Một số thông tin khái quát về Bệnh viện Y học Cổ truyền Bộ công an

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng tuân thủ vệ sinh tay thường quy của điều dưỡng trước khi làm thủ thuật trên người bệnh tại khoa ngũ quan bệnh viện y học cổ truyền (Trang 26 - 31)

Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an, địa chỉ số 278 - Đường Lương Thế Vinh – Phường Trung Văn, Q. Nam Từ Liêm –TP. Hà Nội là Bệnh viện Hạng I đầu ngành về Y học cổ truyền trong lực lượng Công an nhân dân, có nhiệm vụ khám, chữa bệnh; Kế thừa và nghiên cứu khoa học; Đào tạo cán bộ y tế; Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật; Phòng bệnh; Hợp tác quốc tế; Tổ chức bào chế, sản xuất thuốc y học cổ truyền theo quy định của Nhà nước và của Bộ Công an đáp ứng nhu cầu chữa bệnh tại Bệnh viện; Thực hiện những nhiệm vụ khác thuộc chức năng của Bệnh viện Y học cổ truyền do Bộ trưởng và Tổng cục trưởng giao. Tham gia vào sự nghiệp y tế cộng đồng theo quy định của Nhà nước và Bộ Công an.

Tiền thân là Phòng Chẩn trị Y học dân tộc, được thành lập ngày 28/06/1986. Trong tiến trình xây dựng và trưởng thành, đến nay Bệnh viện Y học cổ truyền đã có quy mô 500 giường điều trị nội trú với 20 khoa phòng, được trang bị các thiết bị hiện đại (Máy chụp cộng hưởng từ, máy cắt lớp citi, X-Quang tăng sáng truyền hình kỹ thuật mới, máy tán sỏi, máy oxy cao áp, máy đo độ loãng xương, siêu âm mầu 3 chiều, điện tim 6 cần, nội soi, máy xét nghiệm sinh hóa, tổng phân tích máu tự động, laze phẫu thuật...). Tổng số cán bộ chiến sĩ của Bệnh viện gần 700 đồng chí trong đó có nhiều cán bộ khoa học có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo chuyên sâu trong và ngoài nước. Trong những năm qua Bệnh viện Y học cổ truyền luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho cán bộ cao cấp, cán bộ chiến sĩ trong lực lượng Công an nhân dân và bệnh nhân bảo hiểm tự nguyện đồng thời làm tốt công tác y tế cộng đồng.

Để đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công tác chuyên môn, Bệnh viện đã xây dựng chiến lược đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển trung hạn và dài hạn: Trong đó đã cử đi đào tạo 16 Tiến sỹ, Bác sỹ chuyên khoa

II; Thạc sỹ, Bác sỹ chuyên khoa I : 37 đồng chí. Hiện nay, số cán bộ sau đại học chiếm trên 50%. Tổ chức 25 lớp chuyên đề như: Các bệnh nội khoa, lão khoa, hồi sức cấp cứu; bào chế thuốc y học cổ truyền, quản lý Bệnh viện...Bệnh viện Y học cổ truyền BCA còn là cơ sở thực hành và giảng dạy cho sinh viên các trường: Đại học Y Hà Nội, Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, Trung cấp Y dược Tuệ Tĩnh, Trung cấp Y Đặng Văn Ngữ…

Được sự quan tâm của Lãnh đạo các cấp, công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế của Bệnh viện y học cổ truyền Bộ Công an luôn được mở rộng theo định hướng “Tăng cường quan hệ với các nước có nền y học cổ truyền phát triển”. Trong các năm qua Bệnh viện đã cử nhiều đoàn sang học tập trao đổi kinh nghiệm tại các nước: Nga, Nhật Bản, Hàn quốc, Trung quốc, Bắc Triều Tiên, Đài Loan… và đã đón nhiều đoàn các nước đến thăm và làm việc tại Bệnh viện.

Bệnh viện luôn thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng theo chủ trương của Đảng, Nhà nước về chiến lược bảo vệ sức khỏe trong tình hình mới. Bệnh viện đã tổ chức khám, cấp thuốc miễn phí cho hàng trăm, ngàn người tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa như: Thanh Hóa, Nghệ An-Hà Tĩnh, Lai Châu, Hòa Bình; Đặc biệt phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ tham gia khám sức khỏe cho đồng bào dân tộc có tình hình phức tạp như Lóng Nuông tỉnh Sơn La, Mường Nghé tỉnh Điện Biên… Góp phần vào sự nghiệp bảo đảm an ninh trật tự cả nước. Bệnh viện đã đạt được một số thành tích chính:Huân chương bảo vệ Tổ quốc Hạng nhì năm 2011; Huân chương Bảo vệ Tổ quốc Hạng ba năm 2010; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2006; Và nhiều hình thức khen thưởng khác.

2.2.Thực trạng tuân thủ vệ sinh tay thường quy của điều dưỡng trước khi làm thủ thuật trên người bệnh tại khoa ngũ quan Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ công an

Để có thông tin khách quan về việc tuân thủ rửa tay thường quy của Điều dưỡng chúng tôi tiến hành quan sát việc thực hiện rửa tay của (09 điều dưỡng) điều dưỡng trước khi chăm sóc NB tại khoa ngũ quan Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ công an. Số lượt quan sát được là 143 lượt.

Bảng 2. 1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ (%) Tuổi < 30 tuổi 28.7 30- 40 tuổi 62.2 >40 tuổi 9.1 Giới tính Nam 32.9 Nữ 67.1 Trình độ chuyên môn Cao đẳng 68.4 Đại học 31.5 Sau đại học 0.0

Thâm niên công tác

<5 năm 23.1

5- <10 năm 30.8

10 – 20 năm 42.7

>20 năm 3.5

Tổng số 9 100

Nhận xét: Kết quả nghiên cứu thu được, đa số điều dưỡng tham gia trong nghiên cứu có độ tuổi từ 30 – 40 tuổi chiếm tỷ lệ 62.2%. Về giơi tính: tỷ lệ ĐD là nữ chiếm tỷ lệ cao hơn là 67.1%. Về trình độ chuyên môn: điều dưỡng có trình độ cao đẳng chiếm đa số68.4%.Về thâm niên công tác, tỷ lệ ĐD có thời gian làm việc từ 10 – 20 năm chiếm tỷ lệ cao nhất là 42.7%.

Nội dung Tần số (n=143)

Tỷ lệ (%) Bước 1: Làm ướt 2 lòng bàn tay bằng nước. Lấy xà

phòng và chà 2 lòng bàn tay vào nhau

123 86.0

Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại

116 81.1

Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ trong ngón tay

108 75.5

Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia

116 81.1

Bước 5: Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại

123 86.0

Bước 6: Xoay các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay dưới vòi nước chảy đến cổ tay và làm khô tay

118 82.5

Nhận xét: Qua 143 lượt quan sát, kết quả nghiên cứu thu được, có86,0% số lượt điều dưỡng thực hiện đúng và đủ bước 1 và bước 5. Có 81.1% số lượt điều dưỡng thực hiện đúng và đủ bước 2 và bước 4. Có82,5% số lượt thực hiện đúng và đủ bước 6.Chỉ có 75,5% số lượt điều dưỡng thực hiện đúng và đủ bước 3.

Bảng 2.3. Tuân thủ về thời điểm vệ sinh tay thường quy của điều dưỡng

Nội dung Tần số

(n=143)

Tỷ lệ (%) Tháo bỏ trang phục phòng hộ cá nhân 95 66.4 Vệ sinh tay thường quy sau khi tháo bỏ găng 118 82.5 Phải vệ sinh tay trước khi chăm sóc bệnh nhân và

khi chuyển chăm sóc bệnh nhân tiếp theo

107 74.8

Cần vệ sinh tay khi chỉ tiếp xúc với môi trường xung quanh người bệnh mà không tiếp xúc trực tiếp với người bệnh

Cần vệ sinh tay nếu chỉ giúp nâng đỡ bệnh nhân 108 75.5 Vệ sinh tay với chế phẩm chứa cồn cần tuân thủ đủ

quy trình 6 bước.

116 81.1

Vệ sinh tay nhanh hiệu quả khi tay thấy bẩn bằng mắt thường

123 86.0

Sát khuẩn găng giữa những lần chăm sóc người bệnh không phải là cách hữu hiệu ngăn ngừa lây nhiễm chéo

95 66.4

Nhận xét: Với kết quả nghiên cứu thu được ở bảng trên, số lượt điều dưỡng

thực hiện đúng và đủ trên 80% về “Vệ sinh tay thường quy sau khi tháo bỏ găng”,

“Cần vệ sinh tay khi chỉ tiếp xúc với môi trường xung quanh người bệnh mà không tiếp xúc trực tiếp với người bệnh”, “Vệ sinh tay với chế phẩm chứa cồn cần tuân thủ đủ quy trình 6 bước”, “Vệ sinh tay nhanh hiệu quả khi tay thấy bẩn bằng mắt thường”.

Chương 3 BÀN LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng tuân thủ vệ sinh tay thường quy của điều dưỡng trước khi làm thủ thuật trên người bệnh tại khoa ngũ quan bệnh viện y học cổ truyền (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)