong lịch sử. Tại khoản 8 tuyên bố Yamato, được các chuyên gia di sản văn hóa vật thể và PVT thông qua tại Nara (Nhật Bản) vào năm 2004 đã nêu rõ: “...Xem xét rằng di sản văn hóa phi vật thể được tái tạo liên tục, thuật ngữ “xác thực” áp dụng đối với di sản văn hóa phi vật thể là không phù hợp để nhận diện và bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể”. Điều này cũng được UNESCO thể hiện trong văn kiện Nguyên tắc đạo đức trong bảo vệ di sản văn hóa PVT: “Sự vận động không ngừng thay đổi và sức sống tự nhiên của DSVHPVTcần liên tục được tôn trọng. Tính xác thực và độc quyền không nên trở thành mối quan tâm và những trở ngại trong việc bảo vệ DSVHPVT” [131]. Quan điểm này là một trong những vấn đề học thuật cơ bản được sử dụng trong quá trình nghiên cứu luận án. NCS sẽ dựa vào các hình thức biểu đạt và nghi thức thực hành hiện tại mà cộng đồng đang thực hành di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan trên địa bàn tỉnh Phú Thọ để phân tích, đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp bảo vệ dựa trên các quan điểm này của UNESCO.

1.4.4. Quan điểm lý thuyết về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể với phát triển bền vững

Tại Hội nghị phiên thứ 6 họp tại trụ sở chính của UNESCO từ ngày 30 tháng 5 đến ngày 1 tháng 6 năm 2016, Đại hội đồng các quốc gia thành viên của Công ước về bảo vệ DSVHPVT đã ra Quyết nghị một số vấn đề về bảo vệ DSVHPVT và phát triển bền vững, trong đó Công ước yêu cầu:

Các quốc gia thành viên phải nỗ lực bằng tất cả các phương tiện thích hợp, để nhận ra tầm quan trọng và tăng

cường vai trò của di sản văn hóa PVT như một người dẫn đường và đảm bảo phát triển bền vững, cũng như tích hợp đầy đủ việc bảo vệ DSVHPVT vào các kế hoạch phát triển, các chính sách và chương trình của họ ở tất cả các cấp [132].

Văn kiện này cũng đã đề cập đến việc bảo vệ DSVHPVTvới các vấn đề xã hội hiện nay của các quốc gia như an ninh lương thực, phát triển xã hội toàn diện, chăm sóc sức khỏe, giáo dục chất lượng, phát triển kinh tế toàn diện, tác động của môi trường đối với bảo vệ DSVHPVT... Quyết nghị này cũng đề cập đến tác động của du lịch đối với bảo vệ DSVHPVT và ngược lại, trong đó các quốc gia thành viên được khuyến khích:

(a) đánh giá tổng quan và cụ thể tiềm năng của di sản văn hóa phi vật thể cho phát triển du lịch bền vững và tác động của du lịch đối với di sản văn hóa phi vật thể và phát triển bền vững của cộng đồng, các nhóm người và các cá nhân có liên quan, đặc biệt chú ý dự đoán tác động tiềm năng trước khi hoạt động này được triển khai; (b) thông qua các biện pháp pháp lý, kỹ thuật, hành chính và tài chính phù hợp để: (i) đảm bảo rằng

Một phần của tài liệu Bảo vệ và phát huy giá trị di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan ở Phú Thọ. (Trang 41 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(167 trang)
w