Sốt thương hàn.

Một phần của tài liệu 220 căn bệnh thường gặp ở trẻ em . (Trang 51 - 52)

X. CÁC BỆNH KHÁ CỞ TRẺ EM 183 Cúm, trạng thái cúm

197. Sốt thương hàn.

Nước uống, sữa, kem, nước đá, hải sản (cua, sò, ốc...) đều có thể là nguyên nhân gây bệnh sốt thương hàn, nhất là về mùa hè.

Bệnh thương hàn có các triệu chứng như sau: mới đầu sốt như nhiều bệnh khác; rồi không muốn ăn, nôn, đau bụng, tiêu chảy (ở trẻ em, hiện tượng tiêu chảy có thể không xảy ra). Thân nhiệt có thể lên cao tới 40oC và không thuyên giảm mặc

dù đã chữa trị như những lần sốt khác, đi phân lỏng, sức khỏe suy sụp nhanh.

Khi thấy cháu bé sốt cao, chắc các bạn phải mời bác sĩ tới ngay. Nếu nghi là sốt thương hàn, bác sĩ sẽ yêu cầu cho cháu nằm bệnh viện. Hiện nay, đã có nhiều loại thuốc kháng sinh rất hiệu nghiệm đối với bệnh thương hàn. Tuy vậy, sau khi khỏi bệnh, thời gian phục hồi được hoàn toàn sức khỏe rất lâu. Bệnh thương hàn thường làm cho người bệnh mất nhiều sức khỏe, khỏi rồi nhưng vẫn yếu và gầy.

Nếu bạn sợ cháu bé hoặc chính bạn có thể bị nhiễm bệnh, vì bạn sắp đi du lịch tới một nơi mà điều kiện vệ sinh không được đảm bảo lắm, hãy chích cho mình và cho cháu bé liều thuốc phòng bệnh thương hàn. Liều thuốc sẽ phải chích làm 4 lần, mỗi lần cách nhau 15 ngày, lượng thuốc lần sau nhiều hơn lần trước. Chích một lần rồi năm sau mới chích lại. Lần thứ 3 cách lần thứ hai 5 năm. Chích thuốc đau và có thể bị sốt.

Hiện nay, việc chích thuốc ngừa bệnh thương hàn không được chú ý lắm, nhưng các bác sĩ vẫn khuyên mọi người nên chích ngừa mỗi khi có dịch bệnh hoặc cần phải đi ra nước ngoài.

Trẻ em chỉ nên tiếp tục tới trường sau khi khỏi bệnh được 20 ngày trở đi. Nếu muốn tới sớm hơn, cần có chung kết quả hết trùng bệnh ở phân, sau khi thử phân 2 lần, mỗi lần cách nhau 8 ngày.

Các cháu chung sống trong cùng gia đình với cháu bị bệnh, không cần thiết phải nghỉ học.

Một phần của tài liệu 220 căn bệnh thường gặp ở trẻ em . (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w