Phân tích giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc trẻ sinh non, nhẹ cân bằng phương pháp kangaroo tại bệnh viện phụ sản trung ương năm 2020 (Trang 45 - 61)

3.2.3.1. Hiệu quả

TTCS&ĐTSS có Đội KMC của Trung tâm quản lý và chịu trách nhiệm triển khai và theo dõi KMC của Trung tâm. Như vậy việc thực hiện chăm sóc cho trẻ sinh non, nhẹ cân bằng KMC của TTCS&ĐTSS sẽ đạt hiệu quả cao.

3.2.3.2. Thuận lợi

-Lãnh đạo bệnh viện luôn quan tâm, ghi nhận TTCS&ĐTSS là trung tâm lớn, quan trọng của bệnh viện.

-TTCS&ĐTSS có 2 đơn nguyên được đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại. -Đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng số lượng lớn, trình độ cao, phối hợp làm việc nhóm, hỗ trợ nhau tốt.

3.2.3.3. Khó khăn

- TTCS&ĐTSS phân tán 2 tòa nhà cách biệt khiến việc đi lại, giám sát, chỉ đạo gặp khó khăn.

-Đơn nguyên tầng 2 nhà G, cơ sở hạ tầng xuống cấp, phải đợi sửa chữa nên chưa bố trí đủ không gian phòng ốc và hỗ trợ cần thiết khác giúp bà mẹ và trẻ thực hành phương pháp KMC.

-Nhân lực của TTCS&ĐTSS tuy lớn nhưng số lượng nhân viên mới nhiều, cần đào tạo thêm về chuyên môn.

-Số lượng trẻ bị tách khỏi mẹ do mổ đẻ lớn khiến TTCS&ĐTSS mất nhiều phòng và nhân lực để chăm sóc các trẻ này.

KẾT LUẬN

Với kinh nghiệm thực tiễn và các bằng chứng từ các nghiên cứu khoa học khẳng định về lợi ích của KMC nhằm tăng cường sức khỏe, giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh non, việc áp dụng phương pháp này ngày càng được chấp nhận rộng rãi ở nhiều quốc gia trên Thế giới trong đó có Việt Nam. Đây là một phương pháp chăm sóc trẻ không những mang ý nghĩa về mặt y học mà còn mang đậm tính nhân văn, xây dựng tình cảm gắn bó mẹ con, gia đình, cộng đồng.

Tại TTCS&ĐTSS, BVPSTW đã đưa KMC vào hoạt động theo mô hình thực hiện chăm sóc cho trẻ sinh non, nhẹ cân đã ổn định bằng KMC từ nhiều năm qua. Tôi đã thực hiện chuyên đề này để có cái nhìn chi tiết hơn về công tác chăm sóc trẻ sinh non, nhẹ cân bằng KMC tại TTCS&ĐTSS. TTCS&ĐTSS đã thực hiện chăm sóc KMC cho trẻ sinh non, nhẹ cân đã ổn định theo hai hình thức không liên tục và liên tục. Tuy nhiên hoạt động còn nhiều hạn chế:

- TTCS&ĐTSS thực hiện chăm sóc cho trẻ sinh non, nhẹ cân đã ổn định theo hình thức KMC liên tục nhưng trẻ không được tiếp xúc da - kề - da ở vị trí Kangaroo liên tục 24/24 giờ.

- Trẻ sinh non, nhẹ cân ổn định ở TTCS&ĐTSS chưa được thực hiện KMC sớm.

- TTCS&ĐTSS chưa quản lý được việc nuôi dưỡng trẻ bằng sữa mẹ hoàn toàn và bằng phương pháp phù hợp: bú mẹ, vắt sữa trực tiếp vào miệng trẻ, sữa mẹ bằng thìa, bằng cốc, ống bơm, qua ống thông dạ dày. Vẫn có người mẹ/người chăm sóc cho trẻ ăn sữa công thức và ăn bằng bình sữa.

- Trẻ tại TTCS&ĐTSS chưa được ra viện sớm.

- TTCS&ĐTSS chưa có sổ theo dõi KMC của từng trẻ sinh non, nhẹ cân, chưa thống kê số lượng trẻ sinh non, nhẹ cân được thực hiện KMC.

- Gia đình chưa có môi trường đảm bảo sự riêng tư và linh hoạt cho phép bố hoặc ông bà thực hiện da - kề - da với trẻ.

- TTCS&ĐTSS đã tập huấn KMC trên lâm sàng cho nhân viên, nhưng không có kế hoach kiểm tra đánh giá lại kỹ năng KMC của nhân viên y tế.

- Gia đình chưa có buổi tư vấn và hướng dẫn thực hiện KMC cho trẻ trước khi vào thực hiện KMC.

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Dựa trên những thuận lợi và khó khăn tại đơn vị, tôi đưa ra những giải pháp sau để thực hiện chăm sóc cho trẻ sinh non, nhẹ cân đã ổn định bằng KMC đúng tại TTCS&ĐTSS:

- Hành động 1. Điều dưỡng trưởng thành lập và xây dựng năng lực cho đội KMC của Trung tâm về hỗ trợ thực hiện KMC. Đội KMC của Trung tâm quản lý và chịu trách nhiệm triển khai và theo dõi KMC của Trung tâm.

- Hành động 2. Đánh giá lại năng lực của Trung tâm trong việc hỗ trợ KMC. + Đội KMC của Trung tâm chịu trách nhiệm việc đánh giá lại năng lực của Trung tâm trong việc hỗ trợ KMC.

+ Đội KMC của Trung tâm chịu trách nhiệm việc đánh giá lại công tác quản lý trẻ sinh non/nhẹ cân.

- Hành động 3. Xây dựng Khung hành động về KMC để áp dụng và duy trì KMC: Đội KMC của Trung tâm hoàn thành Khung hành động KMC về lập kế hoạch và theo dõi tiến độ thường xuyên.

- Hành động 4. Đảm bảo sự hỗ trợ của lãnh đạo và cán bộ chủ chốt của Trung tâm và triển khai các bước hành động.

+ Đội KMC của Trung tâm trình bày Khung hành động KMC cho lãnh đạo Trung tâm và đảm bảo có sự ủng hộ cho hành động đề xuất.

+ Lãnh đạo Trung tâm cam kết hỗ trợ hành động đề xuất như không gian, trang thiết bị, vật tư và nhân sự.

+ Cán bộ chủ chốt cũng cần hỗ trợ việc xây dựng và thông qua chính sách, tiêu chuẩn và hướng dẫn sửa đổi của Trung tâm về KMC như quy trình vận hành, trình tự công việc, sơ đồ hỗ trợ hoạt động, biểu mẫu thống kê, báo cáo.

-Hành động 5. Tập huấn cho nhân viên và hướng dẫn cầm tay chỉ việc. + Đối tượng được tập huấn gồm bác sĩ nhi, điều dưỡng và nhân viên y tế khác làm việc ở NCU.

+ Khi tập huấn cho nhân viên, Hướng dẫn viên KMC của trung tâm tiến hành theo phương pháp “Cầm tay chỉ việc”.

+ Các giám sát viên đánh giá lại kĩ năng KMC của nhân viên y tế. -Hành động 6. Xây dựng năng lực cho gia đình.

+ Gia đình cần được tư vấn đầy đủ và rõ ràng về thực hành KMC, và cần có môi trường đảm bảo sự riêng tư và linh hoạt cho phép bố hoặc ông bà thực hiện da- kề-da với trẻ.

+ Những gia đình đã thực hiện thành công và có kinh nghiệm có thể hỗ trợ các gia đình khác chưa có kinh nghiệm.

-Hành động 7. Theo dõi tiến độ và hỗ trợ thực hành.

+ Việc theo dõi thực hành KMC, thực trạng triển khai các hành động được mô tả trong Khung hành động KMC.

+ Mỗi lần đánh giá chất lượng, đội Đội KMC của trung tâm rà soát lại năng lực của Trung tâm trong việc hỗ trợ thực hành KMC và kĩ năng KMC của nhân viên y tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 Tiếng Việt

1. Bộ Y tế (2009). Quyết định 4620/QĐ-BYT về việc ban hành “Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản”, ban hành năm 2009.

2. Bộ Y tế (2011). Quyết định 1142/QĐ-BYT về việc phê duyệt tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn tổ chức thực hiện đơn nguyên sơ sinh và góc sơ sinh tại các tuyến y tế”, ban hành năm 2011.

3. Bộ Y tế (2013). Quyết định /QĐ-BYT về ban hành tài liệu đào tạo “Chăm sóc trẻ bằng phương pháp Căng ga ru”, ban hành năm 2013.

4. Bộ Y tế (2016). Quyết định 4177/2016/QĐ-BYT về phê duyệt “Kế hoạch hành động quốc gia về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em giai đoạn 2016- 2020”, ban hành ngày năm 2016.

5. Đội EENC, Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em (2019). Tình hình thực hiện phương pháp Kangaroo cho sinh non, nhẹ cân < 2000 g ở Việt Nam, Hà Nội.

6. Hoàng Anh Tuấn, Vụ sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em (2018). Tình hình Thực hiện Kangaroo ở Việt Nam, Hà Nội.

7. Nguyễn Thị Thu Phương, Đơn vị Nhi sơ sinh (2017), Chăm sóc trẻ sơ sinh

non tháng, nhẹ cân bằng phương pháp chăm sóc bà mẹ Kangaroo tại Bệnh viện Phụ Sản-Nhi Đà Nẵng năm 2017, Đề tài cấp cơ sở, Bệnh viện Phụ Sản-Nhi Đà Nẵng.

8. Shin Young - soo (2018). Áp dụng và duy trì thực hành chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm (EENC) trong bệnh viện: Phương pháp Kangaroo (KMC) cho trẻ sinh non và nhẹ cân, Tổ chức Y tế Thế Giới khu vực Tây Thái Bình Dương.

9. UNICEF (2015), Tình hình trẻ nhẹ cân trên Thế giới, available at: http://www.unicef.org/Vietnam/vi/thông-cáo-báo-chí/1-trên-7-trẻ-em-trên-thế-giới- sinh-ra-bị-nhẹ-cân-theo-lancet-globan-health-unicef, Accessed 25/08/2020.

10. UNICEF, WHO Việt Nam và Vụ sức khỏe bà mẹ và Trẻ em (2017). Tình hình tử vong trẻ em ở Việt nam, Việt Nam.

11. Vũ Thị Vân Yến, Nguyễn Ngọc Lợi (2012), Tình hình bệnh tật và tử vong ở trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương năm 2012, Hà Nội.

 Tiếng Anh

12. Bera, A., et al. (2014). Effect of kangaroo mother care on growth and

development of low birthweight babies up to 12 months of age: a controlled clinical trial. Acta paediatrica (Oslo, Norway: 1992) 103(6): 643-650.

13. Blencowe, H., et al. (2013). Born Too Soon: The global epidemiology of

15 million preterm births. Reproductive Health 10 (SUPPL. 1).

14. Boundy E.O., et al. Kangaroo Mother Care and Neonatal Outcomes: A

Meta-analysis. Pediatrics 2016;137: e2 0152238.

15. Feldman, R., et al. (2014). Maternal-preterm skin-to-skin contact enhances

child physiologic organization and cognitive control across the first 10 years of life.

Biological Psychiatry 75(1): 56-64.

16. Hug, L., M. Alexander, D. You, L. Alkema and U. N. I.-a. G. f. C. M.

Estimation (2019). National, regional, and global levels and trends in neonatal

mortality between 1990 and 2017, with scenario-based projections to 2030: a systematic analysis. Lancet Glob Health 7(6): e710-e720.

17. Moore, E. R., N. Bergman, G. C. Anderson and N. Medley (2016). Early

skin-to-skin contact for mothers and their healthy newborn infants. Cochrane

Database of Systematic Reviews 2016(11).

18. Valizadeh, S., et al. (2014). The effect of kangaroo mother care on feeding

tolerance in preterm infants. Journal of Babol University of Medical Sciences 16(12):

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

Hình ảnh chăm sóc trẻ bằng phương pháp Kangaroo

Hình 2.2. Trẻ bị tách khỏi mẹ do mổ đẻ và phải ăn sữa công thức bằng bình sữa

Hình 2.4. Nhân viên KMC hướng dẫn người mẹ/người chăm sóc cách đặt trẻ vào vị trí Kangaroo

Hình 2.6. Nhân viên KMC hướng dẫn người mẹ/người chăm sóc cách theo dõi trẻ

Hình 2.8. Bố và bà không thực hiện KMC cho trẻ

PHỤ LỤC 2

Bảng kiểm 1. Giúp bà mẹ đặt trẻ ở vị trí KMC đúng

Cho 2 điểm nếu thực hiện đúng, 1 điểm nếu thực hiện 1 phần, 0 điểm nếu không thực hiện cho từng bước. Nếu chưa đạt điểm, cần thực hành lại bảng kiểm từ đầu cho đến khi đủ điểm.

BƯỚC Lần

1 2 3 Thảo luận về phương pháp KMC với bà mẹ

1. Ba thành tố chính của phương pháp KMC 2. Ít nhất ba lợi ích của KMC liên tục

Hướng dẫn cho bà mẹ cách chuẩn bị cho KMC 3. Rửa tay trước khi chăm sóc trẻ

4. Chuẩn bị áo khoác và áo địu cho mẹ; mũ, tã cho trẻ 5. Cho bà mẹ mặc áo địu và áo khoác để mở phía trước 6. Cởi áo trẻ và đảm bảo trẻ vẫn đội mũ; thay tã nếu cần 7. Rửa tay sau khi chạm vào đồ vải, tã

Hướng dẫn cho bà mẹ cách đặt trẻ vào vị trí KMC 8. Một tay giữ đầu, một tay giữ mông, và đặt trẻ vào giữa 2 bầu vú,

ngực trẻ áp sát ngực mẹ theo chiều dọc

9. Đảm bảo đầu trẻ hơi ngửa nhẹ, đầu nghiêng về một bên và cánh tay ở tư thế gấp trên ngực mẹ

10. Kéo cả áo địu lên mông trẻ, kéo phần mép trên của áo địu đến ngang tai trẻ,chỉnh chân trẻ gấp như con ếch và kéo mép dưới áo địu xuống phủ chân từng bên một

11. Kiểm tra áo địu giữ trẻ chắc chắn để khi bà mẹ di chuyển thì trẻ không bị rơi

12. Kiểm tra xem trẻ có thở dễ dàng không và áo không ôm quá chặt ngực trẻ

13. Cài khuy áo khoác ngoài và phủ thêm tấm khăn/chăn nếu cần; Đảm bảo bà mẹ thấy thoải mái

14. Rửa tay sau khi chăm sóc trẻ Tổng cộng :

Tối đa : 28 điểm Đạt > 25 điểm

PHỤ LỤC 3

Bảng kiểm 2. Giúp bà mẹ cho trẻ bú mẹ ở tư thế KMC

Cho 2 điểm nếu thực hiện đúng, 1 điểm nếu thực hiện 1 phần, 0 điểm nếu không thực hiện cho từng bước. Nếu chưa đạt điểm, cần thực hành lại bảng kiểm từ đầu cho đến khi đủ điểm.

HOẠT ĐỘNG

Lần 1 2 3 Thảo luận với bà mẹ cách cho trẻ bú mẹ

1. Nhận biết dấu hiệu cho thấy trẻ sẵn sàng bú 2. Cho trẻ bú mẹ 8–12 lần trong 24 giờ

Hướng dẫn cho bà mẹ cách đặt tư thế của trẻ 3. Rửa tay trước khi chăm sóc trẻ

4. Kéo mép dưới áo địu lên ngang hông trẻ, kéo mép trên xuống ngang nách trẻ, một tay giữ đầu một tay giữ mông trẻ, xoay trẻ về hướng vú muốn bú, chỉnh lại áo địu để giữ trẻ

5. Ôm sát trẻ để tiếp xúc da-kề da càng nhiều càng tốt

6. Nâng đỡ toàn bộ cơ thể của trẻ, không chỉ là nâng cổ và vai

7. Đảm bảo tai, vai và hông trẻ trên một đường thẳng song song với đường giữa cơ thể

8. Mặt trẻ nhìn về phía bầu vú, mũi đối diện núm vú Hướng dẫn cho bà mẹ cách giúp trẻ ngậm bắt vú 9. Chạm môi trẻ vào núm vú mẹ

10. Chờ miệng trẻ mở rộng

11. Đưa trẻ tới ngậm sâu vào vú mẹ với môi dưới của trẻ ở phía dưới núm vú

Hướng dẫn cho bà mẹ nhận biết các dấu hiệu của ngậm bắt vú tốt 12. Cằm trẻ chạm vào bầu vú

13. Miệng trẻ mở rộng

14. Môi dưới của trẻ trề ra ngoài

Chỉ cho bà mẹ về các dấu hiệu bú mẹ tốt

16. Trẻ bú với nhịp mút sâu và chậm, không phát ra âm thanh khi mút 17. Khi bú, thỉnh thoảng trẻ ngừng lại nghỉ một khoảng ngắn;

18. Mẹ cảm thấy bầu vú rỗng sau khi cho bú (nên cho trẻ bú hết một bên sau đó mới chuyển sang bên kia)

Hướng dẫn cho bà mẹ cách đưa trẻ trở lại tư thế KMC 19. Đưa trẻ trở lại tư thế KMC, điều chỉnh áo địu

20. Rửa tay sau khi chăm sóc trẻ Tổng :

Tối đa : 40 Đạt ≥ 36

PHỤ LỤC 4

Bảng kiểm 3. Giúp bà mẹ tự vắt sữa trong khi đang thực hành KMC Cho 2 điểm nếu thực hiện đúng, 1 điểm nếu thực hiện 1 phần, 0 điểm nếu không thực hiện cho từng bước. Nếu chưa đạt điểm, cần thực hành lại bảng kiểm từ đầu cho đến khi đủ điểm.

HOẠT ĐỘNG

Lần 1 2 3 Thảo luận với bà mẹ về việc vắt sữa

1. Vắt sữa để cho trẻ sinh non không thể bú mút hoặc dễ mệt khi bú. Đối với trẻ đủ tháng, vắt sữa cho trẻ ăn trong trường hợp mẹ đi vắng.

2. Sữa mẹ được tạo ra sâu trong bầu vú và chảy ra ngoài qua núm vú – Nếu chỉ vắt ở núm vú, sữa sẽ không ra

3. Vắt sữa trung bình 8–12 lần trong 24 giờ

4. Vắt sữa bằng tay sẽ không gây đau, nếu bạn thấy đau có nghĩa là kĩ thuật vắt sữa chưa đúng và cần phải chỉnh lại

5. Rửa sạch cốc có nắp đậy bằng nước và xà phòng, sau đó ngâm bằng nước sôi, cho tới khi nguội thì đổ sạch nước để sẵn sàng cho việc vắt sữa.

Hướng dẫn bà mẹ cách mát xa vú trước khi vắt sữa 6. Rửa tay trong khi trẻ vẫn ở tư thế KMC

7. Kéo mép dưới áo địu lên ngang hông trẻ, kéo mép trên áo địu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc trẻ sinh non, nhẹ cân bằng phương pháp kangaroo tại bệnh viện phụ sản trung ương năm 2020 (Trang 45 - 61)