Thiếu acid folic và một số vi chất dinh dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng kiến thức về chế độ ăn của thai phụ đến khám thai tại bệnh viện đa khoa khu vực bắc quang năm 2020 (Trang 27 - 28)

- Phụ nữ cóthai thường dễ bị thiếu acid folic. Một điều tra của Viện Dinh dưỡng cho thấy có tới 63% phụ nữ có mức folat hồng cầu thấp. Thiếu acid folic không chỉ gây thiếu máu hồng cầu to mà còn có thể gây những dị tật ống thần kinh của thai nhi như vô sọ, thoát vị cột sống.

- Ngoài ra, tình trạng thiếu một số vi chất khác ở người mẹ cũng ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của thai nhi, đặc biệt là tỷ lệ thiếu kẽm lên tới gần 80% ở phụ nữ cóthai, khẩu phần can xi thấp của hầu hết các PNCT ảnh hưởng đến chiều dài sơ sinh.

- Để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, bữa ăn cần đa dạng. Phụ nữ có thai nên lựa chọn các thực phẩm giàu acid folic là rau lá xanh, nấm rơm, mầm lúa mì, đậu đỗ, các loại hạt, trái cây đặc biệt là cam, dâu tây, lê, dưa hấu… không chỉ giúp phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh mà còn là 1 thành phần tạo máu, góp phần phòng chống thiếu máu cho phụ nữ có thai. Một số thực phẩm giàu folate bao gồm: rau muống (195 mcg/100g), cải xanh (187 mcg/100g), cải cúc (177 mcg/100g), giá đậu tương (172 mcg/100g), súp lơ xanh, trắng (57 mcg/100g)...

- Do nhu cầu sắt và acid folic ở của phụ nữ có thai tăng cao nhưng chế độ ăn khó có thể đáp ứng đủ nên phụ nữ có thai cần uống bổ sung sắt và acid folic với liều 60 mg sắt nguyên tố và 400 mcg acid folic mỗi ngày theo khuyến nghị WHO. Uống bổ sung sắt và acid folic cần uống đều đặn hàng ngày kể từ khi phát hiện có thai cho đến sau khi sinh 1 tháng.

- Thiếu iod ở phụ nữ có thai làm tăng nguy cơ sảy thai, tai biến sản khoa như sinh non, con dễ bị suy giáp bẩm sinh, chậm phát triển tâm vận động. Sử dụng muối iod trong chế biến món ăn hàng ngày là giải pháp đơn giản nhưng hiệu quả cao trong phòng chống thiếu hụt iod cho phụ nữ khi mang thai.

- Tăng sử dụng các thực phẩm được tăng cường vi chất dinh dưỡng, tiêu thụ sữa có tăng cường sắt, acid folic và các vi chất dinh dưỡng khác…. [4]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng kiến thức về chế độ ăn của thai phụ đến khám thai tại bệnh viện đa khoa khu vực bắc quang năm 2020 (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)