Thực trạng tuân thủ vệ sinh tay thường quy của điều dưỡng trước khi làm thủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng tuân thủ vệ sinh tay thường quy của điều dưỡng trước khi làm thủ thuật trên người bệnh tại khoa ngũ quan bệnh viện y học cổ truyền (Trang 31 - 32)

làm thủ thuật trên người bệnh tại khoa ngũ quan Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ công an.

Vệ sinh tay là làm sạch tay bằng nước với xà phòng có hay không có chất sát khuẩn và sát khuẩn tay với dung dịch có chứa cồn [10],[8]. Theo WHO (2009) vệ sinh tay là nền tảng trong việc phòng chống nhiễm trùng và kiểm soát nhiễm khuẩn [18]. Mục đích của vệ sinh tay là loại bỏ vết vết bẩn nhìn thấy bằng mắt thường trên bàn tay, phòng ngừa sự lan truyền mầm bệnh từ cộng đồng vào bệnh viện, ngăn ngừa sự lan truyền mầm bệnh từ bệnh viện ra cộng đồng, ngăn ngừa các nhiễm khuẩn người bệnh có thể mắc phải trong bệnh viện

Tại Việt Nam, ngành y tế đã quan tâm, chú trọng đến vấn đề vệ sinh tay. Năm 2006, Bộ Y tế bắt đầu thực hiện dự án tăng cường vệ sinh bệnh viện, trong đó vệ sinh tay thường quy với nước và xà phòng được coi là một trong các biện pháp chiến lược. Năm 2018, vệ sinh tay được đưa vào nội dung Thông tư 16/2018/BYT-TT quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở khám, chữa bệnh [4]. Đặc biệt đến năm 2017 Bộ y tế đã công bố Hướng dẫn thực hành vệ sinh tay trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh [2]; [3].

Tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Bộ công an đã triển khai thông tư và hướng dẫn về vệ sinh tay của Bộ Y tế. Sau một thời gian thực hiện nhóm nghiên cứu tiến hành quan sát điều dưỡng tuân thủ vệ sinh tay kết quả thu được như sau: nhìn chung sự tuân thủ về vệ sinh tay thường quy của điều dưỡng tại Bệnh viện tương đối tốt, trong đó tuân thủ về quy trình vệ sinh tay thường quy đều đạt trên 75,0%,

về “Vệ sinh tay thường quy sau khi tháo bỏ gang”, “Cần vệ sinh tay khi chỉ tiếp

xúc với môi trường xung quanh người bệnh mà không tiếp xúc trực tiếp với người bệnh”, “Vệ sinh tay với chế phẩm chứa cồn cần tuân thủ đủ quy trình 6 bước”, “Vệ sinh tay nhanh hiệu quả khi tay thấy bẩn bằng mắt thường” đều chiếm tỷ lệ

cao trên 80%. Bên cạnh đó, một số tuân thủ về vệ sinh tay của điều dưỡng chưa cao, cụ thể chỉ có 70.6% lượt điều dưỡng tuân thủ c về “Cần phải vệ sinh tay sau khi tháo bỏ trang phục phòng hộ cá nhân”, 74.8% lượt điều dưỡng thực hiện đúng và đủ về “Phải vệ sinh tay trước khi chăm sóc bệnh nhân và khi chuyển chăm sóc bệnh nhân tiếp theo”, 75.5% lượt điều dưỡng thực hiện đúng và đủ về “Cần vệ sinh tay nếu chỉ giúp nâng đỡ bệnh nhân” và 66.4% lượt điều dưỡng thực hiện đúng và đủ về “Sát khuẩn găng giữa những lần chăm sóc người bệnh không phải là cách hữu hiệu ngăn ngừa lây nhiễm chéo”. Với kết quả nghiên cứu này nhóm nghiên cứu chúng tôi hy vọng trong thời gian tới Phòng Điều dưỡng phối hợp với khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn sẽ tổ chức thường xuyên các buổi trao đổi, chia sẽ và tập huấn về vệ sinh tay để từ đó cải thiện và nâng cao sự tuân thủ cho đội ngũ điều dưỡng trong toàn bệnh viện.

Hiện nay có nhiều loại hóa chất VST có hiệu lực diệt khuẩn tốt đang được sử dụng rộng rãi trong các cơ sở y tế. Xét về mức độ loại bỏ VSV ở bàn tay, xà phòng thường là một hóa chất tốt; xà phòng khử khuẩn tốt hơn xà phòng thường và tốt nhất là chế phẩm VST chứa cồn. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến khích nhân viên y tế khử khuẩn tay bằng dung dịch VST chứa cồn trong 20 giây - 30 giây với hầu hết thao tác chăm sóc, điều trị người bệnh. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mục đích các thao tác chăm sóc, điều trị, điều kiện kinh tế, thời điểm vệ sinh tay…mà cơ sở y tế có thể lựa chọn các hóa chất vệ sinh bàn tay phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng tuân thủ vệ sinh tay thường quy của điều dưỡng trước khi làm thủ thuật trên người bệnh tại khoa ngũ quan bệnh viện y học cổ truyền (Trang 31 - 32)