Ảnh hưởng của đặc điểm các nhân, kiến thức, sự tự tin, rào cản và hỗ trợ xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động thể lực ở người bệnh đái tháo đường type 2 tại bệnh viện nội tiết tỉnh sơn la năm 2016 (Trang 48 - 63)

xã hội đối với hoạt động thể lực ở người bệnh ĐTĐ type 2.

Bảng 3.15. Mối liên quan giữa nhân khẩu học với hoạt động thể lực

Đặc điểm Hoạt động thể lực p (test 2) Hoạt động ít (n=157) Hoạt động đủ (n=89) SL TL(%) SL TL(%) Tuổi 20 ­ <40 3 27,3 8 72,7 <0,05 40 ­ <60 85 62,5 51 37,5 ≥ 60 69 69,7 30 30,3 Dân tộc Kinh 83 74,1 29 25,9 >0,05 Thái 110 86,6 17 13,4 Khác 6 85,7 1 14,3 BMI <18 65 71,4 26 28,6 >0,05 18 – 23 13 68,4 6 31,6 >23 79 58,1 57 41,9 Tình trạng hôn nhân Độc thân 0 0,0 1 100,0 >0,05 Góa vợ (hoặc chồng) 16 61,5 10 38,5

Có gia đình 141 64,4 78 35,6 Trình độ học vấn Không biết chữ 13 68,4 6 31,6 >0,05 Tiểu học 47 62,7 28 37,3 Trung học cơ sở 17 50,0 17 50,0 Trung học phổ thông 36 65,5 19 34,5 Trung cấp, cao đẳng 10 58,8 7 41,2 Đại học trở lên 34 73,9 12 26,1 Nghề nghiệp Nông dân 102 64,2 57 35,8 >0,05 Viên chức 7 46,7 8 53,3 Tự do 5 50,0 5 50,0 Công nhân 2 100,0 0 0,0 Hưu trí 41 68,3 19 31,7

Nhận xét: Bảng 11 cho thấy tỷ lệ hoạt động thể lực đủ ở những đối tượng có

độ tuổi từ 20 – 40 tuổi cao hơn ở các đối tượng có độ tuổi từ 40 ­60 sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05

Bảng 3.16. Mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh và hoạt động thể lực

Thời gian mắc Hoạt động thể lực p(test 2) Hoạt động ít (n=157) Hoạt động đủ (n=89) SL TL(%) SL TL(%) Dưới 5 năm 108 63,2 63 36,8 > 0,05 5 – 10 năm 41 64,1 23 35,9 Trên 10 năm 8 72,7 3 27,3

Nhận xét: Kết quả cho thấy thời gian mắc bệnh không liên quan đến hoạt

Bảng 3.17. Mối liên quan giữa nồng độ HBA1C và hoạt động thể lực HBA1C Hoạt động thể lực p(test 2) Hoạt động ít (n=157) Hoạt động đủ (n=89) SL TL(%) SL TL(%) HBA1C ≤ 7 82 58,2 59 41,8 < 0,05 HBA1C >7 75 71,4 30 28,6

Nhận xét: Kết quả cho thấy trong nhóm hoạt động thể lực đủ thì số người có

chỉ số hba1c < 7 cao hơn là những người có chỉ số hba1c >7 tỷ lệ tương ứng (41,8% , 28,6%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,05)

Bảng 3.18: Mối liên quan giữa kiến thức của người bệnh với hoạt động thể lực

Kiến thức Hoạt động thể lực p(test 2) Hoạt động ít (n=157) Hoạt động đủ (n=89) SL TL(%) SL TL(%) Dưới 50% điểm 42 75,0 14 25,0 < 0,05 Từ 50% điểm trở lên 115 60,5 75 39,5

Nhận xét: Kết quả cho thấy những người hoạt động thể lực đủ trả lời về các

câu hỏi kiến thức có điểm số từ 50% điểm trở lên cao hơn những người trả lời với tổng tỷ lệ tương ứng (39,5%, 25,0%), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê P < 0,05

Bảng 3.19: Mối liên quan giữa mức độ rào cản của người bệnh với hoạt động thể lực

Rào cản

Hoạt động thể lực

p(test 2) Hoạt động ít Hoạt động đủ

SL TL(%) SL TL(%)

Dưới 50% 22 32,8 45 67,2

< 0,05

Từ 50% trở lên 135 75,4 44 24,6

Nhận xét: Kết quả cho thấy nhóm người bệnh hoạt động thể lực ít trả lời các

câu hỏi về mức độ nhận thức các rào cản (75,4%) cao hơn ở nhóm người hoạt động thể lực đủ (32,8%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê P < 0,05)

Bảng 3.20: Sự liên quan giữa mức độ tự tin của người bệnh với hoạt động thể lực

Mức độ tự tin Hoạt động thể lực p(test 2) Hoạt động ít (n=157) Hoạt động đủ (n=89) SL TL(%) SL TL(%) Dưới 50% điểm 102 91,9 9 8,1 < 0,05 Từ 50% điểm trở lên 55 40,7 80 59,3

Nhận xét: kết quả cho thấy trong nhóm hoạt động thể lực đủ trả lời

các câu hỏi về sự tự tin ở mức trên 50% số điểm là cao hơn những người trả lời có điểm số dưới 50% tỷ lệ tương ứng (59,3%, 8,1%), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê P < 0,0

Bảng 3.21. Mối liên quan giữa sự hỗ trợ của gia đình người bệnh với hoạt động thể lực Hỗ trợ gia đình Hoạt động thể lực p(test 2) Hoạt động ít (n=157) Hoạt động đủ (n=89) SL TL(%) SL TL(%) Dưới 50% điểm 88 87,1 13 12,9 < 0,05 Từ 50% điểm trở lên 111 76,6 34 23,4

Nhận xét: Kết quả cho thấy nhóm hoạt động thể lực đủ số người trả lời là có

sự giúp đỡ từ gia đình cao hơn là những câu trả lời k có sự giúp đỡ từ gia đình tỷ lệ tương ứng (23,4%, 12,9%), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê P < 0,05

Bảng 3.22. Mối liên quan giữa sự hỗ trợ của bạn bè người bệnh với hoạt động thể lực. Hỗ trợ bạn bè Hoạt động thể lực p(test 2) Hoạt động ít (n=157) Hoạt động đủ (n=89) SL TL(%) SL TL(%) Dưới 50% số điểm 56 76,7 17 23,3 < 0,05 Từ 50% điểm trở lên 101 58,4 72 41,6

Nhận xét: Kết quả cho thấy nhóm hoạt động thể lực đủ số người trả lời là có

sự giúp đỡ từ bạn bè cao hơn là những câu trả lời k có sự giúp đỡ từ bạn bè tỷ lệ tương ứng (41,6%, 23,3%), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê P < 0,05.

CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 1. Hoạt động thể lực ở những người bệnh ĐTĐ type 2

Trong nghiên cứu này, hoạt động thể lực ở những người ĐTĐ type 2 được tính toán bằng tổng thời gian (số phút) bao gồm cả thời gian của hoạt động thể lực trong công việc, hoạt động đi lại và hoạt động giả trí trong 1 tuần. Theo khuyến cáo của WHO (2015), trong một tuần, bao gồm cả hoạt động thể lực trong công việc, trong thời gian đi lại và vui chơi giải trí, một người trưởng thành cần có ít nhất: 150 phút hoạt động thể lực ở cường độ trung bình trong 1 tuần (hoạt động thể lực đủ). Hoạt động thể lực dưới 150 phút trong tuần là mức độ hoạt động thể lực ít. Kết quả cho thấy thời gian hoạt động thể lực trung bình là 139,0 phút (SD = 38,3), chủ yếu các hoạt động thể lực của người bệnh là hoạt động trong công việc (M = 51,6, SD = 43), tiếp đến là hoạt động giải trí và hoạt động đi lại tương ứng với (M = 49,9, SD = 45,9; M = 37,5 , SD = 36,4). Điều này cho thấy hoạt động thể lực ở những người bệnh đái tháo đường type 2 tham gia nghiên cứu này là hoạt động thể lực ít trong 1 tuần (63,8%) và hoạt động đủ còn rất thấp (36,2%). Như vậy họ đã chưa thực hiện theo khuyến cáo về hoạt động thể lực của WHO. Đây là một nghiên cứu về hoạt động thể lực cao hơn so với một số nghiên cứu trước đó. Trong một nghiên cứu về các yếu tố liên quan đến hoạt động thể lực ở người Mỹ gốc Phi, họ chỉ ra rằng chỉ có 28,7% số đối tượng đã thực hiện hoạt động thể lực ở mức độ trung bình theo khuyến cáo về hoạt động thể lực của WHO [43]và một nghiên cứu về hoạt động thể lực của Smith năm 2005, họ chỉ ra rằng có 33,6% người bệnh đái tháo đường type 2 hoạt động thể lực đủ theo khuyến cáo. Nhưng thấp hơn so với một số nghiên cứu khác về hoạt động thể lực ở người bệnh ĐTĐ type 2 tại Kuala Lumpur, họ chỉ ra rằng 67% số người tham gia có mức độ hoạt động thể lực ở mức độ trung bình [48] và nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động thể lực ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 tại Hà Nội đã chỉ ra rằng có 66,3% người bệnh ĐTĐ type 2 hoạt động thể lực ở mức độ trung bình theo khuyến cáo của WHO [10]. Tuy nhiên kết quả của nghiên cứu này cũng hiện diện trong nhiều nghiên cứu trước đây. Một nghiên cứu, tại

thấp [59]. Sự khác biệt này cũng có thể là do có 64,6% người tham gia nghiên cứu là nông dân, với những công việc chủ yếu là làm nương, làm rãy, chăn nuôi thì họ đã rất bận rộn với công việc của họ, trong đó 1 số người cảm thấy công việc của họ đã đủ mệt mỏi làm cho họ lười biếng tập thể dục thể thao và họ cũng lười biếng đi bộ hoặc đi xe đạp. Bởi vì công việc của họ là làm theo mùa vụ, hết mùa vụ là họ chủ yếu ở nhà nghỉ ngơi, và trong nghiên cứu này chúng tôi đã tiến hành thu thập số liệu vào khoảng thời gian gần hết mùa vụ vì vậy mà thời gian hoạt động thể lực trong thời gian này là thấp. Ngoài ra nghiên cứu của chúng tôi đánh giá về hoạt động thể lực dựa trên sự phỏng vấn trực tiếp về thời gian hoạt động thể lực trên người bệnh đái tháo đường type 2 thay vì những cuốn sổ lưu giữ và ghi lại thời gian hoạt động thể lực của họ và cũng có thể do trong nghiên cứu này những người bệnh đái tháo đường type 2 là đa Dân tộc nên có sự bất đồng ngôn ngữ của người đi phỏng vấn với người bệnh (51,6% người bệnh tham gia là dân tộc Thái)

Kết quả của nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hầu hết những người bệnh đái tháo đường type 2 hoạt động thể lực ở mức độ đủ chủ yếu từ hoạt động thể lực trong công việc, một phần ít là hoạt động thể lực từ giải trí. Nó có nghĩa là họ đã không di chuyển nhiều. Từ đó, thời gian hoạt động đi lại cũng không cao (M = 37,5 , SD = 36,4). Điều này cho thấy nghề nghiệp lao động chân tay làm cho họ lười tập thể dục, lười đi lại mà chỉ muốn nghỉ ngơi sau khi đi làm về. Đây cũng là một điều dễ thấy do tính chất công việc của họ, và cũng có thể do nghiên cứu này thực hiên tại thành phố Sơn La vớ nhiều dân tộc sinh sống nên lối sống và suy nghĩ của họ về hoạt động thể lực là có sự khác nhau. Dó đó mà trái ngược với kết quả nghiên cứu của Đỗ Thị Kim Thu, 2015 tại hà Nội đã chỉ ra rằng Nghề nghiệp lao động chân tay cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động thể lực. Nghiên cứu này có sự khác biệt so với nghiên cứu khác, một nghiên cứu tại Thái Lan, với 62 nam và 134 nữ mắc bệnh ĐTĐ type 2, tác giả chỉ ra rằng hầu hết các đối tượng tập thể dục đều đặn ít nhất 3 lần mỗi tuần (65,85%), và họ thích đi bộ (67%) [47]. Một nghiên cứu khác về hoạt động thể lực ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập, đã chỉ ra rằng đi bộ, tập thể dục là hoạt động phổ biến nhất với 78% [36]. Kết quả này đã được giải thích một cách tích

cực mà hầu hết các công việc của họ tùy thuộc vào công việc khá khó khăn, ví dụ người lao động bình thường, nông dân và bà nội trợ (35,7%). Từ phát hiện này, Điều dưỡng viên nên đề nghị những người bệnh đái tháo đường type 2 nên tập thể dục để thư giãn như cầu lông, bóng đá, bóng bàn, đi bộ… Bởi vì họ gần như hoạt động thể lực ở mức độ đủ từ công việc của họ, đó là tốt, nhưng nó có thể mang lại sự căng thẳng và mệt mỏi đối với họ. Do đó, khi họ thư giãn bằng tập thể dục, nó có thể làm cho họ cảm thấy thoải mái và hứng thú.

2. Sự liên quan về nhân khẩu học, kiến thức về hoạt động thể lực, mức độ nhận thức về các rào cản, mức độ nhận thức về sự tự tin, hỗ trợ xã hội tới hoạt động thể lực

2.1. Đặc điểm nhân khẩu học của những người bệnh ĐTĐ type 2 tham gia nghiên cứu

Những người bệnh ĐTĐ type 2 tham gia nghiên cứu có độ tuổi trung bình là 57,7 (SD = 10,8), thường tập trung trong độ tuổi từ 40 – 60 tuổi chiếm 55,7%. Tỷ lệ nữ (55.3%) nhiều hơn so với nam giới (44.7%). Trong dịch tễ học bệnh đái tháo đường tại TP.HCM và một số yếu tố liên quan, họ đã chỉ ra rằng, tuổi (trên 40) là một trong các yếu tố liên quan với rối loạn chuyển hóa đường [5].

Hoạt động thể lực có liên quan đến tuổi, người bệnh 20 ­ 40 tuổi hoạt động thể lực đủ theo khuyến cáo cao hơn nhóm tuổi 40 ­ 60 tuổi và trên 60 tuổi (p < 0,05). Cho thấy tần suất hoạt động thể lực giảm theo tuổi tác, điều này cũng dễ hiểu, trong nghiên cứu này hoạt động thể lực chủ yếu là trong công việc, mà công việc ở đây chủ yếu là nông dân. Vì vậy mà tần suất hoạt động thể lực giảm theo tuổi tác. kết quả này cũng hiện diện trong một số nghiên cứu [43], [53], [49].

Xét về cân nặng và BMI, tỷ lệ béo thừa cân béo phì tương đối cao (55,3%). Kết quả này cao hơn nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh của (47,2%) [5]. Có lẽ bởi vì nghiên cứu của chúng tôi tiến hành trên những người bệnh đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Nội Tiết tỉnh Sơn La, nơi mà có nhiều dân tộc sinh sống nên thói quen về sinh hoạt, ăn uống và văn hóa có sự khác biệt nhau. Đặc biệt là dân tộc Thái trong bữa ăn chính của họ chủ yếu là tinh bột (chủ yếu là cơm nếp) và thịt

nướng, ở đây họ rất ít ăn rau mà chủ yếu là măng khô và măng tươi. Đáng ra đối với những người thừa cân và béo phì là những người cần phải tập thể dục nhiều hơn, tuy nhiên, trong nghiên cứu này cho thấy những người bệnh thừa cân béo phì lại ít hoạt động thể lực, nghĩa là BMI không liên quan tới hoạt động thể lực. Có thể ngay từ ban đầu những người bệnh ĐTĐ type 2 đã thừa cân béo phì do lối sống sinh hoạt, chế độ ăn uống và ít hoạt động ngay từ trước khi được chẩn đoán là ĐTĐ type 2 cho nên tới thời gian chúng tôi nghiên cứu thì họ vẫn chưa xuống được cân nặng. Kết quả này như là nghiên cứu của [13].

Xét về chỉ số chỉ số HbA1C < 7 tương đối cao (57,3%), điều này cho thấy tỷ lệ số người kiểm soát đường huyết tương đối tốt. So kết quả với các nghiên cứu khác, chỉ số HbA1C < 7 của nghiên cứu này cao hơn chỉ số HbA1C < 7 (32%) trong nghiên cứu của [13] và họ đã chỉ ra rằng chỉ số Hba1c có liên quan đến hoạt động thể lực. Điều này tương đồng so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi.

Xét về nghề nghiệp, họ chủ yếu là nông dân (64,6%), tỷ lệ nghỉ hưu tương đối (24.4%). Kết quả cho thấy nghề nghiệp không liên quan tới hoạt động thể lực. Trái ngược với một số nghiên cứu trước đây, nghiên cứu về hoạt động thể lực của Đỗ Thị Kim Thu, 20015 đã chỉ ra rằng nghề nghiệp là một yếu tố dự đoán hoạt động thể lực. Thực tế những người làm nông nghiệp, lao động chân tay thì thời gian hoạt động thể lực phải nhiều hơn là những người làm việc văn phòng, nhưng trong nghiên cứu này được tiến hành tại Thành phố Sơn La, nơi có nhiều dân tộc thiểu số với đời sống kinh tế tương đối khó khăn, vật chất và trí thức còn thiếu thốn, với họ công việc chính là 2 mùa trồng lúa, ngoài thời gian vất vả với 2 mùa vụ ra thì họ chỉ ở nhà nuôi con gà, con lợn. Bởi vậy trong khoảng thời gian chúng tôi tiến hành lấy số liệu thì thời gian hoạt động thể lực của họ ít hơn là những người nghỉ hưu, viên chức họ tham gia tập thể dục thể thao hàng ngày.

Trong nghiên cứu này, họ đều là những người trưởng thành, hầu hết trong số họ đã đã kết hôn (89%), tỷ lệ độc thân là rất hiếm (0,4%). Đa số những người tham gia nghiên cứu thuộc dân tộc Thái (51,6%), 45,5% thuộc dân tộc Kinh, họ chủ yếu mới học hết tiểu học (30.5%), tỷ lệ những người tham gia nghiên cứu học xong

Trung cấp, Cao đẳng, Đại học và sau Đại học tương đối thấp tương ứng với (6,9%, 18,7%), trong đó vẫn còn 7,7% số người ĐTĐ type 2 là không biết chữ, thời gian mắc bệnh của họ trung bình là 4,1 năm (SD = 3,6) và đa phần, họ kiểm soát glucose máu bằng cách sử dụng thuốc (94.3%), chế độ ăn uống (42.3%) và kết hợp giữa chế độ dinh dưỡng với kiểm tra đường huyết là (8.13%). Trái ngược với một số nghiên cứu trước đây, họ đã chỉ ra rằng: giới tính, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, thời gian mắc bệnh liên quan với hoạt động thể lực [43]. Nó có thể được giải thích rằng nghề nghiệp của họ chủ yếu là nông dân cho nên cả nam và nữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động thể lực ở người bệnh đái tháo đường type 2 tại bệnh viện nội tiết tỉnh sơn la năm 2016 (Trang 48 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)