ngoại trú
4.2.1. Ảnh hưởng của đặc điểm cá nhân với CLCS
Tuổi người bệnh ĐTĐ type 2: Đa số người được phỏng vấn độ tuổi từ 60- 69 (31,6%). Đây là nhóm người cao tuổi, phù hợp với tuổi mắc bệnh ĐTĐ ở Việt Nam, tuổi càng cao nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ và các bệnh khác hoặc biến chứng càng lớn. Hơn nữa các nghiên cứu ở nước ngoài có thể do hệ thống chăm sóc y tếở các nước khác nhau, quản lý chăm sóc y tế cho người bệnh bằng các phương pháp khác nhau.
Nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng nghịch chiều của tuổi với CLCS ( rho= - 0, 537; p=0,000 bảng 3.13). Kết luận này tương đồng với nghiên cứu Hoàng Thị Tuyết Nhi (2019) rằng tuổi tương quan nghịch với CLCS, khi tuổi tăng 1 tuổi thì CLCS giảm 0,08 điểm [9]. Nghiên cứu Nguyễn Thị Bích Hải (2018) điểm CLCS giảm dần khi nhóm tuổi tăng dần trong đó điểm cao nhất ở nhóm 40-49 tuổi 37,1 ± 11,28 điểm,
đến nhóm 60-69 tuổi điểm CLCS giảm là 28,27 ± 11,20 thấp nhất ở nhóm trên 70 tuổi 27,75 ± 12,17 điểm [3]. So với nghiên cứu trên thế giới, Zurita-Cruz (2018) kết quả phân tích hồi quy logistic đa biến cho thấy tuổi có liên quan tới CLCS kém ở
người bệnh ĐTĐ type 2 với OR= 1,04 (KTC 95% CI: 1,0008-1,09; p= 0,017) [84]. Có sự tương đồng này do đặc điểm cấu trúc, tuổi càng cao cùng với sự lão hóa và mắc các bệnh đi kèm sẽ hạn chế các hoạt động thể lực từ nặng đến vừa (thậm chí các hoạt động nhẹ như chăm sóc bản thân cũng bị hạn chế). Tùy mức độảnh hưởng của các bệnh đi kèm, biến chứng, thời gian bệnh kéo dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng cuộc sống gồm cả lĩnh vực SKTC, SKTT. Đặc biệt, người cao tuổi dễ bị ảnh hưởng tác động đến tâm lý như lo lắng, buồn phiền trước sự thay đổi của tình trạng sức khỏe liên quan đến bệnh, hay thiếu sự quan tâm của người thân hay bạn bè…sẽảnh hưởng đáng kểđến CLCS lĩnh vực tâm thần.
Nữ giới có CLCS thấp hơn nam ở lĩnh vực SKTC và CLCS tổng thể (bảng 3.17, 3.19). Kết luận này tương đồng với nghiên cứu Hoàng Thị Tuyết Nhi (2019) kết luận giới tính có tương quan và ảnh hưởng đến CLCS, nam giới điểm CLCS cao hơn nữ (hệ số 0,41, p <0,05) [9]. Nghiên cứu của Jessie N. Zurita-Cruz (2018) giới tính có liên quan đến CLCS (có ý nghĩa thống kê p< 042) tuy nhiên lại chưa ghi nhận sựảnh hưởng của nó đến các lĩnh vực CLCS trong nghiên cứu này [84]. Có sự
tương đồng này có thể giải thích rằng nữ giới ít ưu thế hơn nam giới ở các khía cạnh bao gồm cấu trúc sinh học (quá trình phát triển cơ thể, thay đổi nội tiết tố nữ đặc biệt giai đoạn tiền mạn kinh,…) và tâm lý xã hội (vai trò nội trợ, người chăm sóc chính trong gia đình, các mối quan hệ xã hội, sự hỗ trợ xã hội kém hơn) qua đó có thể sớm xuất hiện các dấu hiệu trầm cảm, đây cũng là một trong yếu tốảnh hưởng nghiêm trọng đến CLCS [33]. Những kết quả này cho thấy chú ý ở lĩnh vực sức
khỏe tinh thần và phúc lợi của hai giới, để giải quyết CLCS chung thấp hơn mà phụ
nữđang phải trải qua. Tuy nhiên, khả năng báo cáo sai lệch có thểở nam giới có thể
ít tự báo cáo về nỗi đau, các vấn đề tâm lý và hỗ trợ xã hội hoặc tài chính hơn phụ
nữở cùng tình trạng bệnh) [27]. Vì vậy cần có thêm các nghiên cứu thêm để có thể đáp ứng nhu cầu riêng của từng nhóm giới tính bệnh nhân ĐTĐ cụ thể.
Kết quả nghiên cứu cho thấy người có trình độ học vấn thấp CLCS sẽ giảm hơn người có trình độ học vấn cao. Kết luận này cũng tương đồng với một số
nghiên cứu trong và ngoài nước như của Nguyễn Thị Thu Hương (2017) nhóm trình độ học vấn tiểu học và mù chữ có tỷ lệ CLCS chưa đạt cao nhất chiếm 66,1% (p<0,05); CLCS ở nhóm có trình độ từ TCCN trở lên có tỷ lệ đạt cao nhất 87,5% (p<0,05) [7]; Kidist Reba (2018) điểm CLCS ở những người biết đọc viết và hoàn thành trung học cơ sở trở lên (có Beta= 5,16; p=0,019 và Beta= 7,3; p=0,000) cao hơn những người không thể đọc viết và trình độ tiểu học (Beta= 1; p = 1 và Beta= 0,052, p = 0,0758) [68]. Mamaghanian (2017) ghi nhận kết quả điểm CLCS tổng thể tăng theo mức độ giáo dục như nhóm mù chữ là 45,94 điểm, nhóm tiểu học là 52,37 điểm và cao nhất nhóm từ trung học cơ sở là 60,44 điểm ( ý nghĩa thống kê với p<0,001. Qua đó cho thấy tình trạng người có trình độ học vấn cao hơn có khả
năng đểđưa ra quyết định tốt hơn về việc tự chăm sóc, đồng thời hiểu rõ hơn về căn bệnh này cũng như biến chứng và điều trị bệnh từđó cải thiện CLCS [68].
Nghiên cứu này cho thấy ở những người có chỉ số HbA1c tăng thì điểm CLCS (bao gồm cả lĩnh vực thể chất, tinh thần và CLCS chung) sẽ giảm, có ý nghĩa thống kê p<0,05 (bảng 3.17- 3.19). Kết luận này cũng tương đồng với một số
nghiên cứu như Marte (2019) nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố kiểm soát trao
đổi chất và CLCS cho thấy chỉ số HbA1c có mối tương quan tiêu cực đến các lĩnh vực CLCS ( rho = -0,205, p <0,05) [59]. Nghiên cứu Co (2015) kết luận kiểm soát
đường huyết kém là yếu tố liên quan duy nhất có ảnh hưởng đến CLCS đo bằng bộ
ADDQoL của người bệnh ĐTĐ với (Beta= 1,83, p = 0,036 <0,05) [28]. Tỷ lệ người bệnh có HbA1c < 7% trong nghiên cứu này chiếm đa số 68% (bảng 3.3). Phần lớn
thông trở lên, do đó người bệnh sẽ được hưởng tối đa các chính sách dịch vụ y tế đồng thời thông các hoạt động truyền thông để cung cấp thêm kiến thức về bệnh giúp tăng khả năng tự quản lý, kiểm soát bệnh tốt hơn.
Bệnh kèm theo: tác động tiêu cực đến CLCS chủ yếu ở lĩnh vực thể chất ( kết quả bảng 3.17). So với nghiên cứu trong nước của Hoàng Thị Tuyết Nhi (2018) cho thấy sự liên quan ở người có bệnh kèm theo làm giảm CLCS (với p<0,001 có ý nghĩa thống kê) tuy nhiên lại chưa đánh giá ảnh hưởng chúng với CLCS. Nghiên cứu ở nước ngoài Wermeling và cộng sự (2012) đánh giá 2086 người bệnh với
ĐTĐ type 2 ở Hà Lan và thấy rằng những người có bệnh đi kèm có tình trạng sức khỏe thấp hơn đáng kể so với những người không có bệnh đi kèm [75]. Các bệnh kèm theo ở người bệnh ĐTĐ type 2 gây cho họ tình trạng mệt mỏi khó chịu ảnh hưởng tới hoạt động của các cơ quan, gây hạn chế nhiều hoạt động thể lực hàng ngày làm suy giảm SKTC cũng như CLCS chung.
Sự ảnh hưởng của biến chứng: người bệnh mắc biến chứng có điểm CLCS thấp hơn so vơi không có biến chứng (kết quả bảng 3.19) đặc biệt, ảnh hưởng tiêu cực của biến chứng thận và/ hoặc biến chứng bàn chân (ß= - 0,23; ß = - 0,09, p<0,05). So với nghiên cứu của Trần Ngọc Hoàng (2014) về “đánh giá ảnh hưởng của các biến chứng trên CLCS người bệnh đái tháo đường type 2” có sự khác biệt rằng người bệnh có biến chứng bàn chân, tai biến mạch máu não và bệnh mạch vành gây ảnh hưởng đến CLCS của họ P<0,05 ở 8 lĩnh vực CLCS (SF-36). Timar (2016) kết luận có sựảnh hưởng của các biến chứng trong đó bệnh võng mạc, bệnh thận mạn tính và bệnh thần kinh làm giảm CLCS của họ (có ý nghĩa thống kê p<0,05) [17]. Trong nghiên cứu tổng quan của Wu (2014) đề cập đến mối quan hệ
giữa CLCS với biến chứng thận và loét chân tuy nhiên không đáng kể, trong khi sự
hiện diện của tăng huyết áp ở người bệnh ĐTĐ type 2 khiến CLCS của họ tồi tệ hơn [81]. Đồng thời sự hiện diện của các biến chứng như biến chứng bàn chân, tăng huyết áp có thể làm tăng sự khó chịu về thể chất, giảm hoạt động như đi lại ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc bản thân. Các hoạt động tự chăm sóc bản thân được quan tâm nên đã giảm tiên lượng bệnh ĐTĐ và sự gia tăng tỷ lệ mắc của các biến
của người bệnh ĐTĐ type 2 theo nhiều cách (như tăng sự khó chịu về thể chất, giảm hoạt động của họ và giảm thể chất của họ) đồng thời kéo dài thời gian điều trị
và bổ sung các phương pháp trị liệu. Kiểm soát đường huyết là một yếu tố quan trọng quyết định CLCS, kiểm tra lượng đường thường xuyên có thể hữu ích cho việc kiểm soát đường huyết [45].
4.2.3. Ảnh hưởng của dấu hiệu trầm cảm với CLCS
Tại Việt Nam đã có số ít nghiên cứu tìm hiểu sự ảnh hưởng của biểu hiện trầm cảm với bệnh ĐTĐ. Nghiên cứu của Trần Thị Hà An (2018) đã kết luận trầm cảm là yếu tố thường gặp ở người bệnh ĐTĐ type 2 mức độ vừa và nhẹ (chiếm 71,8%). Trầm cảm thường xuất hiện sau khi sau khi bệnh có diễn biến nặng lên (59,1%) và có liên quan với một số yếu tốđặc điểm cá nhân (giới, trình độ học vấn)
đặc điểm bệnh (tiền sử không mắc bệnh cơ thể, thời gian mắc bệnh, biến chứng võng mạc) nhưng chưa tìm hiểu về mối liên quan cũng nhưảnh hưởng của dấu hiệu trầm cảm với CLCS của họ [1]. So với nghiên cứu Zurita-Cruz (2018) trong số
1394 đối tượng nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố có liên quan đến CLCS trong đó bệnh đi kèm và dấu hiệu trầm cảm. Tuy nhiên qua phân tích mô hình hồi quy logistic xác định tuổi (tỷ lệ chênh lệch [OR] 1,04) và trầm cảm (OR 4,4; KTC 95%CI: 2,03-9,9, p= 0,0001) là yếu tố độc lập ảnh hưởng đến CLCS chung [84]. Trầm cảm thường xuất hiện ở người bệnh là nữ giới, có trình độ học vấn trên THPT và cũng liên quan ở người ĐTĐ có thời gian phát hiện bệnh dưới 3 năm và tiền sử
không có bệnh trước đó [1]. Có thể ở nữ thường dễ bịảnh hưởng các rối loạn tâm lý liên quan đến căng thẳng công việc, đặc điểm sinh lý cơ thể sẽ khiến họ có tâm lý buồn chán, mệt mỏi. Các triệu chứng lâm sàng của trầm cảm có thể liên quan đáng kể đến tâm lý người bệnh có liên quan đến số lượng biến chứng tăng [17]. Sự phát hiện bệnh sớm cũng có thể gây lo lắng về tình trạng sức khỏe gây ra do bệnh. Dấu hiệu trầm cảm và các cảm giác tiêu cực về cảm xúc như buồn rầu và mệt mỏi sẽảnh hưởng đến giảm chất lượng hành vi tự chăm sóc liên qua đến tuân thủđiều trị kém do đó dẫn đến khó khăn trong quản lý bệnh và tăng tỷ lệ mắc các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường [17]. Điều này đã được chứng minh điểm CLCS thấp hơn
lo lắng bất thường có thểảnh hưởng đến CLCS thấp, trung bình [33].
Như vậy, biểu hiện trầm cảm của người bệnh ĐTĐ tác động đáng kểđến giảm tất cả các lĩnh vực CLCS của họ. Sự hiện diện của bệnh ĐTĐ và dấu hiệu trầm cảm có liên quan đến một số kết quả bất lợi như tăng chi tiêu cho y tế và chất lượng cuộc sống kém hơn. Như tập trung vào khuyến cáo phát hiện sớm dấu hiệu và quản lý trầm cảm ở người ĐTĐ [19].
4.2.4. Ảnh hưởng của nhận thức hỗ trợ xã hội với CLCS
Kết quả trong bảng 3.16 cho thấy có sự tương quan tuyến tính thuận giữa hỗ
trợ từ người đặc biệt và bạn bè với CLCS chung gồm cả lĩnh vực SKTC trong khi SKTT chỉ tương quan thuận với hỗ trợ từ người đặc biệt. Tuy nhiên qua phân tích hồi quy đa biến chúng tôi chưa nhận thấy tác động đáng kể về hỗ trợ xã hội với ở
các lĩnh vực CLCS chung. Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào đánh giá về sự liên quan của hỗ trợ xã hội với người bệnh ĐTĐ type 2, trong khi trên thế giới đã có một số nghiên cứu tìm ra sự tác động tích cực của nhận thức hỗ trợ xã hội lên CLCS. Nghiên cứu của Göz (2007) đã kết luận rằng điểm nhận thức hỗ trợ xã hội và CLCS có mối tương quan thuận được tăng lên cùng nhau (phân tích tương quan Pearson r =0,45, p < 0,01). Điểm số CLCS và nhận thức hỗ trợ xã hội rất cao ở những người bệnh sống một mình và sử dụng thuốc điều trị bệnh. Sự khác biệt đáng kể qua phân tích Kruskal–Walis tests( KW) giữa của người bệnh cấu trúc gia đình khác nhau nhận được hỗ trợ xã hội từ bạn bè (KW 7,570, p < 0,05 ) và từ một người đặc biệt (KW 6,948, p < 005 ) và nhận thức hỗ trợ xã hội chung (KW 7,962, p < 0,05 ). Ngoài ra nghiên cứu chỉ ra điểm số CLCS và nhận được hỗ trợ xã hội cao liên quan những người bệnh sống độc thân và điều trị thuốc ĐTĐđường uống và trình độ học vấn tăng. Điều đó lý giải việc tại sao Điều dưỡng phải tập trung lên kế hoạch một số
chiến lược để tăng hỗ trợ xã hội của người bệnh. Liên quan đến thực hành lâm sàng, đánh giá hỗ trợ xã hội của người bệnh tiểu đường loại 2 có thể giúp xác định các mục tiêu và chiến lược cá nhân. Hỗ trợ xã hội nâng cao cổng trong tự quản lý bệnh tiểu đường sau đó có thể cải thiện kiểm soát trao đổi chất, tự quản lý và điều chỉnh tâm lý xã hội cho bệnh ĐTĐ [39]. Nghiên cứu Kaya (2019) cho thấy gánh
thấp hơn (thang đo MSPSS); r = -0,2, p<0,05) [50].
Chưa tìm thấy mối tương quan các yếu tố tình trạng hôn nhân, BMI, biến chứng võng mạc, biến chứng thần kinh với CLCS (Bảng 3.19). Điều này khác với kết luận của Dhillon (2019) về sự xuất hiện của biến chứng võng mạc, bệnh thần kinh có liên quan đến CLCS kém của người bệnh ĐTĐ, nghiên cứu cho rằng các yếu tố địa lý xã hội như tuổi tác, giới tính, thu nhập và trình độ học vấn không liên quan với CLCS của quần thể nghiên cứu [33]. Hay nghiên cứu của Timar (2016) lại có sự tương quan đáng kể về chỉ số khối cơ thể và CLCS (Spearman's r = - 0,158; P = 0,026). Không tìm thấy mối liên quan đáng kể nào giữa CLCS của người bệnh và chất lượng kiểm soát đường huyết, thời gian mắc bệnh ĐTĐ, tuổi tác, giới tính hoặc hút thuốc [17]. Sự khác biệt trên có thể liên quan đến thời điểm lấy mẫu trong quần thể nghiên cứu bịảnh hưởng bởi dịch Covid-19 ảnh hưởng trên toàn cầu nên những người có mắc bệnh nền sẽ hạn chế đến cơ sở y tế khám nên tỉ lệ biến chứng chưa phản ánh đúng thực trạng của quần thể. Ngoài ra còn ảnh hưởng bởi đặc
điểm văn hóa, dinh dưỡng ở mỗi quốc gia khác nhau nên kết quả nghiên cứu cũng khác nhau.
4.3. Hạn chế của nghiên cứu
Phương pháp phỏng vấn trực tiếp sử dụng không thể tránh được những sai lệch về các thông tin thu được do thời gian mắc bệnh kéo dài hoặc ảnh hưởng của suy giảm trí nhớở những người bệnh lớn tuổi.
Nghiên cứu thực hiện ở 1 địa điểm trong tỉnh thành nên kết quả nghiên cứu chỉ mang tính đại diện ởđịa bàn, không thể suy rộng cho các đơn vị khác cùng thực hiện quản lý người bệnh ĐTĐ type 2.
Nghiên cứu này thực hiện cắt ngang tại một thời điểm nên chưa cho kết quả
về thay đổi CLCS người bệnh ĐTĐ type 2 trong thời gian điều trị.
Nghiên cứu chỉ tập trung đánh giá ảnh hưởng của một số dấu hiệu trầm cảm thường gặp chứ chưa đánh giá được mức độ trầm cảm với CLCS.
KẾT LUẬN
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đánh giá CLCS của 275 người bệnh đái tháo
đường type 2 đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện nội tiết tỉnh Yên Bái chúng tôi xin đưa ra một số kết luận sau:
1. Thực trạng chất lượng cuộc sống của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện nội tiết tỉnh Yên Bái.
CLCS của người bệnh ĐTĐ type 2 điều trị ngoại trú tại tỉnh Yên Bái trung bình 60,76± 0,8 điểm trong đó điểm sức khỏe tinh thần (62,55 ± 0,7 điểm) cao hơn so với điểm sức khỏe thể chất (58,98 ± 1,1 điểm). Trung bình 8 lĩnh vực CLCS (SF- 36) trong khoảng 46,74±0,5 (cảm nhận sức sống) đến 73,21±1,7 (giới hạn tâm lý).
2. Một số yếu tố liên quan có ảnh hưởng đến lĩnh vực chất lượng cuộc sống của người bệnh đái tháo đường type 2.
Kết quả phân tích cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh đái tháo đường type 2 (ý nghĩa thống kê p<0,05):
SKTC có ảnh hưởng nghịch chiều với tuổi, chỉ số HbA1c. Sự xuất hiện các triệu chứng trầm cảm (sự buồn rầu, mệt mỏi) có ảnh hưởng nhiều đến giảm SKTC. Người có bệnh kèm theo CLCS thấp hơn so với không mắc. Trình độ học vấn ở các nhóm có trình độ thấp có SKTC thấp hơn so với trình độ học vấn cao. Nữ giới điểm