Bệnh giun xoắn do t.spiralis i Đặc điểm của bệnh

Một phần của tài liệu Bệnh lây từ động vật sang người (Trang 31 - 32)

i. Đặc điểm của bệnh

Bệnh giun xoắn Trichanella spiralis là một bệnh rất phổ biến của lợn vì lợn là loài rất mẫn cảm với bệnh này. Đó là một loại giun tròn đờng ruột, có ấu trùng di trú thành kén trong các cơ. Biểu hiện lâm sàng của bệnh rất thay đổi từ nhiễm trùng thể ẩn đến diễn biến lâm sàng trầm trọng gây ra tử vong, tuỳ theo số lợng của ấu trùng khu trú trong cơ. Triệu trứng sớm khá đặc trng của bệnh là đau nhức cơ và phù nề mi mắt xuất hiện bất ngờ. Ngoài ra có thể gặp xuất huyết dới giác mạc, võng mạc, dới móng tay chân, đau nhức cơ và cảm giác sợ ánh sáng. Ngay sau đó là các triệu trứng khát nớc, vã mồ hôi, ớn lạnh, mệt mỏi; kiệt sức và tăng bạch cầu o eosin trong máu. Trớc khi có các triệu chúng ở mắt, có thể có ỉa chảy do tác động của các giun xoắn trởng thành ở ruột non. Thờng gặp các cơn sốt tới 400C, kéo dài xen kẽ nhau cho đến từ 1 – 6 tuần. Các biến chứng thần kinh và tim mạch có thể xuất hiện. Bệnh nặng có thể tử vong do suy cơ tim sau từ 1 – 8 tuần.

Do Trichanella spiralis là một loài giun trên đờng ruột gây lên, có kích thớc nhỏ chỉ vài mm. Tuỳ địa điểm đợc phân lập mà giun xoắn đợc gọi dới các tên khác nhau để phân biệt. Nh loài giun đợc tìm thấy ở vùng Bắc Cực là T.nativa, Châu Phi: T.nelsoni, ở các vùng khác là

T.pseudospiralis.

iii. Điều kiện lu hành 1. Động vật cảm nhiễm

Mọi lứa tuổi gia súc và ngời đều cảm nhiễm với bệnh. Lợn dễ mắc bệnh, nhất là vùng núi do hay ăn phải xác chuột có bệnh.

2. Nguồn tàng trữ mầm bệnh trong tự nhiên

Lợn, chó, mèo, ngựa, chuột, loài gặm nhấm và thú hoang kể cả cáo, chồn, chó sói, gấu, gấu Bắc Cực, lợn rừng và động vật có vú sống dới nớc ở vùng biển Bắc Cực, linh cẩu, chó rừng, báo, s tử ở vùng nhiệt đới là nguồn tàng trữ mầm bệnh.

3. Đờng lây truyền và thời gian lây truyền

Do ăn phải thịt và các sản phẩm của lợn nh nem, tiết canh, sản phẩm thịt bò nh món hambơgiơ có lẫn thịt sống có ấu trùng giun. Vào ruột non, ấu trùng phát triển thành giun xoắn tr- ởng thành. Giun cái đẻ ra ấu trùng. ấu trùng sẽ theo máu và hệ bạch huyết đi khắp cơ thể. Các ấu trùng đến các cơ vận động và tạo kén ở đó.

Thời kỳ ủ bệnh: ở lợn từ 7 – 14 ngày. ở ngời từ 8 – 15 ngày. Thời gian ủ bệnh có thể thay đổi từ 5 – 45 ngày tuỳ theo số lợng ấu trùng xâm nhập cơ thể. Tuy nhiên chỉ sau vài ngày xâm nhập, là giun đã gây những triệu chứng đờng tiêu hoá.

Thời kỳ lây truyền: Bệnh không truyền trực tiếp từ ngời sang ngời. Các động vật có khả năng truyền bệnh trong nhiều tháng. Trong thịt động vật, ấu trùng sống đợc trong thời gian khá dài.

4. Sức đề kháng của mầm bệnh với điều kiện tự nhiên và thuốc sát trùng

ấu trùng dễ bị tiêu diệt khi đun nóng, nấu chín thịt hoặc các sản phẩm gia súc nhiễm mầm bệnh. Trong thịt đông lạnh, ấu trùng sống đợc hàng tháng. Các hoá chất khó diệt ấu trùng vì có vỏ kén bao bọc.

Một phần của tài liệu Bệnh lây từ động vật sang người (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w