Trong thực tế, việc tạo các phân tử NaLi (ở thể hơi với áp suất thấp) từ các khối chất Na và Li tương đối khó khăn do nhiệt độ nóng chảy của mỗi chất khác nhau (180,540C đối với Li và 97,80C đối với Na). Để khắc phục khó khăn này, chúng tôi sử dụng lò nung ba ngăn [6] có cấu trúc được mô tả ngắn gọn dưới đây (Hình 2.10).
Hình 2.10: Lò nung ba ngăn dùng để tạo mẫu NaLi [6].
Lò nung được làm từ ống thép không gỉ, được bao xung quanh bởi ba nguồn nung kết nối với các nguồn điện xoay chiều bên ngoài. Nhiệt độ của mỗi phần của ống được đo bởi cặp nhiệt điện được đặt giữa nguồn nhiệt và thành của lò nung. Hai đầu lò nung được lắp hai cửa sổ quang học bằng thủy
tinh pha tạp và được giữ bởi các vít có thể điều chỉnh được độ nén. Giữa các cửa sổ này với lò nung được đặt một vòng cao su và khi vặn các vít điều chỉnh ta có thể bù trừđược lưỡng chiết của các cửa sổ quang học này. Hai cửa sổ quang được định vị nằm nghiêng so với trục ống để triệt tiêu sựđa phản xạ chùm sáng laser qua lại giữa chúng. Gần hai đầu của lò nung có các ống kết nối với hệ thống chân không (có van điều khiển) để cho khí trơ Ar phục vụ cho quá trình tạo phân tử NaLi. Tại mỗi đầu của lò nung còn được trang bị ống làm mát bằng nước để hạ nhiệt độ lò nung ở 2 phía đến nhiệt độ phòng. Bên trong lò nung có ba lớp lưới thép đóng vai trò làm nguồn thẩm thấu để chuyển các nguyên tử từ vùng ngưng tụ (gần vị trí làm mát bằng nước) về trung tâm lò nung.
Trước khi nung, các khối kim loại Li và Na được đặt tại điểm giữa (tương ứng với nguồn nhiệt T1) và hai bên (tương tứng với vị trí nguồn nhiệt T2) và tiến hành bơm chân không. Khi độ chân không trong lò đạt đến cỡ 10-3
Torr thì ngừng bơm chân không và cho khí trơ Ar vào trong lò nung đến áp suất cỡ 4 Torr để làm khí đệm trong quá trình tạo mẫu.
Thực tế cho thấy, các phân tử NaLi được tạo ra ở trung tâm của lò nung khi nhiệt độ các nguồn nung T1 = 6500C và T2 = 3900C. Các phân tử NaLi được tạo ra chủ yếu ở vùng giữa của ống và có thể được duy trì trong vài giờ.