Bệnh thiếu máu (còn gọi là bần huyết).

Một phần của tài liệu 220 căn bệnh thường gặp ở trẻ em . (Trang 50)

X. CÁC BỆNH KHÁ CỞ TRẺ EM 183 Cúm, trạng thái cúm

190.Bệnh thiếu máu (còn gọi là bần huyết).

huyết).

Nếu bạn thấy mặt con mình bị tái nhợt, xin chớ vội kết luận cháu bị thiếu máu. Bởi vì nhiều khi mầu da tự nhiên của cháu là như vậy. Tốt nhất là cho cháu tới một bác sĩ.

Màu da chỉ là một phần, cần phải nhìn màu của môi, lợi, lật mí mắt coi bên trong mí: nếu màu sắc các phần này nhợt nhạt thì chắc cháu bé bị thiếu máu rồi. Chứng này còn kèm theo các triệu chứng: mệt mỏi, người có vẻ lờ đờ, uể oải, kém hoạt động, không chịu ăn.

Máu của các cháu kém đỏ hơn bình thường vì thiếu huyết sắc tố, một thành phần quan trọng nhất của hồng cầu có chứa gần như toàn bộ chất sắt trong cơ thể. Huyết sắc tố có nhiệm vụ mang ôxy từ phổi tới các tế bào của các mô.

Các cháu bé từ 4 tháng tuổi trở đi dễ bị mắc bệnh này do việc nuôi dưỡng không đủ chất sắt. Tại sao? Vì sữa không cung cấp đủ chất sắt cho các cháu.

Vậy tất cả các cháu bé chỉ nuôi bằng sữa đều bị chứng thiếu sắt chăng? Không phải. Khi được sinh ra, các cháu đã mang sẵn trong người một lượng chất sắt cần thiết của mẹ truyền cho rồi. Nhưng, có những trường hợp đặc biệt như các cháu sinh đôi, sinh ba phải cũng chia nhau một lượng chất sắt của mẹ chẳng hạn. Ngoài ra, khi các cháu bị ốm, bị tiêu chảy, bị bệnh thiếu huyết sắc tố do di truyền hoặc uống thuốc làm một số hồng huyết cầu bị tiêu diệt, chán ăn nên lượng sắt được tiếp tế không đủ cho cơ thể.

Đối với các cháu bé mới sinh, các bà mẹ nên chú ý tới màu phân của Bé. Nếu màu nhợt nhạt là có vấn đề!

Đối với các cháu bé mới sinh, các bà mẹ nên chú ý tới màu phân của Bé. Nếu màu nhợt nhạt là có vấn đề! Nguyên nhân bệnh có thể do thận có vấn đề, hoặc không xác định được.

Đo huyết áp cho các cháu bé rất khó vì các cháu hay cựa quậy. Tuy vậy, càng ngày các bác sĩ càng chú ý tới việc này và thường phải lấy số đo của các cháu ở trạng thái nghỉ ngơi, thoải mái, không sợ hãi, để so với các số đo mẫu của từng lứa tuổi, chiều cao của Bé trai hay Bé gái.

192. Bệnh ưa chảy máu (bệnh huyếthữu) hữu)

Nguyên nhân bệnh ưa chảy máu là do cơ thể thiếu một số yếu tố cần thiết cho sự đông máu (có nhiều thể bệnh; trong số đó thể bệnh ưa chảy máu A là thường thấy nhất). Chỉ có các Bé trai bị bệnh này mặc dù bệnh được truyền cho Bé từ các bà mẹ không bị bệnh.

Những triệu chứng của bệnh bắt đầu từ độ tuổi cháu bé biết đi: một vết thương nhỏ như bị đứt tay cũng gây chảy máu mãi. Hiện tượng chảy máu còn có thể xảy ra bên trong cơ thể, đặc biệt ở các khớp như đầu gối. Nếu không được biết từ trước, những hiện tượng chảy máu ngoài và trong cơ thể có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm.

Một phần của tài liệu 220 căn bệnh thường gặp ở trẻ em . (Trang 50)