Nguyên nhân của những việc chưa làm được:

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) thực trạng kiến thức phòng và xử trí phản vệ của sinh viên đại học điều dưỡng chính quy năm thứ 4 trường đại học điều dưỡng nam định (Trang 39 - 49)

Về phía sinh viên:

Sinh viên chưa thường xuyên cập nhật thông tin mới về phòng và xử trí phản vệđể trang bị kiến thức đầy đủ cho mình.

Sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm lâm sàng nên việc nhận biết giai đoạn phản vệ còn hạn chế.

Thời gian đọc/ học về phòng và xử trí phản vệ theo thông tư mới của sinh viên năm thứ 4 Trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định đã cách thời điểm trả lời nghiên cứu khá lâu nên xảy ra tình trạng sinh viên nhớ nhầm kiến thức dẫn đến việc trả lời sai câu hỏi.

Về phía Nhà trường:

Hiện nay, Nhà trường chưa có những môn học cụ thể về kiến thức và thực hành phòng và xử trí phản vệ, mà đa số là lồng ghép từ môn học điều dưỡng cơ bản và trong khi tham gia thực hành lâm sàng sinh viên sẽ được giảng viên hướng dẫn thêm.

Trong quá trình học tập, các bài giảng của Nhà trường về phản vệ còn ít và không có hình mô phỏng cũng như các tình huống phản vệ giúp sinh viên dễ hình dung, dễ nhớ và nhớ lâu hơn;

Kiến thức về phản vệ được học từ lâu, các nội dung không được thầy cô trong Nhà trường kiểm tra và nhắc lại thường xuyên khiến sinh viên dễ bị quên kiến thức.

Chương 4

KHUYẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHẢ THI

Từ thực trạng kiến thức về phòng và xử trí phản vệ của sinh viên Đaị học Điều dưỡng chính quy năm thứ 4 Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, tôi đưa ra một số khuyến nghị và đề xuất như sau:

Đối vi Nhà trường:

1. Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về phòng và xử trí phản vệ

trong suốt quá trình học tập tại trường và khi thực hành lâm sàng ngoài bệnh viện. Ngoài ra cần tăng cường tập huấn cho sinh viên về phòng và xử trí phản vệ từ năm học thứ nhất.

2. Bổ sung những môn học cụ thể về kiến thức và thực hành phòng và xử trí phản vệ cho sinh viên trong Nhà trường giúp sinh viên có cơ sở nhận thức sâu hơn, rõ hơn về phòng và xử trí phản vệ ngay từ khi tiếp cận với ngành học.

3. Nhà trường thường xuyện cập nhật các kiến thức mới liên quan đến phản vệ

cho sinh viện. Cụ thể, hướng dẫn cho sinh viên những thay đổi liên quan đến phản vệ theo thông tư 51/2017/TT/BYT.

4. Triển khai hệ thống báo cáo hàng năm về phản vệ trong quá trình điều trị và chăm sóc cho người bệnh, giúp sinh viên nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của việc phòng và xử trí phản vệ. Từđó nâng cao ý thức học hỏi, trau dồi kinh nghiệm cho bản thân.

Đối vi sinh viên :

Biện pháp quan trọng, hiệu quả nhất là sinh viên nâng cao tinh thần tự giác học tập, tự nghiên cứu và cập nhật các thông tin mới về phản vệ trong nước và trên Thế giới.

KẾT LUẬN

Từ kết quả thu được, tôi đưa ra một số kết luận như sau:

1. Thực trạng kiến thức về phòng và xử trí phản vệ của sinh viên đại học điều dưỡng chính quy năm thứ 4 Trường Đại học điều dưỡng Nam Định.

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy thực trạng kiến thức về phòng và xử trí phản vệ của sinh viên đại học điều dưỡng chính quy còn thấp với 74,1% sinh viên có kiến thức trung bình và 9,6% có kiến thức tốt.

- Kiến thức về nguyên tắc cần đảm bảo để dự phòng phản vệ: 81,9% sinh viên trả lời cần ghi chép các thông tin liên quan đến dị ứng vào bệnh án, giấy ra viện, chuyển viện của NB; 24,8% trả lời cần thử phản ứng thuốc cho tất cả NB có dùng thuốc.

- Kiến thức về làm test da: 49,6% cho rằng cần thiết làm test da và 68,9% cho rằng cần test da với các trường hợp có tiền sử dịứng.

- Kiến thức về sử dụng Adrenalin: 43,3% sinh viên trả lời cần tiêm bắp Adrenalin cho người bệnh ngay khi chẩn đoán phản vệ từđộ 1 trở lên; 42,6% sinh viên trả lời thời gian tiêm nhắc lại Adrenalin với phản vệđộ 2 là từ 10-15 phút.

- Kiến thức về theo dõi người bệnh trong giai đoạn cấp và ổn định: Có 19,3% sinh viên trả lời đúng về các thông số cần theo dõi trong giai đoạn cấp tính của phản vệ và 41,5% trả lời đúng về thời gian cần theo dõi người bệnh trong giai đoạn

ổn định.

2. Mối liên quan giữa tỷ lệ có kiến thức phòng và xử trí phản vệ và đặc điểm chung của sinh viên điều dưỡng:

Các yếu tố: Học về phòng, xử trí phản vệ; Lần gần nhất tìm hiểu về phản vệ; Nguồn hướng dẫn ban đầu phòng và xử trí phản vệ có mối liên quan với kiến thức về phòng và xử trí phản vệ của sinh viên đại học điều dưỡng chính quy năm thứ 4 Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Bệnh viện Bắc Thăng Long (2013). Báo cáo đánh giá công tác 6 tháng đầu năm và kế hoạch quý III năm 2013, Hà Nội.

2. Bộ Y tế (2017). Thông tư số 51/2017/TT-BYT, Hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ.

3. Đàm Thùy Dương (2018). Khảo sát kiến thức dự phòng và xử trí phản vệ của sinh viên đại học chính quy khóa 10 Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.

4. Ngô Huy Hoàng (2016). Chăm sóc người bệnh tích cực. Nhà xuất bản y học, Hà Nội.

5. Nguyễn Năng An (2007). Nội bệnh lý. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

6. Nguyễn Năng Đoàn, Nguyễn Năng An (1994). Về một số trường hợp phản vệ

tử vong do dị ứng thuốc. Kỷ yếu Nghiên cứu Khoa học, Trường Đại học Y Hà Nội.

7. Nguyễn Thị Thùy Ninh (2014). Nghiên cứu tình trạng phản vệ tại Bệnh viện Bạch Mai. Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội.

8. Nguyễn Văn Đoàn, Nguyễn Thị Thùy Ninh (2013). Tình trạng sốc và phản vệ ở bệnh viện Bạch Mai, Tạp chí nghiên cứu y học

9. Tạ Thị Anh Thơ (2010). Đánh giá kiến thức của điều dưỡng trong việc xử trí và chăm sóc người bệnh SPV tại các khoa lâm sàng bệnh viện K, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh.

TIẾNG ANH

10. Liew W. K., Williamson E., Tang M. L. (2009). Anaphylaxis fatalities and Admissions in Australia. J Allergy Clin Immunol, 123(2), pp. 434-42.

11. Ibrahim I. Chew B.L. Zaw W. (2014). Knowledge of anaphylaxis among Emergency Department staff. Asia Pac Allergy.

12. Ring J, Blaser K, Capron M et al (2010). Anaphylaxis. Chemical Immunology and Allergy; 95: 37.

13. Lieberman P (2008). Epidemiology of anaphylaxis. Current opinion in allergy and clinical immunology; 8: 316-320

14. Simons FE, Ardusso LR, Bilo MB et al (2011). World allergy organization guidelines for the assessment and management of anaphylaxis. The World Allergy Organization journal; 4: 13-37.

15. Webb LM, Lieberman P (2006). Anaphylaxis: a review of 601 cases. Annals of allergy, asthma & immunology : official publication of the American College of Allergy, Asthma & Immunology; 97: 39-43.

16. Sanz ML Gamboa PM, Garcia-Figueroa BE, Ferrer M, (2010), Anaphylaxis

Chemical Immunology and Allergy, Kager, pp. 180-185

17. Mariana C. Castells (2010), Anaphylaxis and Hypersensitivity Reactions, pp.vii, 1-3, 107-9, 146-65, 171-75.

18. Keet C. A., Wood R. A. (2007), "Food allergy and anaphylaxis", Immunol Allergy Clin North Am, 27(2), pp. 193-212.

19. Bhananker SM., O'Donnell JT., Salemi JR., Bishop MJ. (2005), "The risk of anaphylactic reactions to rocuronium in the United States is comparable to that of vecuronium: an analysis of food and drug administration reporting of

adverse events.", Anesth Analg, 101(3), pp. 819-22.

20. Sampson H. A., Munoz-Furlong A., Campbell R. L., Adkinson N. F., Jr., Bock S. A., Branum A., Brown S. G., Camargo C. A., Jr., Cydulka R., Galli S. J., Gidudu J., Gruchalla R. S., Harlor A. D., Jr., Hepner D. L., Lewis L. M., Lieberman P. L., Metcalfe D. D., O'Connor R., Muraro A., Rudman A., Schmitt C., Scherrer D., Simons F. E., Thomas S., Wood J. P., Decker W. W. (2006), "Second symposium on the definition and

management of anaphylaxis: summary report--Second National Institute of Allergy and Infectious Disease/Food Allergy and Anaphylaxis Network symposium", J Allergy Clin Immunol, 117(2), pp. 391-7.

PHỤ LỤC 1:

BỘ CÂU HỎI KHẢO SÁT KIẾN THỨC PHÒNG VÀ XỬ TRÍ PHẢN VỆ CỦA SINH VIÊN ĐHCQ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

Ngày:.../.../... Mã s:...

A- PHẦN THÔNG TIN CHUNG Câu 1. Giới tính:

1.□ Nam 2.□ Nữ

Câu 2. Trong quá trình học tập, bạn đã từng được học về phòng và xử trí phản vệ chưa?

1.□Đã từng

2.□ Chưa từng (Chuyn sang câu 7)

Câu 3. Bạn từng được học về phòng và xử trí phản vệởđâu?

1.□ Học phần Điều dưỡng cơ sở 2.□ Khi thực tập tại Bệnh viện 3.□ Các chương trình ngoại khóa 4.□ Khác, (nêu rõ)……….

Câu 4. Lần gần nhất mà bạn tham gia học, đọc một bài báo cáo hay tài liệu có liên quan đến phản vệ là khi nào?

1.□ Chưa bao giờ học/ đọc 2.□ < 3 tháng

3.□ 3-6 tháng 4.□ > 6 tháng

Câu 5. Lần gần nhất bạn đọc thông tư 51/2017/TT-BYT về hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ là khi nào?

1.□ Chưa bao giờđọc 2.□ < 3 tháng

3.□ 3-6 tháng 4.□ > 6 tháng

Câu 6. Bạn đã được hướng dẫn ban đầu cho công tác phòng và xử trí phản vệ qua:

( câu trả lời có thể có nhiều lựa chọn) 1.□ Chưa được hướng dẫn

2.□ Bài học nằm trong chương trình đào tạo 3.□ Phòng thực hành kỹ năng

4.□ Khi thực hành lâm sàng

5.□ Khác ...

B-KIẾN THỨC VỀ PHẢN VỆ

Câu 7. Theo bạn, triệu chứng ban đầu để phát hiện một người bệnh phản vệ là:

( câu hỏi có thể có nhiều lựa chọn) 1.□ Khó thở, tức ngực, thở rít 2.□ Tụt huyết áp hoặc ngất 3.□ Mày đay, phù mạch nhanh 4.□ Ho

5.□Đau bụng hoặc nôn 6.□ Rối loạn ý thức 7.□ Khác

Câu 8. Theo bạn, phản vệđược chia làm mấy mức độ?

1.□ 2 mức độ

2.□ 3 mức độ

3.□ 4 mức độ

4.□ 5 mức độ

TÌNH HUỐNG : Trong đêm trực, một điều dưỡng tiêm kháng sinh cho người bệnh 50 tuổi, ngay sau khi tiêm được ½ mũi tiêm, điều dưỡng thấy người bệnh nôn, tím tái khó thở, mạch nhanh, nhỏ, khó bắt, huyết áp tụt không đo được. Lúc này bác sĩ trực đang khám bệnh cho người bệnh tại khoa khác.

Câu 9: Theo bạn, người bệnh trong tình huống trên đang trong tình trạng:

1. Phản vệđộ 1 2. Phản vệđộ 2 3. Phản vệđộ 3 4. Phản vệđộ 4

Câu 10: Theo bạn, người Điều dưỡng trong tình huống cần làm gì ngay lập tức?

1. Ngay lập tức dừng tiêm thuốc cho người bệnh và rút bơm kim tiêm. 2. Báo với bác sỹ trực, chờ y lệnh.

3. Tiêm Dimedrol 10mg/ml x 2 ống tiêm Tĩnh mạch chậm cho người bệnh.

4. Cho người bệnh nằm ở tư thếđầu cao và uống nước chè gừng nóng.

Câu 11: Theo bạn, sau khi đã xử trí bước đầu người Điều dưỡng sẽ tiến hành cấp cứu người bệnh tiếp theo như thế nào?

1. Báo cáo ngay cho Bác sĩ trực và thực hiện theo y lệnh của Bác sĩ. 2. Không cần báo cáo cho Bác sĩ và tiếp tục theo dõi dấu hiệu sinh tồn cho

người bệnh.

3. Đo dấu hiệu sinh tồn cho người bệnh và tiếp tục theo dõi sát người bệnh.

4. Thực hiện tiêm bắp cho người bệnh ½ ống Adrenalin 1mg, cho người bệnh thở oxy.

Câu 12. Theo bạn, khi người bệnh ổn định, người Điều dưỡng cần làm gì để phòng phản vệ 2 pha:

1.□ Cho bệnh nhân nằm tư thếđầu cao 2.□ Chườm ấm

3.□ Theo dõi mạch, huyết áp 1-2 giờ /lần, liên tục trong 24 h. 4.□ Không làm gì

Câu 13. Theo bạn, khi người bệnh ổn định, bạn có báo cáo phản vệ không?

1.□ Có 2.□ Không

Câu 14. Thời gian tốt nhất được khuyến cáo khám lại chuyên khoa dịứng- miễn dịch lâm sàng: 1.1. □ 2-4 tuần 2.2. □ 4-6 tuần 3.3. □ 6-10 tuần 4.4. □ Không cần khám lại Câu 15. Theo bạn, biểu hiện của phản vệđộ 4 là: 1.□ Khó thở, thở nhanh nông 2.□ Thở khò khè, tím tái 3.□ Sốc, tụt huyết áp 4.□ Ngừng hô hấp, ngừng tuần hoàn

Câu 16. Theo bạn, thuốc quan trọng hàng đầu cứu sống người bệnh bị phản vệ là:

1.□ Diphenhydramin 2.□ Methylprednisolon 3.□ Salbutamol xịt 4.□ Adrenalin

Câu 17. Theo bạn, Adrenalin được sử dụng như thế nào?

1.□ Tiêm bắp, ngay khi chẩn đoán phản vệ từđộ 1trở lên 2.□ Tiêm bắp, ngay khi chẩn đoán phản vệ từđộ 2 trở lên 3.□ Tiêm trong da, ngay khi chẩn đoán phản vệ từđộ 2 trở lên 4.□ Tiêm tĩnh mạch, ngay khi chẩn đoán phản vệ từđộ 2 trở lên.

Câu 18. Theo bạn, đối với phản vệđộ 2, thời gian tiêm nhắc lại Adrenalin:

1.□ Cứ 2-3 phút/lần 2.□ Cứ 3-5 phút/lần

3.□ Cứ 5-10 phút/lần 4.□ Cứ 10-15 phút/lần

Câu 19. Theo bạn, đường dùng thuốc cho người bệnh cần tuân theo:

1.□ Chỉđịnh của bác sỹ

2.□Đường tiêm trên nhãn thuốc

3.□ Theo những lần sử dụng thuốc trước đó 4.□ Không rõ/ Không biết

Câu 20. Theo bạn, có cần thiết phải thử test da với tất cả các loại thuốc mà người bệnh sử dụng hay không?

1.□ Cần thiết 2.□ Không cần thiết 3.□ Không biết/ Không rõ

Câu 21. Theo bạn, trường hợp phải tiến hành test da trước khi sử dụng thuốc là:

1.□ Thuốc sử dụng là thuốc kháng sinh

2.□ Người bệnh có tiền sử dị ứng với thuốc hoặc dị nguyên có liên quan và nếu người bệnh có tiền sử phản vệ với nhiều dị nguyên khác nhau

3.□ Thuốc sử dụng nhiều lần trong ngày 4.□ Test da với mọi loại thuốc cần sử dụng

Câu 22. Theo bạn, người đọc kết quả thử phản ứng thuốc là :

1.□Điều dưỡng viên 2.□ Bác sỹ

3.□ Nhân viên y tế

4.□ Người bệnh

Câu 23. Theo bạn, trong giai đoạn cấp tính của phản vệ cần theo dõi :

1.□ Mạch, nhịp thở, tri giác, thang điểm Glasgow, nhiệt độ

2.□ Huyết áp, nhịp thở, SPO2, lượng dịch trong cơ thể, nhiệt độ

3.□ Mạch, huyết áp, nhịp thở, tri giác, SPO2 4.□ Nhiệt độ, mạch, nhịp thở, huyết áp, tri giác.

Câu 24.Theo bạn, trong giai đoạn cấp tính của phản vệ cần theo dõi các dấu hiệu bao lâu / 1 lần ? 1. □ 2 – 3 phút/ 1 lần 2. □ 3 – 5 phút/ 1 lần 3. □ 10 – 15 phút/ 1 lần 4. □ 30 phút/ 1 lần

Câu 25. Theo bạn, trong giai đoạn ổn định cần theo dõi người bệnh liên tục ít nhất:

1.□ 12 giờ

2.□ 24 giờ

3.□ 48 giờ

4.□ 72 giờ

Câu 26. Theo bạn, để phòng phản vệ cần đảm bảo các nguyên tắc:

( Câu hỏi có thể có nhiều lựa chọn)

1.□ Chỉđịnh đường dùng thuốc phù hợp nhất 2.□ Tiêm là đường dùng an toàn nhất phòng phản vệ

3.□ Thử phản ứng thuốc cho tất cả các bệnh nhân có y lệnh dùng thuốc 4.□ Phải khai thác rõ tiền sử dịứng thuốc, dị nguyên của người bệnh

5.□ Các thông tin liên quan đến dịứng của bệnh nhân phải ghi vào bệnh án, giấy ra viện, chuyển viện

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) thực trạng kiến thức phòng và xử trí phản vệ của sinh viên đại học điều dưỡng chính quy năm thứ 4 trường đại học điều dưỡng nam định (Trang 39 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)