Theo những dữ liệu công bố gần đây, tỷ lệ phản vệ ngày càng gia tăng trong những năm gần đây. Một phần do khả năng chẩn đoán phản vệ có nhiều tiến bộ hơn trước. Ước tính, khoảng 1-2% dân số toàn thế giới có ít nhất một lần phản vệ trong
đời, riêng Châu Âu là 4-5 trường hợp phản vệ /10.000 dân mỗi năm, ở Mỹ những năm gần đây là 58,9 trường hợp/100.000 dân hàng năm. Tỷ lệ tử vong của phản vệ ước tính là 1% [14]. Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra phản vệ là thức ăn, nọc côn trùng và thuốc. Tần số chính xác của các loại nguyên nhân phụ thuộc và tuổi, địa lý, sự tiếp xúc, nó cũng phụ thuộc vào nguồn dữ liệu.
Trong một nghiên cứu lớn gần đây 601 người bệnh bị phản vệ ở Mỹ có tới 22% nguyên nhân do thức ăn, 11% do thuốc [15]. Penicilin và nọc côn trùng vẫn là những nguyên nhân phổ biến nhất [12]. Thuốc cũng là nguyên nhân gây phản vệ
hay gặp nhất. Trong đó, các thuốc hay gặp phải kểđến kháng sinh, thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), thuốc cản quang, thuốc gây tê, gây mê, những thuốc sử dụng trong giai đoạn hậu phẫu là hay gặp nhất [13].
Nghiên cứu của Liew WK và cộng sự năm 2009 tại Úc cho thấy :thuốc là nguyên nhân hay gặp nhất gây tử vong do SPV. Trong 105 trường hợp SPV không do thức ăn thì có tới 64 trường hợp là do thuốc.
Nhóm tuổi tử vong cao nhất là từ 55 tuổi trở lên, với số lượng tương tự ở cả
nam và nữ. Penicilline là nguyên nhân gây tử vong chủ yếu ở các nhóm tuổi từ 60- 74 tuổi, tử vong do cephalosporin hay gặp ở nhóm từ 35 - 74 tuổi [10]. Tỷ lệ SPV do nọc côn trùng ở mỗi vùng địa lý khác nhau tùy thuộc vào khí hậu của từng vùng.
Ở Châu Âu tỷ lệ những phản ứng hệ thống do nọc côn trùng vào khoảng từ 0,5 - 7,5% tùy từng vùng. Tỷ lệ phản vệđược ghi nhận khoảng 7. 4 0,6 – 42% các trường hợp và thường thấp ở trẻ em [10].