Xuất một số giải pháp cải thiện tuân thủ vệ sinh tay thường quy của điều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng tuân thủ vệ sinh tay thường quy của điều dưỡng trước khi làm thủ thuật trên người bệnh tại khoa ngũ quan bệnh viện y học cổ truyền (Trang 32 - 41)

điều dưỡng trước khi làm thủ thuật trên người bệnh tại khoa Ngũ quan Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ công an.

Từ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và thực trạng tuân thủ vệ sinh tay thường quy của điều dưỡng trước khi làm thủ thuật trên người bệnh tại khoa ngũ quan Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ công an, chúng tôi xin đưa ra một số đề xuất như sau:

Tiếp tục duy trì và phát huy những kết quả tốt đã đạt được trong việc tuân thủ quy trình rửa tay thường quy trong chăm sóc người bệnh.

Trước mắt cần thực hiện một số biện pháp cụ thể: - Đối với Bệnh viện

+ Cần duy trì và tăng cường các hoạt động tập huấn, giao ban, chia sẻ kinh nghiệm về vệ sinh bàn tay.

+ Định kỳ tổ chức kiểm tra, giám sát vệ sinh bàn tay tại Bệnh viện và có phản hồi tới các nhân viên y tế.

+ Tiếp tục cung cấp đầy đủ các phương tiện phục vụ vệ sinh bàn tay cho các khoa của Bệnh viện.

- Đối với các khoa lâm sàng

+ Phối kết hợp lãnh đạo khoa và điều dưỡng trưởng khoa tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện

+ Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện vệ sinh tay của các điều dưỡng

- Đối với điều dưỡng

+ Cần nâng cao ý thức trong việc vệc sinh tay

+ Động viên và đôn đốc các điều dưỡng khác cùng nhau thực hiện vệ sinh tay thường xuyên, đúng quy định

KẾT LUẬN

Qua kết quả của chuyên đề trên chúng tôi có một số kết luận như sau: 1. Thực trạng tuân thủ vệ sinh tay thường quy của điều dưỡng trước khi làm thủ thuật trên người bệnh tại khoa ngũ quan Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ công an.

Sự tuân thủ về vệ sinh tay thường quy của điều dưỡng tại Bệnh viện tương đối tốt, trong đó tuân thủ về quy trình vệ sinh tay thường quy đều đạt trên 75,0%, về “Vệ sinh tay thường quy sau khi tháo bỏ gang”, “Cần vệ sinh tay khi chỉ tiếp xúc với môi trường xung quanh người bệnh mà không tiếp xúc trực tiếp với người bệnh”, “Vệ sinh tay với chế phẩm chứa cồn cần tuân thủ đủ quy trình 6 bước”, “Vệ sinh tay nhanh hiệu quả khi tay thấy bẩn bằng mắt thường” đều chiếm tỷ lệ cao trên 80%. Bên cạnh đó, một số tuân thủ về vệ sinh tay của điều dưỡng chưa cao, cụ thể chỉ có 70.6% lượt điều dưỡng tuân thủ c về “Cần phải vệ sinh tay sau khi tháo bỏ trang phục phòng hộ cá nhân”, 74.8% lượt điều dưỡng thực hiện đúng và đủ về “Phải vệ sinh tay trước khi chăm sóc bệnh nhân và khi chuyển chăm sóc bệnh nhân tiếp theo”, 75.5% lượt điều dưỡng thực hiện đúng và đủ về “Cần vệ sinh tay nếu chỉ giúp nâng đỡ bệnh nhân” và 66.4% lượt điều dưỡng thực hiện đúng và đủ về “Sát khuẩn găng giữa những lần chăm sóc người bệnh không phải là cách hữu hiệu ngăn ngừa lây nhiễm chéo”.

2. Đề xuất một số giải pháp cải thiện tuân thủ vệ sinh tay thường quy của điều dưỡng trước khi làm thủ thuật trên người bệnh tại khoa ngũ quan Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ công an

- Đối với Bệnh viện

+ Cần duy trì và tăng cường các hoạt động tập huấn, giao ban, chia sẻ kinh nghiệm về vệ sinh bàn tay.

+ Định kỳ tổ chức kiểm tra, giám sát vệ sinh bàn tay tại Bệnh viện và có phản hồi tới các nhân viên y tế.

+ Tiếp tục cung cấp đầy đủ các phương tiện phục vụ vệ sinh bàn tay cho các khoa của Bệnh viện.

- Đối với các khoa lâm sàng

+ Phối kết hợp lãnh đạo khoa và điều dưỡng trưởng khoa tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện

+ Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện vệ sinh tay của các điều dưỡng

- Đối với điều dưỡng

+ Cần nâng cao ý thức trong việc vệc sinh tay

+ Động viên và đôn đốc các điều dưỡng khác cùng nhau thực hiện vệ sinh tay thường xuyên, đúng quy định

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng việt

1. Thân Thị Thu Ba và cộng sự (2013), Khảo sát kiến thức, thái độ và hành vi

tuân thủ chỉ định vệ sinh tay thường qui của nhân viên y tế tại Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương, Báo cáo hội nghị khoa học kỹ thuật Bệnh viện Cấp

cứu Trưng Vương năm 2013.

2. Bộ y tế (2017), Hướng dẫn thực hành vệ sinh tay trong các cơ sở khám

bệnh, chữa bệnh.

3. Bộ Y tế (2017), Quyết định số 3916/QĐ-BYT ngày 28/8/2017 về việc phê

duyệt các Hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

4. Bộ y tế (2018), Quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám

bệnh, chữa bệnh

5. Bộ Y tế (2011), Tài liệu đào tạo liên tục kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân

viên y tế tuyến cơ sở, Hội kiểm soát nhiểm khuẩn Huế.", tr. 30/9.

6. Bộ Y tế (2012). Hướng dẫn Phòng ngừa chuẩn trong các cơ sở khám bệnh,

chữa bệnh (Ban hành kèm theo Quyết định số 3671/QĐ-BYT ngày 27 tháng 9 năm 2012 của Bộ Y tế)

7. Bộ Y tế - Cục quản lý khám chữa bệnh (2014), Tổng quan về kiểm soát

nhiễm khuẩn trong các cơ sở y tế và giải pháp, Tài liệu đào tạo liên tục An

toàn người Bệnh, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.

8. Nguyễn Thị Bông và cộng sự (2017), Kiến thức, thực hành tuân thủ vệ sinh

tay của nhân viên y tế tại Bệnh viện Xuyên Á, năm 2017, Tạp chí Thời sự

y học, số 12/2017.

9. Bệnh viện Sản -Nhi tỉnh Vĩnh Phúc (2014), Đánh giá thực trạng tuân thủ vệ sinh tay và các yếu tố liên quan của nhân viên y tế tại bệnh viện sản- nhi tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014, Vĩnh Phúc.

10.Nguyễn Thị Thu Hà, Trần Đức Hùng và Kiều Chí Thành (2015), Đánh giá kiến thức và khảo sát sự tuân thủ vệ sinh tay của nhân viên y tế tại một số

khoa lâm sàng Bệnh viện Quân Y 103. Báo cáo hội nghị khoa học điều

dưỡng, Báo cáo hội nghị khoa học chào mừng 65 năm truyền thống Bệnh

viện Quân Y 103.

11.Dương Duy Quang và Nguyễn Thị Liên (2015), Kiến thức, thái độ và hành vi về vệ sinh tay thường quy của nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng Bệnh

viện Đa khoa khu vực Định Quán năm 2015, Báo cáo đề tài cơ sở Bệnh

viện Đa khoa khu vực Định Quán năm 2015.

12.Nguyễn Nam Thắng và Lê Đức Cường (2017), Kiến thức về rửa tay thường quy của điều dưỡng viên tại hai bệnh viện đa khoa huyện Tiền Hải Thái

Bình năm 2017, Tạp chí y học dự phòng, 26(6), tr. 233.

13.Nguyễn Thị Thanh Thủy (2018), Nghiên cứu thực trạng tuân thủ vệ sinh tay và đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp đến hành vi vệ sinh

tay của nhân viên y tê Bệnh viện Quân Y 7A, Tạp chí Y dược thực hành

175, số 16, 12/2018.

14.Trần Thị Huyền Trang và cộng sự (2017), Đánh giá hiệu quả can thiệp về vệ sinh tay cho nhân viên Y tế bệnh viện Tai - mũi - họng Thành phố Hồ

Chí Minh năm 2017, Tạp chí Thời sự y học, số 12/2017.

Tiếng Anh

15.Ariyaratne M. H. J. D, Gunasekara, T. D. C. P, Weerasekara, M. M, Kottahachchi, J., Kudavidanage, B. P., & Fernando, S. S. N. (2015),

Knowledge, attitudes and practices of hand hygiene among final year medical and nursing students at the University of Sri Jayewardenepura.

16.Ogoina, D., Pondei, K., Adetunji, B., Chima, G., Isichei, C., & Gidado, S. (2015), Knowledge, attitude and practice of standard precautions of infection control by hospital workers in two tertiary hospitals in Nigeria,

17.Sarani, H., Balouchi, A., Masinaeinezhad, N., & Ebrahimitabs, E. (2016), Knowledge, attitude and practice of nurses about standard precautions for hospital-acquired infection in teaching hospitals affiliated to Zabol

University of Medical Sciences (2014), Global journal of health science,

8(3), 193.

PHỤ LỤC I PHIẾU ĐIỀU TRA

PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG

Điều tra viên ghi thông tin theo đúng đối với câu trả lời cho mỗi câu dưới đây: 1. Tuổi:………. 2. Giới:……….. 3. Trình độ chuyên môn A. Trung cấp, cao đẳng B. Đại học C. Sau đại học 4. Thâm niên công tác

A. <5 năm B. 5- <10 năm C. 10 – 20 năm D. >20 năm

PHẦN II. BẢNG KIỂM QUAN SÁT THỰC HIỆN RỬA TAY THƯỜNG QUY CỦA ĐIỀU DƯỠNG

1.BẢNG KIỂM QUY TRÌNH RỬA TAY THƯỜNG QUY TT Nội dung Làm đúng và đủ Làm chưa đủ Không làm hoặc làm không đúng 1 Bước 1: Làm ướt 2 lòng bàn tay bằng

nước. Lấy xà phòng và chà 2 lòng bàn tay vào nhau

2 Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại

3 Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ trong ngón tay

4 Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia

5 Bước 5: Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại

6 Bước 6: Xoay các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay dưới vòi nước chảy đến cổ tay và làm khô tay

2.BẢNG KIỂM TUÂN THỦ THỜI ĐIỂM RỬA TAY THƯỜNG QUY TT Nội dung Làm đúng và đủ Làm chưa đủ Không làm hoặc làm không đúng 1 Tháo bỏ trang phục phòng hộ cá nhân

2 Vệ sinh tay thường quy sau khi tháo bỏ găng

3 Phải vệ sinh tay trước khi chăm sóc bệnh nhân và khi chuyển chăm sóc bệnh nhân tiếp theo

4 Cần vệ sinh tay khi chỉ tiếp xúc với môi trường xung quanh người bệnh mà không tiếp xúc trực tiếp với người bệnh

5 Cần vệ sinh tay nếu chỉ giúp nâng đỡ bệnh nhân

6 Vệ sinh tay với chế phẩm chứa cồn cần tuân thủ đủ quy trình 6 bước. 7 Vệ sinh tay nhanh hiệu quả khi tay

thấy bẩn bằng mắt thường

8 Sát khuẩn găng giữa những lần chăm sóc người bệnh không phải là cách hữu hiệu ngăn ngừa lây nhiễm chéo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng tuân thủ vệ sinh tay thường quy của điều dưỡng trước khi làm thủ thuật trên người bệnh tại khoa ngũ quan bệnh viện y học cổ truyền (Trang 32 - 41)