Học thuyết điều dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động thể lực ở người bệnh đái tháo đường type 2 tại bệnh viện nội tiết tỉnh sơn la năm 2016 (Trang 26 - 28)

Học thuyết tự chăm sóc và mô hình niềm tin sức khỏe được áp dụng trong nghiên cứu này.

Học thuyết tự chăm sóc: Tự chăm sóc là một khái niệm đa chiều và có

định nghĩa khác nhau. Trong số các định nghĩa, định nghĩa của tự chăm sóc Orem là nhất quán hơn. Orem (1995) lập luận rằng, tự chăm sóc là một hoạt động cá nhân để chăm sóc và duy trì sức khỏe của bản thân và bệnh riêng và phòng các biến chứng bệnh liên quan. Điều này có thể được thực hiện thông qua việc quản lý và tiếp tục hoạt động lối sống lành mạnh, hoạt động thể lực, dinh dưỡng và sử dụng thuốc. Như

vậy, cùng với điều này, Orem mô tả cách tự chăm sóc đó là khả năng của bản thân để đánh giá, giám sát và đưa ra quyết định phù hợp.

Mô hình niềm tin sức khoẻ (HBM): Được giới thiệu những năm 1950 bởi

các nhà tâm lý học làm việc tại cơ quan y tế cộng đồng Mỹ, mô hình niềm tin sức khoẻ (HBM) là một trong những mô hình được biết đến rộng rãi nhất trong lĩnh vực thay đổi hành vi. Những nhà tâm lý này quan tâm đến việc phát triển sử dụng dịch vụ để chẩn đoán sớm và dự phòng lao phổi như tiêm phòng và chụp Xquang ngực. Họ cho rằng điều trị người sợ mắc những bệnh nặng và những hành vi liên quan đến sức khoẻ phản ánh mức độ sợ hãi của một người và thống kê bao gồm những điều thấy được của việc nếu những lợi ích của việc thay đổi hành vi có giá trị hơn những điều ứng dụng của nó và những trở ngại tâm lý của họ. Ngắn gọn lại, những cá nhân tự đánh giá bên trong họ những lợi ích của việc thay đổi hành vi và tự quyết định có hành động hay không. Mô hình niềm tin sức khoẻ (HBM) xác định 4 mặt của sự đánh giá này:

­ Sự nhạy cảm hiểu được về sức khoẻ kém

­ Hiểu được mức độ nghiêm trọng của sức khoẻ kém ­ Hiểu được lợi ích của thay đổi hành vi

­ Hiểu được những trở ngại của việc hành động.

Sau đó thêm nguyên tắc "Tự hiệu lực – Self­efficacy ". Một tổ hợp chính xác của sự nhận thức phát triển thêm sự sẵn sàng hành động. Những thông điệp cải tiến sức khoẻ, thông qua phương tiện truyền thông, giáo dục đồng đẳng và các can thiệp khác hoạt động giống như tín hiệu (ám hiệu, kêu gọi) hành động (cues to action) biểu lộ sự sẵn sàng hoạt động và hành vi công khai. Những kêu gọi này thường cần thiết để vượt qua những thói quen không tốt như: không đeo dây an toàn, ăn thức ăn giàu chất béo hoặc hút thuốc. Mô hình niềm tin sức khoẻ (HBM) cũng giúp cho xác định điểm đòn bẩy của sự thay đổi. Một người hút thuốc nghĩ rằng họ không thể tự bỏ thuốc sẽ được nhận những thông tin đặc hiệu và được động viện để tham gia vào chương trình cai thuốc lá có trợ giúp [6]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động thể lực ở người bệnh đái tháo đường type 2 tại bệnh viện nội tiết tỉnh sơn la năm 2016 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)