Theo Nguyễn Năng An, dị ứng thuốc chiếm tỷ lệ cao (hơn 8,5% dân số) tại nhiều địa phương. Trong đó, phản vệ chiếm khoảng 10% các trường hợp dị ứng thuốc và có khoảng 10% tử vong do phản vệ [5]. Tỷ lệ phản vệ có xu hướng ngày càng tăng trong vòng 5 năm. Triệu chứng phản vệđa dạng biểu hiện ở nhiều cơ quan trong cơ thể, đứng hàng đầu là các triệu chứng trên da – niêm mạc, tim mạch và hô hấp. Tỷ lệ điều trị adrenaline chưa cao, chỉ chiếm 65,2% trong tổng số những trường hợp phản vệ [8].
Theo nghiên cứu của Tạ Thị Anh Thơ trên 140 Điều dưỡng tại bệnh viện K cho thấy: 100% nhận thức được đúng nguyên nhân gây phản vệ là thuốc nhưng vẫn còn 17% nhận thức không đúng khi coi các chế phẩm của máu không phải là nguyên nhân gây phản vệ. Trên 60% điều dưỡng viên chưa nắm rõ biểu hiện triệu chứng của phản vệ. 25% trả lời sai về các nguyên tắc ngừng tiếp xúc với dị nguyên và cho người bệnh nằm tại chỗ trong xử trí phản vệ và có tới 72,1% chưa biết nồng độ kháng sinh thử test [9].
Nghiên cứu mô tả cắt ngang về phòng và cấp cứu phản vệ tại bệnh viện Bắc Thăng Long năm 2013 của Nguyễn Thanh Vân cho kết quả: Phần lớn (>90%) ĐD có kiến thức đúng về nguyên nhân gây phản vệ, các biện pháp dự phòng và cách xử
trí. -Hầu hết (>90-100%) ĐD có kiến thức để nhận biết về các triệu chứng biểu hiện của phản vệ, cách sử dụng, liều dùng Adrenalin ở người lớn. Tuy nhiên, tỷ lệ ĐD chọn thời điểm xuất hiện triệu chứng đầu tiên của phản vệ còn thấp (56.2%) và 38%
ĐD hiểu sai về liều dùng Adrenalin ở trẻ em (tập trung cao ở khoa Đông y và khoa Nhi), đặc biệt là 47,4% ĐD cho là vẫn thử test kháng sinh với NB đã bị dị ứng với loại kháng sinh đó và có đến 8,8% điều dưỡng cho rằng không phải khai thác tiền sử dịứng trước khi dùng thuốc. Nghiên cứu đã chỉ ra là không có sự liên quan giữa thâm niên công tác với kiến thức về phản vệ nhưng có sự liên quan giữa trình độ ĐD với kiến thức về phản vệ, điều này phản ánh lên rằng tỷ lệ ĐD có trình độ cao
đồng thuận với tỷ lệ kiến thức đúng về phản vệ như: Thời điểm xuất hiện sốc, cách xử trí tại chỗ và khoảng cách tiêm Adrenalin [1].
như sau: Kiến thức của đối tượng về nguyên nhân gây phản vệ, các ĐD viên đều nhận thức được nguyên nhân do thuốc (100% ) nhưng lại chưa có nhận thức hoàn toàn đúng về nguyên nhân gây sốc do hóa chất (46%) và do thực phẩm (37%). Các
ĐD tham gia nghiên cứu đều nhận thức được các triệu chứng của phản vệ, số ĐD trả lời sai các triệu chứng rất ít hoặc có nhưng không đáng kể (2 ĐD trả lời sai về
triệu chứng mẩn ngứa, ban đỏ, mày đay, phù Quincke). Trong việc xử trí tại chỗ
SPV theo quy định, các ĐD đều biết cho BN ngừng ngay đường tiếp xúc với dị
nguyên và cho BN nằm tại chỗ. Tuy nhiên, các ĐD lại chưa biết cách tiêm adrenaline 1ml/1mg dưới da cho BN (tỷ lệ trả lời sai là 68%) hay ủấm, đặt đầu thấp chân cao và theo dõi HA từ 15 phút/ lần (tỉ lệ trả lời sai là 64%), đây là một điều
đáng lo ngại vì đây là một trong những công việc chính của ĐD. Điều dưỡng – kỹ
thuật viên là những người trực tiếp tiếp xúc và sử dụng thuốc cho người bệnh. Chính vì thế, việc phát hiện sớm những biểu hiện triệu chứng của SPV trên người bệnh cùng với thái độ khẩn trương cấp cứu, xử trí người bệnh SPV sẽ làm giảm
đáng kể tỷ lệ tai biến cũng như tỷ lệ tử vong trên người bệnh SPV.
Nghiên cứu của Đàm Thùy Dương năm 2018 trên 110 sinh viên ĐHCQ khóa 10 Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định cho kết quả: Hầu hết sinh viên đều nắm vững kiến thức chung về phản vệ. Đặc biệt có những câu hỏi tỷ lệ trả lời đúng rất cao, ví dụ như: câu khái niệm phản vệ và câu thời gian xuất hiện triệu chứng đều đạt 98,18%; câu nguyên nhân gây phản vệ đạt 95,45%; câu đặc điểm của phản vệ trên lâm sàng đạt 82,27%. Kiến thức về dự phòng phản vệ sinh viên nắm khá vững. Tỷ
lệ trả lời đúng có thểđạt tối đa ở một số câu và các câu còn lại cũng ở mức khá cao, cụ thể: có 4 câu đạt 100%, câu cách khai thác tiền sử dị ứng, câu thiết bị y tế và thuốc tối thiểu để cấp cứu phản vệ, câu có mấy cách để thử test, câu thành phần hộp chống sốc; câu các trường hợp phải thử test trước khi sử dụng thuốc đạt 95,45%; câu nguyên tắc phòng và chống phản vệở cơ sở y tế đạt 88,18%. Kiến thức xử trí và theo dõi phản vệ: tỷ lệ trả lời đúng không cao nhưng vẫn trong mức trung bình - khá ở một số câu như: nguyên tắc cấp cứu phản vệ mức độ nhẹ đạt 68,18%; câu cách pha loãng adrenalin trong truyền và tiêm lần lượt đạt 70,9% và 73,63%; liều dùng adrenalin cho người lớn đạt 75,45% . Bên cạnh đó vẫn có những câu sinh viên trả lời rất tốt, đạt tỷ lệđúng tối đa 100% ở 2 câu đường dùng adrenalin thích hợp và
câu nguyên tắc cấp cứu phản vệ mức độ nặng và nguy kịch; câu nguyên tắc khi cấp cứu phản vệ đạt 85,45%; câu thời gian theo dõi tối thiểu khi NB phản vệđã ổn định
đạt 81,81%; câu thời gian tiêm nhắc lại adrenalin đạt 86,36% [3].