Quyền và nghĩa vụ của tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất

Một phần của tài liệu Tiểu luận luật đất đai về giá đất và liên hệ thực tế (Trang 30 - 34)

Điều 116. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất (Luật Đất đai năm 2013)

1. Quyền của tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất:

a) Thực hiện tư vấn xác định giá đất theo quy định của Luật này, Luật giá và quy định khác của pháp luật có liên quan;

b) Yêu cầu bên thuê tư vấn cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến việc tư vấn xác định giá đất; được nhận tiền dịch vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng;

c) Đơn phương chấm dứt hoặc hủy bỏ hợp đồng tư vấn xác định giá đất khi bên thuê tư vấn vi phạm điều kiện do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật;

d) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Nghĩa vụ của tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất:

a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, khách quan của kết quả tư vấn giá đất;

b) Thực hiện thỏa thuận theo hợp đồng tư vấn xác định giá đất với bên thuê tư vấn; c) Chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tổ chức, kết quả hoạt động tư vấn xác định giá đất định kỳ hàng năm hoặc trong trường hợp đột xuất;

d) Thực hiện nghĩa vụ về thuế và các nghĩa vụ tài chính khác có liên quan theo quy định của pháp luật;

đ) Đăng ký danh sách định giá viên và việc thay đổi, bổ sung danh sách định giá viên với cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi tổ chức tư vấn xác định giá đất đặt trụ sở chính;

e) Lưu trữ hồ sơ, tài liệu về kết quả tư vấn xác định giá đất; g) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

6.1.Liên hệ thực tế

-Việc định giá đất thị trường hiện nay mới cơ bản thực hiện được đối với đất ở và đất thương mại, dịch vụ; còn đối với đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp thì chưa có phương pháp định giá phù hợp. Thậm chí, nhiều địa phương còn căn cứ vào giá đất ở để tính giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Điều này rất bất lợi cho phát triển kinh tế, chuyển dịch đất đai phục vụ công nghiệp hóa, đô thị hóa.

-Khung giá đất, Bảng giá đất do Chính phủ quy định luôn không theo kịp biến động của thị trường, đặc biệt có nơi khung giá đất chỉ bằng 20% giá thị trường. Mặc dù đã có nhiều biện pháp khắc phục, nhưng việc Nhà nước thừa nhận tồn tại 2 loại giá khác nhau như hiện nay cho thấy, việc điều hành giá với cả hai loại công cụ hành chính (Khung giá, Bảng giá) và thị trường (giá cụ thể của từng lô đất) đã tạo ra sự mất công bằng và bị động, gây khiếu khiện kéo dài trong dân…

-Bảng giá đất do các địa phương quy định quá thấp so với mức giá phổ biến trên thị

trường lại được định giá phần lớn theo phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất là “cái áo chật hẹp” dẫn đến hệ lụy:

Thứ nhất: khiếu kiện kéo dài, đã đang hiện hữu và sẽ phát sinh khi Nhà nước thu hồi

đất nông dân được bồi thường về đất không đảm bảo bằng 30% giá trị đất theo thực tế thị trường; do đó không có nguồn tài chính để tái tạo: “tư liệu sản xuất không thể thay thế trong nông nghiệp” và với một số nguyên nhân khác dẫn đến khiếu kiện kéo dài.

Thứ hai: Giảm nguồn lực tài chính huy động từ nông nghiệp cho phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Thứ ba, phát sinh và phát triển hành vi trục lợi từ đất đai.

Thứ tư, suy giảm nguồn lực tài chính từ đất đai cho đầu tư phát triển.

Thứ năm: Vẫn còn tình trạng đấu thầu, đấu giá quân xanh, quân đỏ trục lợi.

7.1.TỔNG KẾT:

* Các cơ quan có thẩm quyền quy định hệ thống giá đất: Chính phủ, Bộ TNMT, UBND cấp tỉnh và HĐND cùng cấp.

* Từ những công thức xác định giá đất cụ thể nhằm theo sát giá phổ biến trên thị trường, Chính phủ quy định khung giá đất xác định phạm vi giá theo loại đất và vùng kinh tế. Dựa trên khung giá đất, UBND tỉnh xây dựng Bảng giá đất và trình HĐND cùng cấp thông qua. Bảng giá đất có giá đất theo loại đất và vị trí trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc TW. Hệ số giá đất do UBND cấp tỉnh quy định. Việc xây dựng bảng giá đất và xác định giá đất cụ thể do Bộ TNMT hướng dẫn chi tiết dựa trên NĐ của CP.

* Giá đất được lấy làm cơ sở cho một số khoản thu ngân sách từ đất: - Tiền sử dụng đất

- Tiền thuê đất

- Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp: Bảng giá đất là căn cứ để tính thuế sử dụng đất, ngoại trừ thuế sử dụng đất nông nghiệp.

- Thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất - Nộp lệ phí trước bạ nhà đất.

Tài liệu tham khảo

-Giáo trình Luật Đất đai - Luật Đất đai 2013

- Nghị định số 44/2014/NĐ-CP - Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT

- tapchitaichinh-hoan-thien-chinh-sach-ve-gia-dat - tinnganh-nhung-bat-cap-trong-gia-dat-va-he-luy

Họ và tên: Nguyễn Thị Hương Mssv : 18061218

Học phần: Luật Đất đai và Môi trường.

BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ PHẦN ĐẤT ĐAI

Đề tài: Giá đất? Liên hệ thực tế.

Bài làm

A.Giá đất

Một phần của tài liệu Tiểu luận luật đất đai về giá đất và liên hệ thực tế (Trang 30 - 34)