Các ưu, nhược điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng kiến thức về bệnh đái tháo đường của người bệnh đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện e năm 2019 (Trang 51)

2.4.1. Ưu điểm

Từ biểu đồ 2.7 và bảng 2.16 cho thấy, các BN có kiến thức khá tốt về mục điều trị bệnh, theo dõi các biến chứng của bệnh, ảnh hưởng của hoạt động thể lực đến ĐH và hạ ĐH. Cụ thể:

KT về mục điều trị với 67% BN có kiến thức tốt và 16% BN có kiến thức trung bình, chỉ có 17% BN là kiến thức kém

- 73% BN biết mặt sai của nhận định “Nồng độ đường huyết không ảnh hưởng đến việc xuất hiện các biến chứng”.

- 76% BN biết “Tập luyện thể lực” và 67,5% BN biết “Duy trì cân nặng hợp lý” sẽ góp phần cải thiện tình trạng bệnh theo chiều hướng tốt.

Qua đánh giá kiến thức BN trả lời các câu hỏi ở các mục liên quan đến các biến chứng và theo dõi các biến chứng của bệnh có phần khá tốt khi có đến 51,5% BN có kiến thức trung bình và 27,5% BN có kiến thức tốt.

Trong các triệu chứng thường gặp của hạ đường huyết thì có một tỷ lệ lớn BN (chiếm 98%) biết đến hai triệu chứng điển hình là: vã mồ hôi và hoa mắt chóng mặt

BN tiêm insulin trong CĐ của em có kiến thức rất tốt khi được hỏi về cách xử trí khi bị HĐH với 98,2% BN biết là cần ăn hoặc uống thức ăn ngọt ngay( biểu đồ 2.6). Với bệnh nhân ĐTĐ thì hoạt động thể lực đều đặn sẽ giúp duy trì ĐH ở mức ổn định và giúp cải thiện bệnh tốt góp phần quan trọng vào thành công của công tác điều trị. Trong CĐ của em hầu hết các BN nhận ra được điều này với 79,5% BN biết rằng “ Hoạt động thể lực giúp làm giảm ĐH” và 73,5% BN biết chúng sẽ giúp cải thiện bệnh tốt.

Nguyên nhân của ưu điểm

- Được sự quan tâm của ban chấp hành Đảng ủy, ban giám đốc bệnh viện đã trang bị cho các khoa máy tính và máy chiếu và khu vực riêng nhằm phục vụ công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh, các khoa phòng trong bệnh viện đã thực hiện ít nhất 1 tuần 1 lần tổ chức công tác giáo dục sức khẻ cho người bệnh và người nhà người bệnh. Nhân viên y tế nhân lực thiếu tuy nhiên với lòng tâm huyết với nghề, tận tình với người bệnh hàng ngày đi khám bệnh, chăm sóc người bệnh các bác sỹ và điều dưỡng đã giành thời gian tư vấn về bệnh và cách chăm sóc, phòng bệnh cho người bệnh.

- Với sự tận tình của bác sỹ và điều dưỡng cùng sự tin tưởng, người bệnh và người nhà bệnh nhân đã lắng nghe những hướng dẫn của cán bộ y tế.

- Một số người bệnh đã có kiến thức tốt cho bản thân nhằm hạn chế sự tiến triển của bệnh, giảm thời gian nằm viện, giảm số lần vào viện

2.4.2. Hạn chế

- Thiếu hụt kiến thức lớn nhất xuất hiện trong theo dõi xét nghiệm HbA1c khi có đến 95% số BN được đánh giá là hiểu biết kém về điều này (biểu đồ 2.8). Trong đó, chỉ có 26% BN nhận ra mặt đúng của nhận định “HbA1c là giá trị phản ánh mức độ ổn định của đường huyết trong vòng 6-8 tuần”. Vì vậy, tầm quan trọng của việc trang bị cho BN kiến thức về HbA1c là rất quan trọng để BN tự biết rằng thời gian qua họ đã kiểm soát bệnh tốt hay chưa giúp họ có thể điều chỉnh mọi hoạt động và thực hiện kiểm soát bệnh tốt hơn.

- Đứng thứ hai về mức độ thiếu hụt kiến thức liên quan đến ảnh hưởng của rượu và thuốc lá đến ĐH khi có đến 36% BN hiểu biết kém, chỉ có 4,5% BN có hiểu biết tốt.

- Đứng thứ ba mức độ yếu kém về kiến thức liên quan đến chăm sóc bàn chân khi chỉ có 17% BN là có KT tốt và có đến 32,5% BN là kiến thức kém.

- Thiếu hụt KT về hạ ĐH cũng khá nghiêm trọng khi có đến 28% BN có mức KT kém, 32% BN có KT trung bình và 40% BN có kiến thức tốt.

- Có 21% BN đánh giá là KT về dinh dưỡng và chế độ ăn ở mức kém và chỉ có 9% đạt yêu cầu với mức KT tốt và có đến 70% BN kiến thức ở mức trung bình.

- Với các BN dùng thuốc viên điều trị thì chỉ có 57,1% BN nhận ra được mặt sai của nhận định “Không dùng thuốc viên nếu bỏ bữa”, vẫn còn 17,5% BN không biết đến mặt sai của nhận định: “Thuốc viên không cần thiết phải dùng hàng ngày và sẽ ngừng dùng nếu kiểm tra đường niệu âm tính”.

Tổng điểm chung của các câu hỏi mục liên quan đến thuốc viên cho kết quả: 41,2% BN có kiến thức kém, chỉ có 9,5% BN có kiến thức tốt (biểu đồ 2.9). Đây thực sự là những thiếu hụt trầm trọng của các bệnh nhân mà các bác sĩ cần phải giải thích rõ ràng cho họ sau khi họ ra viện giúp họ tuân thủ chế độ điều trị tốt hơn góp phần đạt hiệu quả điều trị cao hơn.

Còn với các BN dùng insulin điều trị thì họ cũng rất thiếu hiểu biết về cách điều chỉnh liều lượng insulin khi họ bị mệt hoặc họ có hoạt động thể lực tăng lên. Cụ thể là chỉ có 17,7% BN biết là họ cần phải điều chỉnh liều insulin phù hợp để tránh nguy cơ hạ ĐH.

sóc bàn chân khi chưa xuất hiện biến chứng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều khi BN đã có biến chứng này, hơn nữa việc chăm sóc bàn chân là hoàn toàn đơn giản nếu BN thực sự có kiến thức. Tuy nhiên kết quả trong CĐ của em vẫn còn 36% BN thiếu hụt kiến thức trầm trọng về mảng này, chỉ có 17% BN là có kiến thức tốt.

Nguyên nhân của hạn chế

Với thực trạng thiếu hụt kiến thức về bệnh của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại khoa Nội Tổng Hợp bệnh viện E như đã nêu ở trên, chúng ta có nên đặt câu hỏi nhân viên y tế chúng ta hướng dẫn giáo dục sức khỏe cho người bệnh đã đầy đủ chưa, phương pháp, tài liệu đã hợp lý chưa.

- Bệnh viện chưa tổ chức in ấn, phát tài liệu tờ rơi về cách tự chăm sóc cho người bệnh ĐTĐ tupe 2

- Bệnh nhân đông, nhân viên y tế nhân lực thiếu thời gian tư vấn về bệnh và cách chăm sóc, phòng bệnh nhưng chưa được nhiều.

- Kỹ năng hướng dẫn và giáo dục sức khỏe của một số cán bộ y tế còn hạn chế, chưa được đào tạo chuyên sâu và bài bản về tư vấn giáo dục sức khỏe, tự chăm sóc cho người bệnh nên hiệu quả tư vấn chưa cao.

- Nhiều người bệnh do trình độ dân trí chưa cao việc tiếp thu, ghi nhớ kiến thức còn hạn chế nên việc chăm sóc phòng bệnh không đầy đủ. Nhân viên y tế có hướng dẫn nhưng do không có tài liệu nên một phần do không hiểu, một phần do không thể nhớ được hết nên dẫn đến thiếu kiến thức, không ý thức được tầm quan trọng hoặc cũng có thể là cố tình coi thường sức khỏe của một bộ phận người bệnh.

- Người bệnh đang trong độ tuổi lao động do điều kiện kinh tế khó khăn, chủ quan về sức khỏe nên chưa thực sự quan tâm đến cách phòng bệnh.

- Người bệnh chưa thực sự chủ động trong việc tìm hiểu kiến thức về bệnh về cách tự chăm sóc bản thân khi mắc bệnh, chưa nắm rõ được tác động tích cực khi thực hiện tốt việc tự chăm sóc và phòng bệnh khi mắc bệnh

Chương 3

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP

Bệnh ĐTĐ tupe 2 là một bệnh mãn tính có nhiều biến chứng nặng nề, mặc dù các hướng dẫn của nhân viên y tế cùng các phương tiện thông tin đại chúng kết hợp sách báo tờ rơi đã được thiết lập nhưng sự hiểu biết của người bệnh về kiểm soát đường huyết và phòng ngừa biến chứng vẫn còn hạn chế. Chính vì thực trạng và nguyên nhân như trên để cải thiện chất lượng kiến thức cho người bệnh ĐTĐ tupe 2 chúng ta cần một cái nhìn toàn diện hơn xây dựng kế hoạch và đặt ra mục tiêu cho kết quả của giáo dục sức khỏe cho người bệnh ĐTĐ tupe 2 bao gồm những nội dung sau:

- Hướng dẫn giải thích để bệnh nhân tuân thủ đi khám bệnh định kỳ, dùng thuốc theo hướng dẫn của nhân viên y tế, bệnh viện cũng cần giao việcquản lý bệnh án ngoại trú của NB ĐTĐ tupe 2 về khoa để đảm bảo tính tập trung và riêng biệt cao, trong những buổi khám bệnh bên cạnh việc hướng dẫn dùng thuốc, theo dõi triệu chứng và tiến triển của bệnh, nhân viên y tế cần phải tư vấn hướng dẫn cho người bệnh cách tự chăm sóc cho mình, đặc biệt tạo cho họ tự ý thức, chủ động tham gia vào việc chăm sóc riêng của họ. Khoa có tổ chăm sóc khách hàng lưu lại số điện thoại và địa chỉ của người bệnh có thể liên lạc, nhắc người bệnh đến khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ, tư vấn các biện pháp theo dõi và phòng ngừa biến chứng của bệnh.

- Cần tuyên truyền giáo dục trong cộng đồng, trên các phương tiện thông tin đại chúng đểngười bệnhĐTĐ tupe 2 có thể ngăn ngừa hoặc hạn chế sự tiến triển của biến chứng nếu biết cách tự chăm sóc, theo dõi, quản lý dự phòng và sử dụng thuốc đúng cách để có thể kéo dài tuổi thọ, có thể sống bình thường hoặc gần như bình thường thời gian nằm viện, số lần nhập viện sẽ giảm.

- Phương tiện truyền thông: báo, tạp chí, phát thanh truyền hình cần có nhiều chương trình phổ biến kiến thức sức khỏe và cách tự chăm sóc cho người bệnh để người dân hiểu và biết cách phòng và chăm sóc sức khỏe cho bản thân và người thân

- Cán bộ y tếcần tăng cường công tác giáo dục sức khỏe, tư vấn khi bệnh nhân đến khám và điều trị hướng dẫn cho người bệnh cách tự chăm sóc cần chú trọng hơn nữa đến cách thức và nội dung hướng dẫn cho NB. Kết hợp hướng dẫn bằng thị phạm kết hợp với tranh ảnh, video, và đặc biệt cần phân loại đối tượng NB để có cách hướng

chăm sóc và tư vấn để cho người bệnh hiểu và thực hành đúng . Cung cấp địa chỉ, trang webside uy tín, tin cậy để người bệnh có thể tìm hiểu nâng cao trình độ kiến thức về bệnh của mình.

Để đạt được mục tiêu như trên về phía bệnh viện

- Thực hiện quản lý bệnh nhân ĐTĐ tupe 2 riêng biệt hơn bằng cách giao việc quản lý bệnh án NB ĐTD tupe 2 ngoại trú cho Khoa. Để NB ĐTD tupe 2 có thể khám và điều trị thường xuyên hơn. Người bệnh có thể được các chuyên gia y tế hướng dẫn nhiều hơn, thường xuyên hơn.

- Bệnh viện cần xây dựng, thiết kế các chương trình giáo dục sức khỏe để nhân viên y tế hướng dẫn cho bệnh nhân. Những tài liệu giáo dục này có thể được gửi qua các trang web, mạng xã hội, tuyên truyền về cách tự chăm sóc qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc tổ chức in ấn, phát tài liệu, tờ rơi, pano áp phích treo tại khoa phòng kết hợp buổi giáo dục sức khỏe cho người bệnh để người bệnh và người thân tiếp thu, ghi nhớ kiến thức để người dân hiểu được và biết được hậu quả khi không theo dõi, điều trị bệnh đúng cách để chủ động và tự giác thực hiện phòng tránh cho bản thân và người thân.

- Bổ xung thêm nhân lực nhằm giảm tải công việc cho nhân viên y tế để có thời gian tư vấn về bệnh và cách chăm sóc, phòng bệnh cho bệnh nhân được đầy đủ hơn, thường xuyên hơn

- Kỹ năng hướng dẫn và giáo dục sức khỏe của một số cán bộ y tế còn hạn chế, cần mở lớp đào tạo, tập huấn về kiến thức, kỹ năng tư vấn giáo dục sức khỏe cho cán bộ y tế.

- Nhân viên y tế cần cung cấp thêm cho NB những địa chỉ trang web có hướng dẫn về bệnh và cách cách tự chăm sóc, ví dụ như: http://daithaoduong.kcb.vn. Đây chính là kênh thông tin hữu ích hỗ trợ cho những hướng dẫn của nhân viên y tế đạt hiệu quả cao hơn.

KẾT LUẬN

1. Thực trạng hụt kiến thức về bệnh của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại khoa Nội Tổng Hợp bệnh viện E trị ngoại trú tại khoa Nội Tổng Hợp bệnh viện E

Dựa trên kết quả nghiên cứu 200 bệnh nhân điều trị tại khoa Nội Tổng Hợp Bệnh viện E trong thời gian tiến hành khảo sát, em có một số kết luận sau:

+ Thiếu hụt kiến thức đã xuất hiện ở tất cả các câu hỏi liên quan đến theo dõi bệnh với 95% BN không có hiểu biết về xét nghiệm và ý nghĩa của HbA1c

+ Kiến thức về theo dõi các biến chứng của bệnh khá yếu kém khi có đến 21% BN không biết đến các biến chứng cũng như theo dõi các biến chứng này trong quá trình mắc bệnh.

+ Kiến thức về ảnh hưởng của bia rượu và thuốc lá khá trầm trọng (36% BN hiểu biết kém).

+ Kiến thức về chăm sóc bàn chân thiếu hụt khá lớn với 32,5% BN có hiểu biết kém.

+ Kiến thức về hạ đường huyết: 28% BN có hiểu biết kém, 17% BN có hiểu biết tốt.

+ Kiến thức về dinh dưỡng và chế độ ăn cũng rất đáng quan tâm: 21% BN không có kiến thức và chỉ có 7% BN là có kiến thức tốt.

2. Đề xuất các giải pháp

Để thực hiện chăm sóc điều trị bệnh ĐTĐ tupe 2 đạt hiệu quả, hạn chế các biến chứng nhất thiết các BN ĐTĐ tupe 2 phải có một mức độ kiến thức đạt yêu cầu. Chính vì kiến thức là một yếu tố quan trọng giúp BN thực hành chăm sóc bệnh tốt nên đánh giá KT của BN ĐTĐ phải được tiến hành hàng năm trên tất cả các BN mới mắc và có tiền sử mắc.

Mặc dù các hướng dẫn dựa trên những tài liệu được thiết lập, tuy nhiên sự tuân thủ về điều trị không được đảm bảo đúng theo hướng dẫn. Để cải thiện chất lượng chăm sóc ở những bệnh nhân ĐTĐ tupe 2, chúng ta cần một cái nhìn toàn diện hơn. Đào tạo cho bệnh nhân một cách có quy chuẩn hơn, cần được tham gia quản lý riêng, thiết kế các phòng khám đặc biệt với các chuyên gia y tế chuyên dụng dưới hình thức

mô hình bệnh mãn tính, được đề xuất để cải thiện chất lượng chăm sóc ở nhóm bệnh nhân này có thể là một mô hình thực tế để quản lý tốt hơn những bệnh nhân này.

Trong những buổi khám bệnh cần kết hợp dùng thuốc, theo dõi triệu chứng và tiến triển bệnh nhân viên y tế cần phải tư vấn hướng dẫn cho người bệnh cách tự chăm sóc cho mình, đặc biệt tạo cho họ tự ý thức, chủ động tham gia vào việc chăm sóc riêng của họ. Bệnh viện có trung tâm chăm sóc khách hàng lưu lại số điện thoại và địa chỉ của người bệnh có thể liên lạc, nhắc người bệnh đến khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ, tư vấn các biện pháp tự chăm sóc và phòng bệnh.

Cần tăng cường công tác giáo dục sức khỏe, tư vấn khi bệnh nhân đến khám và điều trị kết hợp phát tài liệu tờ rơi về bệnh, cung cấp địa chỉ, trang webside uy tín, tin cậy để người bệnh có thể tìm hiểu nâng cao trình độ kiến thức tự chăm sóc của bệnh nhân để góp phần tăng tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức tốt về kiểm soát đường huyết và phòng ngừa biến chứng.

Các phương tiện thông tin đại chúng cần có nhiều hơn các chuyên mục giáo dục sức khỏe hướng dẫn chăm sóc phòng bệnh để người dân hiểu và biết cách phòng và chăm sóc sức khỏe cho bản thân và người thân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Trịnh Ngọc Anh (2011), “Bước đầu nghiên cứu áp dụng phác đồ chuyển insulin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng kiến thức về bệnh đái tháo đường của người bệnh đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện e năm 2019 (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)