Các biện pháp khác

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tăng cường công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể (Trang 75 - 89)

3.3.5.1. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ công chức Thuế

Ngoài việc đào tạo bồi dưỡng cho các cán bộ công chức Thuế về chuyên môn nghiệp vụ thì Chi cục Thuế khu vực Đồ Sơn - Kiến Thụy cần quan tâm về trình độ tin học, cũng như đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ công chức. Hướng đến mục tiêu xây dựng một đội ngũ cán bộ công chức tận tâm, tận tụy, không những giỏi về chuyên môn mà còn được cả lòng dân. Triển khai, tổ chức các lóp tập huấn khi có chính sách thuế mới là công tác mà Chi cục Thuế Khu vực Đồ Sơn - Kiến Thụy cần thường xuyên tập trung củng cố. Vì địa bản khu vực Đồ Sơn -

Kiến Thụy là một địa bàn đặc biệt, các khu vực quản lý cách nhau xa cũng như trình độ nhận thức về thuế của NNT ở khu vực này còn hạn chế. Trong quá trình tập huấn cần thường xuyên đặt câu hỏi cũng như kiểm tra để giúp cho cán bộ công chức thuế có thể hiểu rõ hơn và nắm bắt được chính xác những thông tin cần thiết. Để có thể truyền đạt lại được những nội dung cơ bản quan trọng nhất cho NNT cũng như các cán bộ công chức Thuế khác.

Ngoài các lớp học đào tạo bồi dưỡng hay các lớp tập huấn thì cán bộ công chức thuế có thể tự tìm hiểu thông qua các văn bản pháp luật hiện hành, qua sách báo, tivi hay những tài liệu có ở trên Chi cục khu vực quản lý nhằm nâng cao kiến thức, trình độ năng lực nghiệp vụ chuyên môn. Khi đã nắm vững các kiến thức chuyên môn thì mới có thể trả lời giải thích những câu hỏi của NNT, giúp NNT hiểu và có ý thức chấp hành nghĩa vụ thuế theo đúng pháp luật. Đối với những cán bộ công chức trẻ mới vào thì cần chủ động tìm hiểu đặc điểm, tình hình của địa bàn khu vực mà mình quản lý. Thường xuyên xuống dưới các hộ KDCT để làm quen và trao đổi từ đó giúp cho công tác quản lý sau này được thuận lợi và dễ dàng hơn.

Chi cục Thuế khu vực Đồ Sơn - Kiến Thụy cần thường xuyên thay đổi, luân chuyển vị trí công tác của các cán bộ công chức dưới các Đội QLTLPX nhằm tránh phát sinh những quan hệ tiêu cực với hộ KDCT. Giúp các cán bộ công chức thuế thay đổi môi trường làm việc tạo cơ hội học tập, phát triển năng lực của bản thân. Thường xuyên cập nhật thông tin về số thu của các Đội QLTLXP để cho các đội tự kiểm tra lẫn nhau cũng như tạo động lực, tính ganh đua trong các Đội.

Liên tục đảy mạnh thực hiện công tác tinh giảm biên chế để có thể nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức. Mở các kỳ thi tuyển cán bộ công chức mới với yêu cầu cao cả về chuyên môn lẫn đạo đức để dần dần thay đổi các cán bộ cũ có tình trạng quan liêu.

3.3.5.2. Tăng cường giảm sát và tổ chức quy trình thu thuế một cách hiệu quả

Bố trí nhân sự của đội QLTLPX và giữ các đội nghiệp vụ. Việc sắp xếp, bố trí cho các cán bộ công chúc cần phải xem xét đến khu vực mà cán bộ đó sẽ quản

lý, để làm sao cho không có khu vực nào thừa cán bộ cũng như không có khu vực nào bị thiếu cán bộ. Chi cục Thuế khu vực Đồ Sơn - Kiến Thụy cần sắp xếp, phân công các cán bộ công chức quản lý sao cho phù hợp với năng lực, trình độ của từng người nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả của công tác quản lý. Thiết lập đội ngũ cán bộ công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, thành thạo sử dụng các phần mềm công nghệ, có phẩm chất đạo đức tốt, yêu ngành và tinh thần phục vụ nhân dân phục vụ đất nước. Liên tục quán triệt ý thức trách nhiệm của từng cán bộ công chức thuế phải luôn tự chịu trách nhiệm trong khu vực mà mình quản lý nếu để xảy ra vi phạm. Chi cục trưởng là người chịu trách nhiệm trực tiếp về quản lý thu thuế trên địa bàn khu vực Đồ Sơn - Kiến Thụy, phải luôn trực tiếp kiểm tra các địa bàn về tình hình quản lý thu thuế để có những giải pháp xử lý ngay khi phát sinh ra các vấn đề vi phạm. Chi cục trưởng phân công, bàn giao cho các Chi cục phó, phụ trách theo từng địa bàn khu vực quản lý hoặc theo từng lĩnh vực quản lý. Các Chi cục phó phải chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng về địa bàn, lĩnh vực mà mình được giao quản lý và phải chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng khi để xảy ra các hiện tượng vi phạm ở trên địa bàn của mình. Các Đội trưởng Đội QLTLPX phải chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc quản lý thu thuế trong phạm vi được phân công.

3.3.5.3. Tăng cường áp dụng trang thiết bị máy móc, công nghệ thông tin vào công tác quản lý thu thuế

Tính đến nay trên địa bàn Chi cục Thuế khu vực Đồ Sơn - Kiến Thụy đã trang bị đầy đủ trang thiết bị máy móc cho các cán bộ công chức thuế. Đẩy mạnh công tác sử dụng dịch vụ điện tử cho các doanh nghiệp. Nếu ở năm 2016 số lượng doanh nghiệp sử dụng dịch vụ điện tử chỉ chiếm khoảng 60%, doanh nghiệp đăng ký thuế, khai thuế chỉ chiếm khoảng 50% thì đến nay theo thống kê của đội NVQLT ở năm 2020 trên địa bàn đã có 90% doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ điện tử và có tới 65% doanh nghiệp kê khai, đăng ký thuế thông qua điện tử. Như vậy có thể thấy Chi cục Thuế khu vực Đồ Sơn - Kiến Thụy trong thời gian tới sẽ hướng tới mục tiêu quản lý thu thuế bằng thông tin điện tử theo như chiến lược cải

cách hệ thống quản lý thuế của Bộ Tài Chính. Bởi vậy ngay từ lúc này Chi cục Thuế khu vực Đồ Sơn - Kiến Thụy có kế hoạch tăng cường áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế. Việc đầu tiên Chi cục Thuế khu vực Đồ Sơn - Kiến Thụy cần tổ chức thiết lập đội ngũ cán bộ công chức chuyên phụ trách công nghệ thông tin để có thể tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức khai thác và vận hành một cách hiệu quả các trang thiết bị, cũng như sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng vào công tác quản lý thu thuế. Ngoài ra Chi cục Thuế khu vực Đồ Sơn - Kiến Thụy cần tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ đối với NNT để NNT tích cực áp dụng các phần mềm công nghệ quản lý thuế vào việc kê khai, nộp thuế.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1. Kết luận

Trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay đã kích thích tăng trưởng kinh tế - xã hội trong mọi ngành nghề tử đó số lượng các hộ kinh doanh trên địa bàn khu vực Đồ Sơn - Kiến Thụy trong những năm qua đã tăng mạnh cả về số lượng lẫn quy mô không những thế còn đa dạng hóa trong ngành nghề kinh doanh. Từ đó làm cho vấn đề quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh được quan tâm, chú trọng và đầu tư nhiều hơn.

Những năm qua Chi cục Thuế khu vực Đồ Sơn - Kiến Thụy đã có nhiều nỗ lực trong công tác quản lý thu thuế hộ kinh doanh trên địa bàn và cũng đã đạt được những thành công nhất định. Tuy nhiên, trước mắt vẫn còn những nhiệm vụ khó khăn đặc biệt là trong giai đoạn tình hình dịch bệnh diễn biến hết sức khó khăn khiến cho nền kinh tế chịu tổn thất nặng nề. Do đó, cần phải có sự đổi mới trong công tác quản lý thu thuế đối với hộ KDCT thì Chi cục Thuế khu vực Đồ Sơn - Kiến Thụy mới có hoàn thành được nhiệm vụ và đạt được mục tiêu đề ra.

Sau khi nghiên cứu về thực trạng quản lý thu thuế hộ KDCT tại Chi cục Thuế khu vực Đồ Sơn - Kiến Thụy đề tài đã phân tích và làm rõ những lý luận cơ bản về thuế và quản lý thu thuế đối với các hộ KDCT. Qua đó chỉ ra được những vấn đề đang vướng mắc và những khó khăn quá trình quản lý thu thuế như: chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ công chức còn chưa cao, công tác tuyên truyền hỗ trợ hộ KDCT còn chưa thực sự hiệu quả, tổ chức kiểm tra rà soát các hộ KDCT còn chưa tốt...Từ đó cũng đã đề ra các biện pháp với mục đích nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế hộ KDCT tại Chi cục Thuế khu vực Đồ Sơn - Kiến Thụy, Hải Phòng.

2. Đề xuất

Trong những năm gần đây mặc dù hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về thuế đã được hoàn thiện và tạo được khung pháp lý cơ bản cho hoạt động sản xuất của hộ KDCT. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số điểm bất hợp lý. Cụ thể như:

Theo như Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, hộ sản xuất KDCT không được có quá mười người lao động, việc này làm cản trờ việc mở rộng quy mô sản xuất của hộ.

Kiến nghị Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế xem xét sớm xây dựng Thông tư quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế để phù hợp với tình hình thực tế, yêu cầu cải cách, hiện đại hóa hệ thống thuế, thông lệ quốc tế. việc áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật: Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 nay là Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, Nghị định số 83/2013/NĐ-CP, Thông tư số 156/2013/TT-BTC và được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư số 204/2015/TT-BTC (Thông tư 204) của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, quá trình triển khai áp dụng thời gian qua cho thấy một số nội dung cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện để phù hợp với tình hình thực tế, yêu cầu cải cách, hiện đại hóa hệ thống thuế, thông lệ quốc tế, cũng như để đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế.

Nội dung dự thảo Thông tư này quy định một cách bao quát, toàn diện việc áp dụng quản lý rủi ro xuyên suốt trong các chức năng, nghiệp vụ quản lý thuế từ đăng ký thuế; khai thuế; nợ thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; hoàn thuế; kiểm tra; thanh tra thuế; quản lý hóa đơn, chứng từ và các chức năng, nghiệp vụ quản lý thuế khác.

Để tăng cường quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh, đặc biệt là các hộ quy mô lớn, kịp thời ngăn chặn tình trạng sử dụng hóa đơn để hợp thức hóa đầu vào, đề xuất Bộ Tài chính đang xây dựng Dự thảo Thông tư về thuế và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, trong đó, có quy định về quản lý thuế đối với hộ kinh doanh quy mô lớn. có thể kê khai thuế theo tháng hoặc quý và không phải quyết toán thuế. Các hộ này sẽ phải thực hiện việc khai và nộp thuế điện tử, hóa đơn điện tử khi cơ quan thuế áp dụng hóa đơn điện tử trên toàn quốc. Khi cơ quan thuế chưa triển khai, hộ kinh doanh lớn vẫn khai hồ sơ giấy và sử dụng hóa đơn giấy do cơ quan thuế đặt in.

Ngoài ra, để tăng tính ổn định của các chính sách thuế mới, Bộ Tài Chính và Tổng cục Thuế trước khi ban hành cần phải có bố một đội ngũ cán bộ công chức thuế đi khảo sát tính thực tiễn và khả năng thực hiện trên khắp cả nước với một khoảng thời gian tương đương, để từ đó có thể xác định được tính hiệu quả của chính sách thuế mới. Tránh tình trạng, chính sách mới ra không phù hợp và phải đưa vào chỉnh sửa gây tổn hao nhiều chi phí.

Thêm vào đó. hầu hết các hộ KDCT muốn mở rộng quy mô đều bị hạn chế về thông tin thị trường, vốn. Do đó các cơ quan chức năng nên có các chính sách ưu đãi về lãi suất, hỗ trợ vay tín chấp nhằm tăng hiệu quả hoạt động.

Cần phải có sự phối họp mạnh mẽ hơn giữa các cơ quan chức năng có liên quan với cơ quan thuế. Cần liên tục tham mưu của hội đồng tư vấn thuế cũng như chính quyền địa phương với cơ quan thuế về trường hợp các hộ KDCT hoạt động có mức doanh thu khoán chưa sát với mức doanh thu thực tế, những hộ KDCT cần được kiểm tra rà soát và những trường hợp cần phải đặc biệt chú ý khác.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. TS.Phan Hữu Nghị, PGS.TS. Nguyễn Thị Bất (2020). Giáo trình thuế. NXB Đại học kinh tế quốc dân.

[2]. TS.Lê Xuân Trường (2010). Giáo trình Quản lý thuế. NXB Tài Chính, Hà Nội. [3]. Chính Phủ (2016), Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí môn bài;

[4]. Chính Phủ (2021), Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính Phủ về đăng ký doanh nghiệp;

[5]. Bộ Tài Chính (2013), Thông tư 156/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của luật quản lý thuế, luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật quản lý thuế và nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/07/2013 của chính phủ.

[6]. Bộ Tài Chính ( 2015), Thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế GTGT và thuế TNCN đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh, hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế số 71/2014/QH13 và nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 củ chính phủ quy định chi tiết thi hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về thuế;

[7]. Bộ Tài Chính (2015), Thông tư 152/2015/TT-BTC ngày28/09/2015 hướng dẫn về thuế tài nguyên;

[8]. Bộ Tài Chính (2015), Thông tư 208/2015/TT-BTC ngày 28/12/2015 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về chế độ kế toán cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh;

[9]. Bộ Tài Chính (2019), Quyết định số 110/QĐ-BTC ngày 14/01/2019 của Bộ Tài Chính quy định chức năng, nhiệm vu, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế quận, huyện, thị xã, thành phố và Chi cục Thuế khu vực thuộc Cục thuế tỉnh, thành phố;

[10]. Bộ Tài Chính (2020), Thông tư số 105/2020/TT-BTC ngày 03/12/2020 của Bộ Tài chính hướng dẫn về đăng ký thuế;

[11]. Bộ Tài Chính (2021), Thông tư 40/2021/TT-BTC ngày 01/06/2021 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về thuế GTGT, Thuế TNCN và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh;

[12]. Bộ Tài Chính (2021), Thông tư 80/2021/TT-BTC ngày 29/09/2021 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế;

[13]. Bộ Tài Chính (2021), Thông tư số 88/2021/TT-BTC ngày 11/10/2021 của Bộ Tài Chính hướng dẫn chế độ kế toán cho các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh;

[14]. Tổng Cục Thuế (2019), Quyết định số 245/QĐ-TCT ngày 25/03/2019 của Tổng Cục Thuế quy đinh chức năng, nhiệm vụ của các Đội thuộc Chi cục thuế;

[15]. Tổng Cục Thuế (2015), Quyết định số 2371/QĐ-TCT ngày 18/12/2015 của Bộ Tài Chính quy định về quy trình quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh; [16]. Quốc Hội (2019), Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14;

Các website:

[17]. Haiphong.gov.vn. [18]. gdt.gov.vn

PHỤ LỤC 01

BIỂU LỆ PHÍ MÔN BÀI ÁP DỤNG ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ

Đơn vị tính: Nghìn đồng

Bậc thuế Doanh thu/ năm Mức Lệ phí môn bài cả năm

1 Trên 500.000 1.000

2 Trên 300.000 đến 500.000 500

3 Trên 100.000 đến 300.000 300

4 Dưới 100.000 Không phải nộp

Phụ lục II

DANH MỤC NGÀNH NGHỀ TÍNH THUẾ GTGT, THUẾ TNCN THEO TỶ LỆ % TRÊN DOANH THU ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH, CÁ NHÂN KINH

DOANH

(Ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

STT Danh mục ngành nghề Thuế suất thuế

GTGT

Thuế suất thuế TNCN

1.

Phân phối, cung cấp hàng hóa

- Hoạt động bán buôn, bán lẻ các loại hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tăng cường công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể (Trang 75 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)