Những khái niệm cơ bản

Một phần của tài liệu Bảo vệ và phát huy giá trị di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan ở Phú Thọ. (Trang 27)

1.2.1. Di sản văn hoá

thế giới của UNESCO ban hành năm 1972, tại Điều 1 có quy định những loại hình sẽ được coi như là “di sản văn hoá” bao gồm: Di tích kiến trúc (monuments), nhóm công trình xây dựng (group of buildings) và các di chỉ (sites).

Theo quan niệm của UNESCO (Trong Tuyên bố về những chính sách văn hoá - Hội nghị quốc tế do UNESCO chủ trì từ 26 - 27 đến 6 -8 -1982 tại Mê hi cô), Di sản văn hoá được chia làm hai loại:

Một là, những di sản văn hoá hữu thể (Tangible) như đình, đền, chùa, miếu, lăng, mộ, nhà sàn v.v...

Hai là, những di sản văn hoá vô hình (Intangible) bao gồm các biểu hiện tượng trưng và “không sờ thấy được” của văn hoá được lưu truyền vàbiến đổi qua thời gian, với một số quá trình tái tạo, “trùng tu” của cộng đồng rộng rãi... [133]. Tại Việt Nam, sự xác lập khái niệm di sản văn hoá từ rất sớm. Ở

Sắc lệnh số 65 ban hành ngày 23 tháng 11 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng danh từ chung là “cổ tích”. Nghị định số 519/Ttg ban hành ngày 29 tháng 10 năm 1957 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về thể lệ bảo tồn cổ tích thì sử dụng thuật ngữ “động sản và bất động sản” có giá trị lịch sử hay nghệ thuật. Pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh ban hành ngày 4 tháng 4 năm 1984 gọi chung là “di tích lịch sử văn hoá”.

Năm 2001, Luật Di sản văn hoá được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua, thuật ngữ “di sản văn hoá” chính thức được xuất hiện trong văn bản pháp quy cao nhất và được sử dụng phổ biến. Đến năm 2009, Luật Di sản văn hoá sửa đổi, bổ sung đưa ra thì DSVH bao gồm DSVH vật thể và DSVH phi vật thể [70].

nay của tác giả Hoàng Vinh, “Di sản văn hoá” có cách quan niệm rộng hơn như sau:

Di sản văn hoá là toàn bộ sản phẩm do các thành viên trong cộng đồng dân tộc sáng tạo, thể hiện dưới dạng những đối tượng vật thể (hữu hình) và phi vật thể (vô hình) mang tính biểu tượng, được lan tỏa (vô thức) và trao truyền (hữu thức) từ cộng đồng này sang cộng đồng khác, từ thế hệ trước cho thế hệ sau [116].

1.2.2. Di sản văn hoá phi vật thể

Tại Khoản 1 điều 2 trong Công ước bảo vệ Di sản phi vật thể của UNESCO năm 2003 đã định nghĩa:

DSVHPVT được hiểu là các tập quán, các hình thức thể hiện, biểu đạt, tri thức, kỹ năng và kèm theo đó là những công cụ, đồ vật, đồ tạo tác và các không gian văn hóa có liên quan mà các cộng đồng, các nhóm người và trong một số trường hợp là các cá nhân, công nhận là một phần di sản văn hóa của họ. Được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác, DSVHPVT được các cộng đồng và các nhóm người không ngừng tái tạođể thích nghi với môi trường và mối quan hệ qua lại giữa cộng đồng với tự nhiên và lịch sử của họ, đồng thời hình thành trong họ một ý thức về bản sắc và sự kế tục, qua đó khích lệ thêm sự tôn trọng đối với sự đa dạng văn hóa và tính sáng tạo của con người [109].

Theo Luật Di sản văn hoá của nước CHXHCN Việt Nam: DSVHPVT là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình

thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hoá ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác [70].

Những khái niệm về DSVH, văn hoá vật thể và văn hoá PVT giúp tác giả luận án hiểu được rõ nét đối tượng nghiên cứu của mình đó là Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan. Từ đó bắt tay vào việc nghiên cứu về việc bảo vệ và phát huy giá trị của hai DSVHPVT này. DSVH là tài nguyên nhân văn phong phú để du lịch khai thác, làm giàu. Ngược lại, du lịch giúp quảng bá di sản, giới thiệu một cách nhanh nhất di sản cho công chúng trong và ngoài nước. Nguồn doanh thu từ du lịch dùng để quay vòng phục vụ việc trung tu di tích, bảo vệ di sản.

1.2.3. Quản lý di sản văn hóa

Quản lý DSVH là quá trình theo dõi, chỉ đạo, định hướng và điều tiết quá trình tồn tại và phát triển các DSVH trên một địa bàn cụ thể nhằm bảo tồn và phát huy tốt nhất các giá trị của chúng. Công tác bảo vệ và quản DSVH luôn nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay sau khi đất nước giành độc lập đã Sắc lệnh số 65 -SL ngày 23/11/1945 về bảo tồn cổ tích trên toàn cõi Việt Nam. Từ đó đến nay, Đảng nhà nước đã ban hành nhiều văn bản, chính sách liên quan đến quản lý di sản văn hóa như: Nghị quyết hội nghị lần thứ 5, Ban chấp hành Trung ương khóa VIII đã xác định 10 nhiệm vụ quan trọng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Nghị quyếthội nghị lần thứ 9 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con

người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ bảo tồn và phát huy các giá trị của DSVH.

Nội dung quản lý nhà nước về DSVH được nêu cụ thể và chi tiết trong Luật Di sản văn hóa bao gồm:

(1) Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;

(2)Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa; (3) Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hóa. (4) Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động nghiên cứu khoa học; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn về di sản văn hóa. (5) Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị của di sản văn hóa; (6) Tổ chức, chỉ đạo khen thưởng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; (7) Tổ chức và quản lý hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trịdi sản văn hóa; (8) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di sản văn hóa [70]. Ngoài các nội dung công tác quản lý được nêu trong Luật di sản văn hóa, nội hàm công tác quản lý di sản còn chứa đựng nhiều nội dung cần đề cập đó là đối tượng quản lý, chủ thể quản lý, công cụ quản lý, các bên tham gia quản lý...Trong trường hợp này, đối tượng quản lý là DSVHPVT, cụ thể là 2 trường hợp Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan. Chủ thể tham gia quản lý di sản này là cộng đồng nắm giữ và thực hành di sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, cấp ủy và chính quyền các cấp tỉnh Phú Thọ; Các bên tham gia quản lý bao gồm chính phủ, Bộ

văn hóa Thể thao và Du lịch, một số Bộ và cơ quan có liên quan đến hoạch định và thực thi các chính sách bảo vệ di sản; ở địa phương là HĐND và UBND nơi có di sản, các sở ban ngành có liên quan và cộng đồng tham gia trực tiếp vào công tác quản lý di sản mà họ đang nắm giữ. Các công cụ quản lý di sản là hệ thống pháp luật liênquan đến di sản, cụ thể là Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ DSVHPVT, Luật di sản văn hóa, các nghị định của chính phủ và các thông tư hướng dẫn của Bộ VHTTDL liên quan đến bảo vệ di sản; ngoài ra còn hệ thống cơ chế chính sách của Trung ương và địa phương, các quy hoạch, kế hoạch, đề án, định hướng chiến lược và các nguồn lực bao gồm nguồn nhân lực và hệ thống cơ sở vật chất...

1.2.4. Bảo tồn, bảo vệ và phát huy

Theo quan điểm của UNESCO, trong bối cảnh của công ước, bảo tồn có nghĩa là những nỗ lực của cộng đồng và những người nắm giữ di sản để duy trì sự liên tục trong thực hành di sản đó theo thời gian. Nó không có nghĩa là không có sự thay đổi trong thực tế hoặc giá trị của di sản theo thời gian. Bảo vệ di sản có nghĩa là đảm bảo khả năng tồn tại của DSVHPVT, khả năng đó được thực hành/thể hiện, được phát triển và được chuyển giao trong hiện tại và tương lai, và vẫn có ý nghĩa quan trọng đối với cộng đồng, nhóm người hay các cá nhân liên quan.

Bảo vệ là những biện pháp nhằm đảm bảo khả năng tồn tại của DSVHPVT, bao gồm các công việc nhận diện, tư liệu hóa, nghiên cứu, bảo tồn, bảo vệ, quảng bá, phát huy giá trị, truyền thụ, đặc biệt là sự truyền dạy qua hệ thống giáo dục chính quy và không chính quy, cũng như việc phục hồi những khía cạnh khác nhau của di sản đó [109].

nhiệm; Tồn có nghĩa là còn, hiện có, dồn cất lại, gởi cất [3]. Theo giáo sư Nguyễn Lân: Bảo tồn là giữ lại không để mất đi [47].

Phát huy, theo GS Đào Duy Anh: Phát là bắn tên ra, nổi dậy, dựng lên, bới ra, sáng; Huy là ánh sáng mặt trời [3]. Tuy nhiên, GS Nguyễn Lân cho rằng: Phát huy là lay động, làm cho tác dụng lan rộng ra hoặc phát triển lên [47]. Trong cuốn Từ điển tiếng Việt do Viện Ngôn ngữ học - Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam ấn hành thì phát huy là làm cho cái hay, cái tốt tỏa tác dụng và tiếp tục nảy nở thêm [113].

Phát huy, theo quan điểm của UNESCO là những công cụ nhằm tăng thêm giá trị gắn liền với di sản cả ở trong và ngoài các cộng đồng có liên quan, tăng cường vị thế và chức năng của DSVHPVT.

Quan niệm của UNESCO về bảo tồn, bảo vệ và phát huy DSVHPVT và của các học giả trong nước sẽ được NCS sử dụng để phân tích và đưa ra các biện pháp bảo vệ và phát huy di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan trong các chương sau của luận án.

1.2.5. Cộng đồng

Cộng đồng là thuật ngữ được UNESCO sử dụng liên tục trong Công ước 2003, Hướng dẫn thực hiện Công ước, Định hướng hoạt động và các văn kiện khác của UNESCO. Ngay trong lời nói đầu, điều 2.1, điều 15 đều sử dụng thuật ngữ “cộng đồng, các nhóm người và cá nhân liên quan” [111]; các điều 11b, 14(a)(ii) sử dụng thuật ngữ “cộng đồng và nhóm người’’ nhưng không được định nghĩa cụ thể.

Với mục tiêu thực hiện Công ước, mỗi quốc gia thành viên có thể định nghĩa cộng đồng theo các tiêu chí khác nhau như tiêu chí hành chính, địa lý, tiêu chí dân tộc, tôn giáo hoặc tiêu chí ngôn ngữ, tộc người...Theo đó, có thể hình thành các thuật ngữ như: cộng đồng Pháp ngữ, cộng đồng người Dao, cộng đồng người Mường... Trong Luật Di

sản văn hóa được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 29/6/2001, tại điều 12 (mục 2) và điều 17 đã sử dụng thuật ngữ cộng đồng nhưng trong phạm vi rộng: “Di sản văn hóa Việt Nam được sử dụng nhằm mục đích: (1) Phát huy giá trị của di sản văn hóa vì lợi ích toàn xã hội; (2) Phát huy truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam” [70]. Trong Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa

được Quốc hội thông qua ngày 18/6/2009, thuật ngữ cộng đồng được sử dụng ngay trong điều 1: “Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của

cộng đồng, không ngừng được tái tạo và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác” [70]. Thuật ngữ “cộng đồng” được sử dụng trong Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa (năm 2009) đồng nghĩa với thuật ngữ “cộng đồng’’ được sử dụng trong Công ước 2003 và các văn kiện khác của UNESCO.

Trong khuôn khổ cụ thể của việc bảo vệ DSVHPVT, NCS cho rằng: Cộng đồng là những người sáng tạo, duy trì và chuyển giao DSVHPVT của họ, là nhữngngười tham gia trực tiếp hay gián tiếp việc thực hành hoặc truyền dạy một di sản, hoặc những người coi nó là một phần di sản văn hóa của họ. Thuật ngữ cộng đồng được nhắc đến như tập thể những người có liên quan đến một hay nhiều di sản, còn nhóm người như là mạng lưới của cộng đồng; ví dụ nhóm người thực hành, nhóm người truyền dạy hoặc nhóm người có vai trò đặc biệt trong việc tạo ra một DSVHPVT. Chẳng hạn, cộng đồng liên quan đến di sản Hát Xoan là những người nắm giữ di sản Hát Xoan, người thực hành, người truyền dạy, những người coi Hát Xoan là di sản của họ. Cộng đồng liên

quan đến Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là những người thực hành tín ngưỡng, người truyền dạy, nắm giữ các nghi thức thực hành tín ngưỡng, người trông coi gìn giữ di tích và những người coi Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là di sản của họ; một cá nhân có thể là một phần của nhiều cộng đồng khác nhau trong cùng một thời điểm. Như vậy, đối với DSVHPVT cộng đồng có vai trò thiết yếu trong quá trình sáng tạo, thực hành, truyền thụ di sản; không có họ DSVHPVT không biểu hiện được. Họ là người chủ DSVHPVT của mình, là người đảm đương công việc bảo vệ DSVHPVT của họ. Từ các phân tích trên đây, chúng tôi sử dụng thuật ngữ “cộng đồng” trong các phân tích ở các chương sau của luận án.

1.3. Mối quan hệ giữa di sản văn hoá và du lịch

Di sản văn hóa và du lịch là hai lĩnh vực có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại và thúc đẩy nhau cùng phát triển. Các DSVHPVT là những hình thái ý thức xã hội. Triết học Mác Lê nin khẳng định tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, còn ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, phụ thuộc vào tồn tại xã hội và tác động trở lại tồn tại xã hội. “Nguồn gốc sâu xa dẫn đến sự thay đổi và phát triển của văn hoá là do sự thay đổi của nền kinh tế. Mọi sự thay đổi của kinh tế sớm hay muộn sẽ dẫn đến sự thay đổi của văn hoá” [19, tr.182]. Tuy nhiên văn hoá có tính độc lập tương đối và văn hoá không phải cái đuôi của nền kinh tế. Vấn đề này cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã khẳng định: “Kinh tế và văn hoá gắn bó với nhau hết sức chặt chẽ. Kinh tế không tự mình phát triển nếu thiếu nền tảng văn hoá và văn hoá không phải là sản phẩm thụ động của kinh tế. Phát triển trên cơ sở kết hợp hài hoà kinh tế văn hoá là sự phát triển năng động, có hiệu quả và vững chắc nhất” [39].Trong thực tế lãnh đạo đất nước, Đảng ta cũng đã vận dụng đúng

quy luật và mối quan hệ giữa kinh tế và văn hoá: “Văn hoá là nền tảng tinh thần vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế xã hội” [26]. Văn hoá là mục tiêu của phát triển kinh tế vì mục tiêu của kinh tế xét đến cùng là vì con người, nâng cao mức sống con người cả về vật chất và tinh thần với mức sống cao và lối sống đẹp, vừa an toàn và bền vững, không chỉ cho một người mà cho cả cộng đồng, không chỉ cho thế hệ hiện nay mà cho cả thế hệ mai sau. Không những thế văn hoá còn là hệ điều tiết cho phát triển kinh tế, có vai trò định hướng điều chỉnh nền kinh tế. Khẳng định vai trò mối quan hệ chặt chẽ giữa văn hoá với kinh tế UNESCO cũng cho rằng: “Hễ nước nào tự đặt ra cho mình mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà tách rời môi trường văn hoá thì nhất định sẽ xảy ra mất cân đối nghiêm trọng cả về mặt kinh tế lẫn văn hoá và tiềm năng sáng tạo của nước ấy sẽ mất đi rất nhiều…” [112, tr 19 -22].

Mối quan hệ giữa di sản văn hóa và du lịch là mối quan hệ biện chứng, những giá trị văn hoá đặc sắc của di sản văn hóa là cơ hội thúc đẩy du lịch phát triển, còn các yếu tố tiêu cực, phản giá trị thì sẽ cản trở

Một phần của tài liệu Bảo vệ và phát huy giá trị di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan ở Phú Thọ. (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(167 trang)
w