Khi NB được trở về với gia đình, xã hội cần phải xác định:
Gia đình NB phải xác định việc chăm sóc NB trầm cảm không phải chỉ dựa vào thuốc là đủ, mà cần dựa vào sự quan tâm chăm sóc từ phía gia đình NB, đặc biệt là chăm sóc tâm lý để giúp đỡ NB tái hòa nhập với cuộc sống, xã hội.
Gia đình tuyệt đối không tỏ thái độ thờ ơ, coi thường mà phải luôn gần gũi, động viên, cảm thông chia sẻ những mặc cảm của NB, tạo cho NB tham gia lao động tập thể, học việc, học nghề, làm công việc bếp núc, nội trợ như nấu ăn, dọn dẹp vệ sinh nhà cửa...
Gia đình NB cần nắm rõ được những nguy cơ làm cho bệnh ngày càng nặng lên như tâm trạng lo lắng, buồn chán, phiền muộn...
Khi NB rơi vào trạng thái trầm buồn, sa sút thì gia đình cần vệ sinh cho NB khi họ không thể tự làm được.
Khi NB ổn định trở về cộng đồng thì gia đình không để NB rơi vào trạng thái thụ động hãy làm việc gì đó với họ như lao động nhẹ nhàng phù hợp với khả năng của NB, đừng bắt họ làm việc quá khả năng của họ
Bố trí thời gian tham gia đầy đủ các lớp tập huấn kiến thức về bệnh và chăm NB trầm cảm.
Quản lý thuốc chặt chẽ và cho NB uống đều hàng ngày theo hướng dẫn của thầy thuốc, phát hiện tác dụng phụ của thuốc hay triệu chứng của bệnh báo cáo kịp thời cho bác sỹ chuyên khoa.
Gia đình không nên mê tín dị đoan, cúng bái cho NB, khi có biểu hiện các triệu chứng của bệnh cần đưa NB đến cơ sở y tế chuyên khoa tâm thần xin khám và điều trị.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn công tác chăm sóc NB trầm cảm tại Viện Pháp y Tâm thần Trung ương, tôi xin có môt số kết luận sau: 1. Thực trạng về cơ sở hạ tầng
Còn hạn chế chưa có khoa điều trị tâm lý và phục hồi chức năng riêng. Khuôn viên chật hẹp chưa có nhiều không gian chỗ vui chơi cũng như thực hiện liệu pháp lao động cho NB
2. Thực trạng về nhân lực
Nhân lực thiếu nhất đội ngũ điều dưỡng làm nhiệm vụ chuyên môn, đa số chưa được đào tạo chuyên sâu về điều dưỡng chuyên nghành cũng như các liệu pháp trong tâm thần và đào tạo về các kỹ năng mềm.
3. Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh trầm cảm
- Năng lực điều dưỡng chăm sóc NB còn hạn chế, lập kế hoạch chăm sóc NB chưa đáp ứng hết nhu cầu chăm sóc của NB.
- Thời gian điều dưỡng tiếp xúc với NB còn ít, chưa thực sự lắng nghe tâm tư nguyện vọng của NB để hỗ trợ họ về mặt tâm lý.
- Việc giáo dục sức khỏe cho NB chưa được tốt, điều dưỡng chưa cung cấp đủ kiến thức về bệnh trầm cảm cho NB.
- Áp dụng các liệu pháp tâm lý cho NB rất hạn chế, việc tổ chức các hoạt động tập thể tại khoa như thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ, lao động làm vườn…gần như không có.
- Nhân viên y tế chưa phát huy hết khả năng và nhiệm vụ của họ, hàng ngày họ chỉ dừng lại ở công việc cho NB uống thuốc hay tiêm truyền theo y lệnh, nhắc nhở NB tự vệ sinh cá nhân hay người nhà vệ sinh cho NB.
- Sau khi sử dụng thuốc nhân viên y tế không theo dõi kịp thời đầy đủ, chính xác tác dụng phụ của thuốc, họ dựa vào người nhà NB là chủ yếu, họ chỉ biết khi người nhà hay NB báo cáo.
ĐỀ XUẤT
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc NB trầm cảm
1. Đối với Viện Pháp y Tâm thần Trung ương
- Đào tạo liên tục cho điều dưỡng về chăm sóc NB trầm cảm.
- Xây dựng các quy trình, hướng dẫn cụ thể cho điều dưỡng trong chăm sóc NB trầm cảm.
- Từng bước hoàn thiện các công trình hạ tầng giúp NB có cơ sở để tham gia các hoạt động ngoại khóa với mục đích trị liệu.
- Phối hợp tốt với cơ quan đưa NB đến điều trị 2. Đối với nhân viên y tế
Khi NB nằm điều trị tại Viện cần thực hiện: - Động viên, quan tâm và giúp đỡ NB bị trầm cảm
- Giáo dục sức khỏe, hướng dẫn giải thích để NB hợp tác trong quá trình quản lý, theo dõi và chăm sóc tại Viện.
- Khi NB chống đối dùng thuốc thì phải giải thích tại sao phải uống thuốc, kiểm soát NB uống thuốc.
- Sau khi dùng thuốc, hướng dẫn theo dõi, thực hiện theo dõi tác dụng phụ của thuốc.
- Phục hồi chức năng sau khi NB điều trị ổn định. Hướng dẫn NB cách chăm sóc bản thân mình như tự tắm giặt, vệ sinh các nhân trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy. Sắp xếp nội vụ chỗ ở gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ.
- Các liệu pháp tâm lý – xã hội chủ yếu hướng vào việc tác động lên trạng thái tâm lý của NB, giúp NB có tâm trạng thoải mái vui vẻ, nâng cao sự tự tin, hình thành sự lạc quan tin tưởng vào quá trình điều trị.
- Giáo dục cho NB nhận thức được về quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của bản thân như yêu cầu được giúp đỡ khi cần, tham gia các hoạt động của cộng đồng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO * Tiếng Việt
1. Trần Hữu Bình (2003), Nghiên cứu rối loạn trầm cảm ở những người
có dạ dày – ruột thực thể và chức năng, Luận án tiến sỹ y học, Trường
Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
2. Bộ Y tế (2002), Quyết định số 940/2002/QĐ-BYT ngày 22/3/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh.
3. Bộ Y tế (2011), Thông tư hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện.
4. Cục Y tế Dự phòng - Bộ Y tế (2017), Thông tin báo chí hưởng ứng
Ngày Sức khỏe thế giới 07/4/2017, truy cập từ http://vncdc.gov.vn/vi/tin-
tuc-trong-nuoc/2257/thong-tin-bao-chi-huong-ung-ngay-suc-khoe-the- gioi-07-4-2017, ngày 10/9/2020.
5. Trần Văn Cường (2011), "Điều tra dịch tễ học lâm sàng một số bệnh tâm thần thường gặp ở các vùng kinh tế xã hội khác nhau của nước ta hiện nay", Tạp chí Y học thực hành, 8, tr. 1-13.
6. Chính phủ (2011), Nghị định 64/NĐ-CP ngày 28/7/2011 Quy định việc thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
7. Bùi Ngân Hà (2018), thực trạng chăm sóc người bệnh trầm cảm tại khoa
bán cấp tính nam Bệnh viện Tâm thần Trung ương I, Chuyên đề tốt
nghiệp ĐDCKI, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, Nam Định. 8. Hoàng Việt Hà (2015), Thực trạng chăm sóc người bệnh trầm cảm tại
Bệnh viện Tâm thần Trung ương I, Chuyên đề tốt nghiệp ĐDCKI,
Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, Nam Định.
9. Phan Ngọc Hà (1995), "Nhận xét lâm sàng trầm cảm trầm cảm trong bệnh tâm thần phân liệt theo ICD – 10 ở Quảng Nam – Đà Nẵng", Nội
san Tâm thần học.
11. Lương Bạch Lan (2009), "Tỷ lệ và yếu tố liên quan đến trầm cảm sau
sinh", Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 13, tr. 1-5.
12. Khánh Linh (2007), WHO: Hơn 300 triệu người trên thế giới đang bị
trầm cảm, truy cập từ http://dangcongsan.vn/the-gioi/nhung-van-de-
toan-cau/who-hon-300-trieu-nguoi-tren-the-gioi-dang-bi-tram-cam- 432543.html, ngày 10/9/2020.
13. Ngô Tích Linh (2005), "Rối loạn trầm cảm nặng", Bệnh học tâm thần, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, tr. 222-227.
14. Nguyễn Thị Bình Minh (2017), Thực trạng chăm sóc người bệnh trầm
cảm tại khoa bán cấp tính nữ Bệnh viện Tâm thần Trung ương I, Chuyên
đề tốt nghiệp ĐDCKI, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, Nam Định.
15. Nguyễn Văn Ngân (1996), "Rối loạn trầm cảm", Một số chuyên đề tâm
thần học, Học viện Quân y, Hà Nội, tr. 62-63, 66-67.
16. Tô Thanh Phương (2006), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm nặng và điều trị bằng Amitriptyline phối hợp với thuốc chống loạn thần, Luận án Tiến sĩ y học, Học viện Quân Y, Hà Nội.
17. Quốc hội (2013), Luật Giám định tư pháp.
18. Quốc hội (2020), Luật sửa đổi một số điều của Luật Giám định tư pháp. 19. Nguyễn Văn Siêm (2010), "Nghiên cứu dịch tễ lâm sàng rối loạn trầm cảm tại một xã đồng bằng sông Hồng", Tạp chí Y học thực hành, 5, tr. 71-74.
20. Tổ chức Y tế thế giới (1992), Bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10
về các rối loạn tâm thần và hành vi, Tổ chức Y tế Thế giới Geneva.
21. Lâm Văn Thành (2019), Đặc điểm lâm sàng trầm cảm ở đối tượng giám
định pháp y tâm thần, Luận văn BSCKII, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
22. Nguyễn Thị Thanh (2017), Thực trạng chăm sóc người bệnh trầm cảm
đề tốt nghiệp ĐDCKI, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, Nam Định.
23. Nguyễn Viết Thiêm và Lã Thị Bưởi (2001), Bệnh học tâm thần, Tập
bài dành cho sau đại học, Bộ môn Tâm thần Trường Đại học Y Hà Nội,
chủ biên, tr. 59-63.
24. Đinh Thị Thu (2018), Thực trạng chăm sóc người bệnh trầm cảm tại
bệnh viện Tâm thần tỉnh Yên Bái năm 2018, Chuyên đề tốt nghiệp
ĐDCKI, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, Nam Định.
25. Viện Pháp y Tâm thần Trung ương (2017), Quyết định số 124/QĐ- VPYTTTƯ ngày 01/8/2017 về việ ban hành Tập hợp quy chế, quy định, nội quy, quy trình của Viện Pháp y Tâm thần Trung ương.
* Tiếng Anh
26. Ruoling Chen et al. (2005), "Depression in Older People in Rural China", Arch Intern Med, 165(17), pp. 2019-2025.
27. GBD 2017 Disease and Injury Incidence and Prevalence Collaborators (2018), "Global, regional, and national incidence, prevalence, and years lived with disability for 354 diseases and injuries for 195 countries and territories, 1990–2017: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2017", Thelancet, 392(10159), pp. 1789-1858.
28. Scott Patten et al. (2006), "Descriptive Epidemiology of Major Depression in Canada", Canadian journal of psychiatry. Revue
canadienne de psychiatrie, 51(2), pp. 84-90.
29. Laura A. Pratt and Debra J. Brody (2008), "Depression in the United States household population", NCSH Brief, 7, pp. 1-8.
30. J. W. Swanson et al. (1990), "Violence and psychiatric disorder in the community: evidence from the Epidemiologic Catchment Area surveys",
31. WHO (2016), Classification of mental and behavioural disorders, World Health Organization
32. WHO (2020), Depression, from https://www.who.int/news-room/fact- sheets/detail/depression, accessed 10/9/2020.