Người bệnh trầm cảm được cơ quan công an đưa đến điều trị bắt buộc chữa bệnh tại Viện Pháp y Tâm thần Trung ương trong tình trạng: Tỉnh , tiếp xúc chậm. Cảm xúc trầm buồn, có ảo thanh đe dọa, tư duy nhịp chậm, nói nhỏ, rời rạc. Hành vi chậm chạp, trí nhớ, trí tuệ giảm, kém tập trung chú ý.
Sau thời gian 2 tháng điều trị (từ ngày 08/8/2020 đến ngày 09/10/2020) NB được quản lý điều trị, chăm sóc an toàn theo đúng quy của Nghị định 64/2011/NĐ-CP quy định về việc thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh [6], NB đã có sự tiến triển rõ rệt về mặt bệnh lý: Người bệnh đã hết trạng thái trầm buồn, dễ khóc, đã hết ảo thanh đe dọa, ăn uống khá hơn, có cảm giác ngon miệng, ngủ được nhiều giờ và sâu giấc hơn, không còn mệt mỏi, cảm thấy thoải mái, tự chăm sóc bản thân và chủ động tham gia nhiều hơn vào quá trình giao tiếp và các hoạt động.
Quy trình chăm sóc NB tại Viện Pháp y Tâm thần Trung ương đã thực hiện đúng theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại quyết định 940/2002/QĐ-BYT [2].
Người bệnh vào viện điều đưỡng tiếp xúc với NB, người nhà NB phổ biến các nội quy, quy định của Viện, của Khoa, động viên NB yên tâm điều trị. Người bệnh được bố trí vào buồng bệnh thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông, đủ ánh sáng. Xếp NB ở cùng NB khác để thuận tiện công tác quản lý, theo dõi và chăm sóc. Điều dưỡng đã phát chăn màn cho NB, cho NB thay quần áo của Viện. Thực hiện đo dấu hiệu sinh tồn theo phân cấp chăm sóc và y lệnh bác sĩ. Theo dõi sát diễn biến bệnh, quản lý NB tại khu vực dễ quan sát, phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường, đảm bảo an toàn cho NB trong quá trình quản lý, chăm sóc. Thực hiện y lệnh thuốc hàng ngày, đảm bảo chế độ dinh dưỡng và giấc ngủ cho NB, thực hiện chế độ vệ sinh cá nhân cho NB. Giáo dục sức khỏe và phục hồi chức năng cho NB trong quá trình nằm điều trị tại Viện.
Những can thiệp trong chuyên đề của chúng tôi cho thấy có hiệu quả cao trong quá trình quản lý, theo dõi và chăm sóc NB trầm cảm tại Viện Pháp y Tâm thần Trung ương. Những can thiệp này cũng phù hợp với một số tác giả khác như:
Hoàng Việt Hà (2015), thực trạng chăm sóc NB trầm cảm tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I [8].
Nguyễn Thị Bình Minh (2017), thực trạng chăm sóc NB trầm cảm tại khoa bán cấp tính nữ Bệnh viện Tâm thần Trung ương I [14].
Nguyễn Thị Thanh (2017), thực trạng chăm sóc NB trầm cảm tại khoa phục hồi chức năng Bệnh viện Tâm thần Trung ương I [22].
Bùi Ngân Hà (2018), thực trạng chăm sóc NB trầm cảm tại khoa bán cấp tính nam Bệnh viện Tâm thần Trung ương I [7].
Đinh Thị Thu (2018), thực trạng chăm sóc NB trầm cảm tại bệnh viện Tâm thần tỉnh Yên Bái năm 2018 [24].