Dinh dưỡng đối với thai phụ bị đái tháo đường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng kiến thức về chế độ ăn của thai phụ đến khám thai tại bệnh viện đa khoa khu vực bắc quang năm 2020 (Trang 31 - 42)

- Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, khởi phát hoặc được phát hiện đầu tiên trong lúc mang thai.

- Dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với thai phụ bị đái tháo đường: Một chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý có thể kiểm soát tốt đường huyết mà không cần dùng thuốc, hoặc giảm liều thuốc đang sử dụng và giảm các biến chứng do tiểu đường gây ra.

Nguyên tắc dinh dưỡng Nên ăn:

- Tất cả các bệnh nhân đái tháo đường, không kể đái tháo đường typ 2 hay typ 1 đều phải tuân thủ chế độ ăn giảm glucid (55-60% năng lượng khẩu phần).

- Nên sử dụng thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp và trung bình.

- Sử dụng trên 400g rau/ngày, nên ăn rau có nhiều chất xơ làm hạn chế mức độ tăng đường máu sau ăn.

- Gạo là thực phẩm sử dụng nhiều và thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày. Gạo trắng có chỉ số đường huyết cao (83), vì vậy nên thay thế bằng gạo lức (chỉ số đường huyết của gạo lức là 62), hoặc gạo lật nảy mầm (chỉ số đường huyết của gạo lật nảy mầm là 57).

- Nên ăn nhiều loại thực phẩm (15-20 loại/ngày, mỗi bữa có trên 10 loại thực phẩm) để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể

- Nên ăn nhiều bữa trong ngày để không làm tăng đường máu quá nhiều sau ăn, và hạ đường máu quá nhanh lúc xa bữa ăn. Nên ăn 3 bữa chính và 2 đến 3 bữa phụ.

- Nên ăn thịt nạc, cá nạc, đậu phụ, sữa chua, sữa, phô mai (ít béo, không đường).

- Nên sử dụng sữa đặc chế cho bệnh nhân đái tháo đường dưới sự chỉ dẫn của nhân viên y tế, bác sỹ và chuyên gia dinh dưỡng.

Giảm ăn:

- Hạn chế tối đa các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao làm tăng cao đường máu sau ăn: bánh, kẹo, kem, chè, trái cây sấy... trái cây khô là các loại thức ăn có trên 20% glucid.

- Giảm ăn các thực phẩm nhiều chất béo gây tăng mỡ máu: Da, lòng đỏ trứng, phủ tạng (gan, tim,thận...) thức ăn chiên xào.

- Giảm ăn mặn và các thực phẩm chế biến sẵn nhiều muối để phòng ngừa tăng huyết áp: mì gói, chả lụa, mắm, khô, tương, chao.

- Giảm uống rượu, bia, nước ngọt.

- Không nên dùng đường trắng, dùng đường dành cho bệnh nhân đái tháo đường.

- Đối với người đái tháo đường có kèm thừa cân, béo phì nên ăn các thực phẩm luộc, bỏ lò hơn là các món rán, không nên ăn thịt mỡ, ăn cá và thịt gia cầm thay cho thịt đỏ, ăn bơ tách chất béo và các thực phẩm khác nhau có hàm lượng chất béo thấp.

Vận động hợp lý:

- Hội đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến cáo ở phụ nữ có thai nếu không có chống chỉ định về sản khoa và nội khoa, thì nên bắt đầu hoặc tiếp tục tập luyện ở mức độ vừa phải.

- Thai phụ bị đái tháo đường cũng có thể tham gia các lớp tập thể dục, nhưng chỉ nên tập với cường độ thấp hơn so với mức đã từng tập trước kia, giảm bớt các bài tập có sự va chạm (quần vợt, bóng chuyền, bóng rổ). Trong khi tập nếu cảm thấy mệt mỏi nên ngừng tập và nghỉ ngơi.Vì luyện tập làm giảm đường máu, do vậy nếu thai phụ đang điều trị bằng insulin cần được tư vấn các triệu chứng hạ đường máu và cách xử trí.

- Các triệu chứng hạ đường huyết: Cáu gắt, tư duy rời rạc, có cảm giác như kiến bò ở môi, vã mồ hôi, tim đập nhanh, runyếu khuỵu chân. Có cảm giác đói, cồn cào. Xử trí: nên uống 3 thìa cà phê đường hoặc hoặc 3 thìa cà phê mật ong hoặc ăn vài viên kẹo ngọt, vài cái bánh ngọt, uống 1 hộp sữa ...

* Sử dụng bảng chuyển đổi thực phẩm để thay thế các thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày

- Nhóm gạo, tinh bột, khoai củ, các loại hạt: 01 đơn vị chuyển đổi bằng 20g

glucid. Sử dụng 12-14 đơn vị/ngày. Nên sử dụng ngũ cốc nguyên hạt để làm hạn

chế tăng đường máu sau ăn như gạo lức, gạo lật nảy mầm.

- Nhóm quả chín: 01 đơn vị chuyển đổi bằng 10g glucid. Sử dụng 1-3 đơn vị quả chín/ngày

- Nhóm rau: 1 đơn vị chuyển đổi bằng 4g glucid. Sử dụng 3-4 đơn vị rau/ngày - Nhóm sữa và chế phẩm sữa: Số lượng sử dụng theo khuyến nghị sữa và chế phẩm sữa của phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú. 3 tháng đầu của thai kỳ sử dụng 3 đơn vị sữa, 3 tháng giữa của thai kỳ sử dụng 5 đơn vị sữa, 3 tháng cuối của thai kỳ sử dụng 6 đơn vị sữa.

- Nhóm đường: 1 đơn vị chuyển đổi bằng 5g glucid. Hạn chế sử dụng đường vì có thể làm tăng nhanh đường máu. Nên sử dụng đường dành riêng cho bệnh nhân đái tháo đường dưới sự chỉ dẫn của nhân viên y tế, bác sỹ và chuyên gia dinh dưỡng.

- Nhóm thực phẩm cung cấp chất đạm: Sử dụng 5-7 đơn vị thực phẩm cung cáp chất đạm. Mỗi đơn vị tương đương 7g protein. [4]

Chương 2

MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT

* Thực tiễn hoạt động của Bệnh viện đa khoa khu vực huyện Bắc Quang

Bệnh viện đa khoa khu vực huyện Bắc Quang là bệnh viện hạng II với tổng số 250 giường bệnh có chức năng tiếp nhận, khám bệnh, chữa bệnh đa khoa cho nhân dân trên địa bàn huyện Bắc Quang và các khu vực lân cận, hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ về lĩnh vực cho các cơ sở khám chữa bệnh tuyến dưới.

Bệnh viện đa khoa khu vực huyện Bắc Quang có 29 khoa, phòng và hai phòng khám đa khoa khu vực trong đó gồm có: 5 phòng chức năng, 24 khoa lâm sàng, cận lâm sàng và 2 phòng khám đa khoa khu vực.

Phòng khám thai thuộc biên chế tại khoa sản chịu trách nhiệm tiếp nhận, khám, chẩn đoán và tư vấn cho thai phụ các vấn đề về chăm sóc thai nghén; Quản lý thai; khám và phân loại thai bệnh lý chuyển khoa sản điều trị; Lập hồ sơ khách hàng cần đình chỉ thai nghén cho các trường hợp thai ngoài kế hoạch chuyển phòng thủ thuật để thực hiện kỹ thuật đình chỉ thai nghén. Tổng hợp thống kê báo cáo tình hình khám thai hàng tháng cho bệnh viện.

Là Bệnh viện đa khoa khu vực hạng II và là huyện có mật độ dân số đông nhất của tỉnh có các bác sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên trình độ chuyên môn tốt lại nằm ở vị trí giao thông thuận lợi hơn so với các huyện khác trong tỉnh nên số lượng bệnh nhân đến viện khám không chỉ là người trong huyện mà còn từ các huyện, trong tỉnh cũng như một số huyện giáp danh ngoài tỉnh chuyển đến. Vì vậy mặc dù trên địa bàn huyện còn có rất nhiều bệnh viện, phòng khám tư nhân và 23 trạm y tế xã trong huyện nhưng lượng bệnh nhân từ các xã đến khám tại phòng khám thai của Bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Quang vẫn cao, trung bình mỗi tháng có gần 200 lượt bệnh nhân sản đến khám. Chính vì thế số thai phụ này có kiến thức và hiểu biết về chế độ ăn trong khi có thai có sự khác nhau, Số phụ nữ có thai ở thị trấn có kiến thức và hiểu biết cũng như điều kiện về tài chính đầy đủ hơn so với số phụ nữ có thai ở nông thôn. Do thực tế trên đã ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe thai phụ và sự phát triển của thai qua các kỳ thai dẫn đến tình trạng bất thường khi sinh đẻ như: Thai bệnh lý, thai suy dinh dưỡng…

Với kết quả phỏng vấn từng trường hợp cụ thể. Trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020 nhân viên khoa phụ sản bệnh viện đa khoa khu vực huyện Bắc

Quang đã thực hiện phỏng vấn theo phụ lục 1,2 với đủ điều kiện tiêu chuẩn lựa chọn được 229 trường hợp.

Sau khi phát phiếu phỏng vấn cho 229 PNCT đến khám thai tại phòng khám thai của Bệnh viện đa khoa khu vực huyện Bắc Quang kết quả phỏng vấn như sau:

Bảng 2.1: Đặc điểm đối tượng theo độ tuổi

Tuổi n %

<19 56 24.45

19-34 112 48.9

> 35 tuổi 61 26.65

Tổng 229 100

Nhận xét: Trong tổng số 229 phụ nữ có thai được phỏng vấn 24,45% số phụ nữ mang thai ở độ tuổi <19, 48,9% số phụ nữ mang thai ở độ tuổi 19-34, 26,65% số phụ nữ mang thai ở độ tuổi >35.

Bảng 2.2: Đặc điểm đối tượng theo địa dư

Địa dư n %

Nông thôn 103 45

Thành thị 126 55

Tổng 229 100

Nhận xét: Trong tổng 229 PNCT được phỏng vấn có 45% là ở nông thôn, 55% số PNCT ở thành thị.

Bảng 2.3: Đánh giá kiến thức đối tượng phỏng vấn theo địa dư

Điểm Nông thôn Thành thị Tổng

n % n %

21-30 21 20.4 89 70.6 110

11-20 68 66 32 25.4 100

<10 14 13.6 5 4 19

Tổng 103 100 126 100 229

Nhận xét: Theo kết quả phỏng vấn qua bảng trên cho thấy 20,4% số PNCT ở nông thôn có kiến thức đầy đủ về chế độ ăn của PNCT và 70,6% số PNCT ở thành thị có kiến thức đầy đủ về chế độ ăn của PNCT; 66% số PNCT ở nông thôn có kiến thức tương đối về chế độ ăn của PNCT và 25,4% số PNCT ở thành thị có kiến thức tương đối về chế độ ăn của PNCT; 13,6% số PNCT ở nông thôn có kiến thức hạn chế chưa đầy đủ và 4% số PNCT ở thành thị có kiến thức chưa đầy đủ

Bảng 2.4: Kiến thức về chế độ ăn của phụ nữ có thai theo độ tuổi. Nội dung Khỏe mạnh Bệnh lý n (200) % n (29) % <19 tuổi 39 19,5 7 24,1 19-35 tuổi 115 57,5 14 48,3 >35 tuổi 46 23 8 27,6 Tổng 200 100 29 100

Nhận xét một số đặc điểm của phụ nữ có thai theo độ tuổi:

Trong số 229 PNCT được phỏng vấn có 29 PNCT không khỏe mạnh mắc một số bệnh lý có tỷ lệ là 12,7%. Trong đó gặp nhiều hơn là 19-35 tuổi 14/29 chiếm 48,3% trong tổng số PNCT mắc bệnh lý được khảo sát đánh giá.

Bảng 2.5. Sự hiểu biết về các thành phần trong chế độ ăn của PNCT khỏe mạnh (n 200).

Điểm

Nhóm tuổi

<19 19-35 >35

Nông thôn Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn Thành thị n % n % n % n % n % n % 21-30 3 10.7 19 55.9 11 25.6 27 41.5 4 28.6 9 56.3 11-20 12 42.9 10 29.4 23 53.5 25 38.5 5 35.7 4 25 <10 13 46.4 5 14.7 9 20.9 13 20 5 35.7 3 18.7 Tổng 28 100 34 100 43 100 65 100 14 100 16 100

Nhận xét: Kết quả bảng 5 cho thấy các nhóm tuổi của PNCT ở thành thị có kiến thức đầy đủ cao hơn so với các nhóm tuổi của PNCT ở nông thôn, số PNCT trong các nhóm tuổi ở nông thôn có kiến thức tương đối tỷ lệ cao hơn so với số PNCT của các nhóm tuổi ở thành thị, Số PNCT có kiến thức chưa đầy đủ ở nông thôn chiếm tỷ lệ cao hơn so với số PNCT ở thành thị.

Bảng 2.6. Phân loại các bệnh lý của PNCT được phỏng vấn Các bệnh lý Trước khi có thai Sau khi có thai Tổng n % n % PNCT bị thiếu máu 8 53.3 7 46.7 15 PNCT bị bệnh gan 11 100 11 PNCT bị tiền sản giật 3 100 3 Tổng 19 10 100

Nhận xét: Kết quả bảng 6 cho thấy trong 29 PNCT mắc bệnh lý được phỏng vấn, có 51,7% PNCT bị thiếu máu, trong đó 53,3% gặp trước khi có thai, 46,7% gặp sau khi có thai, 37,9%/ PNCT bị bệnh gan và bị bệnh trước khi có thai, 10,3% PNCT bị tiền sản giật và bị bệnh sau khi có thai.

Bảng 2.7. Sự hiểu biết về các thành phần trong chế độ ăn của PNCT bị thiếu máu trước khi có thai (n=8)

Điểm

Trước khi có thai

Nông thôn Thành thị <19 19 -35 35 <19 19-35 <35 n % n % n % n % n % n % 21-30 0 0 1 100 0 2 50 1 100 11-20 0 2 100 0 0 0 1 25 0 0 <10 0 0 0 0 0 1 25 0 0 Tổng 0 2 100 1 100 0 4 100 1 100

Nhận xét: Với kết quả bảng 7 cho thấy số PNCT bị thiếu máu trước khi có thai ở thành thị trong nhóm tuổi 19-35 có kiến thức đầy đủ cao hơn so với PNCT bị thiếu máu trước khi có thai ở nông thôn.

Bảng 2.8. Sự hiểu biết về các thành phần trong chế độ ăn của PNCT bị thiếu máu sau khi có thai (n=7)

Điểm

Sau khi có thai

Nông thôn Thành thị <19 19 -35 35 <19 19-35 <35 n % n % n % n % n % n % 21-30 0 1 100 0 0 0 2 67 1 10 11-20 0 0 0 1 100 0 1 33 0 0 <10 1 100 0 0 0 0 0 0 0 0 Tổng 1 1 100 1 100 0 3 100 1 100

Nhận xét: Kết quả bảng 8 cho thấy số PNCT bị thiếu máu sau khi có thai ở thành thị có kiến thức đầy đủ cao hơn so với số PNCT ở nông thôn, số PNCT ở nông thôn bị thiếu máu sau khi có thai có kiến chưa đầy đủ cao hơn so với PNCT ở thành thị.

Bảng 9. Sự hiểu biết về các thành phần trong chế độ ăn của PNCT bị bệnh gan (n=11)

Điểm

Trước khi có thai

Nông thôn Thành thị <19 19 -35 35 <19 19-35 <35 N % n % n % n % n % n % 21-30 0 0 0 2 100 0 0 3 75 1 50 11-20 0 1 50 0 0 0 0 1 25 1 50 <10 0 1 50 0 0 1 100 0 0 0 0 Tổng 0 2 100 2 100 1 100 4 100 2 100

Nhận xét: 54,6% PNCT có kiến thức đầy đủ và thực hiện các thành phần trong chế độ ăn của PNCT bị bệnh gan, 27,2 % có kiến thức và hiểu biết tương đối, 18,2% PNCT có kiến thức chưa đầy đủ.

Bảng 2.10. Sự hiểu biết về các thành phần trong chế độ ăn của PNCT bị tiền sản giật (n=3)

Điểm

Sau khi có thai

Nông thôn Thành thị <19 19 -35 35 <19 19-35 <35 N % n % n % n % n % n % 15- 20 0 0 0 0 0 0 0 0 0 11-14 0 0 0 0 0 1 100 0 0 <10 0 1 100 0 0 0 0 1 100 Tổng 0 1 100 0 0 1 100 1 100

Nhận xét: 33,3% PNCT bị tiền sản giật có kiến thức tương đối, 66,7 % PNCT bị tiền sản giật có kiến thức chưa đầy đủ.

Nhận xét: Cán bộ y tế (bao gồm cả y tế thôn bản và cô đỡ thôn bản) là những người được đào tạo, có kiến thức chuyên môn về chăm sóc thai nghén, có thể hiểu họ là kênh truyền thông cung cấp thông tin chính xác nhất về các kiến thức về chế độ ăn cho PNCT. Song tỷ lệ PNCT được tư vấn các vấn đề về chế độ dinh dưỡng khi mang thai từ cán bộ y tế chỉ chiếm 76,9% và lại có sự khác biệt giữa nông thôn (73,2%) và TT (80,2). Điều này cũng chứng minh ở vùng NT, tỷ lệ PNCT tiếp cận với dịch vụ y tế còn thấp hơn so với PNCT ở vùng thị trấn.

Chương 3 BÀN LUẬN 3.1. Thực trạng của vấn đề

Bệnh viện đa khoa khu vực huyện Bắc Quang là bệnh viện hạng II với tổng số 250 giường bệnh có chức năng tiếp nhận, khám bệnh, chữa bệnh đa khoa cho nhân dân trên địa bàn huyện Bắc Quang và các khu vực lân cận, hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ về lĩnh vực cho các cơ sở khám chữa bệnh tuyến dưới.

Với tổng biên chế là 250 cán bộ bao gồm: 5 phòng chức năng, 20 khoa lâm sàng, cận lâm sàng và 2 phòng khám đa khoa khu vực

Khoa phụ sản có 45 giường với tổng biên chế là 20 viên chức trong đó có 4 bác sĩ chuyên khoa I sản khoa, hai bác sĩ định hướng sơ bộ sản, 14 hộ sinh có trình độ cao đẳng và đại học. Với đội ngũ cán bộ trẻ có trình độ, năng lực, luôn nêu cao vai trò trách nhiệm, nhiệt tình trong công việc luôn gần gũi, chia sẻ với người bệnh đặc biệt là công tác tư vấn vai trò quan trọng của dinh dưỡng đối với PNCT cho phụ nữa mang thai đến khám tại khoa sản bệnh viện, phối hợp cùng với cán bộ khoa Dinh dưỡng – Tiết chế khám và hướng dẫn, tư vấn chế độ ăn cho thai phụ khỏe

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng kiến thức về chế độ ăn của thai phụ đến khám thai tại bệnh viện đa khoa khu vực bắc quang năm 2020 (Trang 31 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)