* Phiếu thông tin cá nhân
Các phiếu thông tin cá nhân được sử dụng để có được những đặc điểm nhân khẩu học của các đối tượng như tuổi, giới tính, nơi cư trú.
* Khả năng ra quyết định lâm sàng
Khả năng ra quyết định lâm sàng của sinh viên điều dưỡng được đánh giá dựa vào bộ công cụ đánh giá khả năng ra quyết định lâm sàng trong chăm sóc (NDMI). Bộ công cụ này đã được xây dựng bởiSirkka Lauri and Sanna Salantera (2002) [33].
Bộ công cụ gốc gồm 24 câu hỏi. Các câu hỏi trong bộ công cụ được đánh giá theo thang đo mức độ 5 likert scale với 5 = luôn luôn, 4 = thường xuyên, 3 = thỉnh thoảng, 2 = hiếm khi, và 1= Không bao giờ. Mỗi lựa chọn sẽ tương ứng với số điểm, điểm tổng thấp nhất là 24 và điểm cao nhất là 120. Điểm càng cao thể hiện khả năng ra quyết định càng tốt.
Khả năng ra quyết định Mức độ Mức điểm trung
bình
Ra quyết định khi có sự định hướng, chỉ dẫn 1 < 67 điểm Có khả năng ra quyết định nhưng vẫn cần định
hướng, hỗ trợ trong một số tình huống cụ thể 2 67-78 điểm Có khả năng ra quyết định không cần hỗ trợ 3 > 78 điểm
- Tính phù hợp của bộ công cụ:
Trong nghiên cứu này, sau khi nhận được sự cho phép của tác giả về việc sử dụng các bộ công cụ trong nghiên cứu, các công cụ này đã được dịch ra tiếng Việt bằng với việc sử dụng mô hình của Brislin [tài liệu tham khảo]. Theo mô hình này, bộ công cụ nghiên cứu đã được dịch sang tiếng Việt do một giảng viên dạy tiếng Anh của Bộ môn ngoại ngữ, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. Bản dịch đã được đánh giá về sự phù hợp bởi một giảng viên giảng dạy điều dưỡng, bản dịch đã được sửa theo ý kiến góp ý. Sau đó bản dịch tiếng Anh lại được dịch ngược về phiên bản tiếng Việt bởi một giảng viên dạy tiếng Anh khác của bộ môn ngoại ngữ, trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. Hai bản tiếng anh sẽ được so sánh về sự đồng nhất. .
Sau khi sửa đổi theo khuyến nghị của chuyên gia, phiên bản tiếng Việt cuối cùng được gửi đến các chuyên gia về giảng dạy điều dưỡng, điều dưỡng làm quản lý tại bệnh viện, điều dưỡng làm việc tại bệnh viện và điều dưỡng viên mới ra trườngđể đánh giá mức độ phù hợp của câu hỏi với khái niệm khả năng ra quyết định lâm sàng trong bối cảnh văn hóa Việt Nam bằng cách sử dụng điểm thang 4 của Likert. Thang điểm này bao gồm "4 = rất có liên quan", "3 = khá phù hợp", "2 = ít có liên quan", và "1 = rất không liên quan". Chỉ số giá trị nội dung (CVI) của công cụ này là 1,0 sau khi đã được dịch ra tiếng Việt.
- Độ tin cậy của bộ công cụ:
Phiên bản tiếng Việt của bộ công cụ đã được đánh giá thử trên 30 sinh viên điều dưỡng có các tiêu chuẩn lựa chọn tương tự như tiêu chuẩn lựa chọn của đối tượng nghiên cứu để đánh giá độ tin cậy. Kết quả chỉ ra rằng độ tin cậy của bộ công cụ với chỉ số Cronbach’s alpha là 0,80.