VIII. NHỮNG HIỆN TƯỢNG LIÊN QUAN TỚI SỨC KHỎE
138. Số t Cách hạ sốt.
Chúng ta xác định là cháu bé bị sốt khi nhiệt độ lấy ở hậu môn của cháu cao hơn 37,5oC. Thân nhiệt bình thường của mọi người buổi sáng là 36,5oC và buổi chiều là 37,5oC. Tuy vậy, nếu ta lấy thân nhiệt của một cháu bé đang hoạt động, chạy nhảy, chơi đùa mà không để cho cháu có thời gian nghỉ ngơi thì thân nhiệt của cháu có thể là 38oC.
SỐT LÀ GÌ? Sốt là dấu hiệu của cơ thể đang chống lại một cuộc xâm nhập nào đó từ bên ngoài vào của vi trùng hay vi rút. Nhưng không phải lúc nào cũng vậy. ở các cháu sơ sinh có thể bị sốt vì ăn sữa đặc quá, vì sưởi nóng quá, vì cơ thể bị mất nước mà không được uống đủ để bù lại, vì phòng ngủ hay thời tiết khô quá v.v...
NÊN LẤY NHIỆT ĐỘ CHO CÁC CHÁU VÀO LÚC NÀO? Sốt là dấu hiệu đầu tiên của bệnh. Khi thấy một đứa trẻ không chịu ăn, bàn tay nóng thì việc đầu tiên cần làm là lấy thân nhiệt, (cặp sốt) cho các cháu. Nói chung, khi các cháu có dấu hiệu gì không bình thường, nên cặp sốt để biết thân nhiệt của cháu, nhưng cũng không nên lúc nào
cũng cặp sốt và đâm ra lo lắng không đâu vì việc này.
KHI NÀO CẦN ĐƯA CHÁU BÉ TỚI BÁC SĨ? 1 Nếu cháu sốt trên 37,5oC, và mới dưới 6 tháng tuổi.
2. Khi thân nhiệt của cháu từ 39oC trở lên (đối với các cháu lớn).
3. Nếu nhiệt độ của cháu 37oC lúc sáng, 38oC lúc chiều nhưng cứ sốt nhẹ như thế liền 4, 5 ngày rồi.
4. Trong thời gian cháu đang bị bệnh, bỗng thân nhiệt tăng lên. Như vậy là có thể có biến chứng.
5. Bác sĩ đã tới thăm và cho uống thuốc. Nhưng 2, 3 ngày qua rồi mà bệnh vẫn không thuyên giảm.
Tuy vậy, người lớn nên giữ bình tĩnh. Việc chữa trị cần có thời gian.
CẦN CHÚ Ý TỚI CÁC BIỂU HIỆN GÌ, TRƯỚC KHI ĐƯA CHÁU TỚI BÁC SĨ?
Người săn sóc cháu bé nên chú ý quan sát các biểu hiện bệnh của cháu, để trả lời bác sĩ về những câu hỏi sau:
- Cháu có nôn không? Có ho không? - Người cháu có nổi lên vết gì không? - Họng cháu thế nào?
- Lưỡi cháu thế nào?
- Phân cháu có gì khác thường không? - Cháu có chịu ăn không?
CÓ GÌ LẠ NẾU THÂN NHIỆT CHÁU TĂNG NHANH?
Thân nhiệt của trẻ em dễ tăng nhanh hơn và cao hơn so với người lớn. Bởi vậy không nên vội lo lắng.
Một cháu bé sốt 38oC liền mấy hôm rồi đáng lo hơn là một cháu khác 40oC vì họng đỏ. Có một số cháu dễ có nhiệt độ cao hơn những cháu khác khi bị sốt.
CÓ CẦN LÀM CHO NHIỆT ĐỘ CỦA CHÁU BÉ HẠ XUỐNG NGAY KHÔNG?
Nhiều bà mẹ thấy thân nhiệt của con cao, muốn làm sao cho thân nhiệt của cháu hạ xuống ngay vì nghĩ rằng thân nhiệt cao là bệnh, làm cho thân nhiệt xuống là giảm bệnh hay hết bệnh. Thật là một nhận thức sai lầm, nguy hiểm.
Quả thật, sốt gây mệt. Các cháu bé dưới 2 tuổi, sốt cao có thể gây co giật. Tuy vậy, thân nhiệt là cái thước đo tình hình bệnh để báo cho bác sĩ biết. Người ta có thể dùng thuốc để làm hạ nhiệt độ xuống, nhưng bệnh vẫn chưa khỏi.
Bởi vậy, trong thời gian điều trị bệnh cho một cháu bé, dù thân nhiệt của cháu đã xuống, cháu đỡ sốt hay không sốt nữa, ta vẫn phải tiếp tục chú ý theo dõi cẩn thận vì cháu có thể vẫn chưa khỏi bệnh. Nên nhớ: khỏi sốt chưa phải là khỏi bệnh.
Người ta thường dùng thuốc hạ nhiệt như aspirin và paracetamol và các phương pháp khác như tắm, chườm lạnh, nước đá.
SAU KHI RA VIỆN RỒI, KHỎNG CẦN ĐO NHIỆT ĐỘ NỮA
Khi bác sĩ đã nói: "Cháu bé đã khỏi, có thể ra viện rồi!" các bà mẹ không cần phải tiếp tục do nhiệt dộ cho cháu nữa. Nếu cháu có nhiệt độ 37,2oC buổi sáng thì cũng không có gì đáng lo ngại vì điều cốt yếu là: cháu có chịu chơi và chịu ăn không?
THÂN NHIỆT THẤP QUÁ
Sau khi khỏi bệnh, có khi thân nhiệt của cháu bé ở 36oC trong 3, 4 hôm liền thì cũng không có gì đáng lo ngại trừ trường hợp với các trẻ sơ sinh.
THÂN NHIỆT ĐẢO NGƯỢC BẤT THƯỜNG Một số trẻ sơ sinh có 37,7oC buổi sáng và 37oC buổi chiều có thể là do nguyên nhân về TAI- MŨI-HỌNG, cần phải chú ý sau này.