Thiết kế nghiên cứu:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng kiến thức tự tiêm insulin của người bệnh đái tháo đường type2 điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2020 (Trang 33)

Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang. 2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu:

Chọn mẫu toàn bộ: Lấy tất cả người bệnh đái tháo đường type 2 đang điều trị nội trú tại khoa: Nội Thận tiết niệu - Nội tiết Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định, có đầy đủ tiêu chuẩn lựa chọn và đồng ý tham gia nghiên cứu. Trong đó thời gian thu thập số liệu: từ tháng 01/01/2020 đến hết tháng 30/04/2020 có khoảng 122 người bệnh đái tháo đường type 2 tự tiêm Insulin tại nhà điều trị tại khoa Thận tiết niệu - Nội tiết Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định. Tuy nhiên, chỉ

có 117 người bệnh đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu, 05 người bệnh bị loại khỏi nghiên cứu (01 người bệnh giảm thính lực, 01 người bệnh nặng cần chuyển lên tuyến trên, 01 người bệnh giảm trí nhớ, 02 người bệnh không đồng ý tham gia nghiên cứu).

2.5. Phương pháp thu thập số liệu

Thông tin/ dữ liệu sẽ được thu thập trong thời gian từ 01/01/2020 đến hết 30/04/2020.

Liên hệ với Bệnh viện - nơi thực hiện nghiên cứu để được sự đồng ý nghiên cứu. Sau khi nghiên cứu được thông qua hội đồng Khoa học Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, tác giả sẽ liên hệ với Ban Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định để xin ý kiến tiến hành thu thập số liệu. Sau khi được sự cho phép, tác giả đã được giới thiệu đến Khoa Nội Thận tiết niệu - Nội Tiết để được hỗ trợ tiếp cận với người bệnh.

Tiến hành phỏng vấn trực tiếp người bệnh đủ tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứu bằng bộ câu hỏi chuẩn bị trước (Phụ lục 02).

2.6. Các bước thu thập số liệu

Bước 1: Lấy danh sách người bệnh, tham khảo hồ sơ bệnh án tại khoa, lựa

chọn những đối tượng đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu.

Bước 2:Những đối tượng đủ tiêu chuẩn sẽ được giới thiệu mục đích, nội

dung, phương pháp và quyền lợi của người tham gia vào nghiên cứu. Nếu đồng ý tham gia nghiên cứu thì ký vào bản đồng thuận (phụ lục 01) và được phổ biến hình thức tham gia nghiên cứu sau đó được hướng dẫn về cách trả lời các thông tin trong bộ câu hỏi.

Bước 3: Những đối tượng tham gia nghiên cứu sẽ được các điều tra viên

phỏng vấn trực tiếp thông qua bộ câu hỏi (phụ lục 02), thời gian phỏng vấn cho mỗi trường hợp khoảng 20-30 phút. Ngay sau khi phỏng vấn xong, điều tra viên sẽ kiểm tra lại bộ câu hỏi để đảm bảo tất cả những thông tin liên quan không bị bỏ sót.

2.7. Công cụ thu thập số liệu

Phiếu điều tra sử dụng trong nghiên cứu này được xây dựng dựa theo bộ công cụ của tác giả Vũ Thị Thanh Huyền và Lê Thị Hường [12]; Tài liệu của Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh về “Hướng dẫn tự tiêm Insulin” [4] và tài liệu của Bộ y tế về hướng dẫn kỹ thuật tiêm Insulin “Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành nội tiết” [6].

Nhóm nghiên cứu đã xin ý kiến các chuyên gia (Điều dưỡng trưởng và 02 Thạc sĩ Điều dưỡng của Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định). Sau đó, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành nghiên cứu thử trên 30 người bệnh (30 người bệnh này sẽ không tham gia vào đối tượng nghiên cứu được điều tra sau đó) để kiểm tra độ tin cậy của bộ công cụ. Nhóm nghiên cứu sử dụng phần mềm thống kê y học SPSS 20.0 để phân tích độ tin cậy của bộ công cụ (chỉ số Cronbach’alpha). Kết quả hệ số Cronbach’alpha của bộ câu hỏi là 0.85. Như vậy bộ câu hỏi thực trạng kiến thức tự tiêm Insulin của người bệnh đái tháo đường type 2 được sử dụng trong nghiên cứu của chúng tôi có độ tin cậy cao.

Bộ công cụ gồm 2 phần:

Phần I: Thông tin chung về người bệnh

Gồm 11 câu hỏi, từ câu A1 đến câu A11. Gồm các nội dung: Đặc điểm nhân khẩu học (7 câu: Họ tên, tuổi, giới, nơi ở, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân) và đặc điểm sức khỏe (4 câu: chỉ số BMI, thời gian phát hiện đái tháo đường, thời gian tự tiêm Insulin, thời gian khám sức định kỳ).

Phần II:Kiến thức về tự tiêm Insulin

Gồm 21 câu hỏi, từ câu B1 đến câu B18. Gồm các nội dung: Kiến thức về kỹ thuật tiêm Insulin (6 câu), Kiến thức về bảo quản thuốc Insulin (4 câu), Kiến thức về vị trí tiêm (6 câu), Kiến thức về tác dụng phụ khi tiêm thuốc Insulin (5 câu).

2.8. Tiêu chuẩn đánh giá Có 2 mức độ: Có 2 mức độ:

- Kiến thức đạt: >11 điểm (tương đương trả lời đúng >50% tổng số câu hỏi, từ 11/21 câu)

- Kiến thức chưa đạt: <11 điểm (tương đương trả lời đúng < 50% tổng số câu hỏi, dưới 11/21 câu)

Cách tính điểm cho bộ công cụ:

Người bệnh tham gia được hướng dẫn trả lời từng câu hỏi với mỗi câu có 2 mức độ trả lời khác nhau, người bệnh chỉ được trả lời 1 đáp án.

Cách cho điểm là 1 điểm với một trong các câu trả lời là: “Có” hoặc kể đúng 1 vị trí thường tiêm Insulin nhất.

Cách cho điểm là 0 điểm với một trong các câu trả lời là: “Không” hoặc kể sai 1 vị trí thường tiêm Insulin nhất.

Tổng điểm của bộ câu hỏi dao động từ điểm thấp nhất là 0 điểm đến điểm cao nhất là 21 điểm. Điểm càng cao thì kiến thức về tự tiêm Insulin càng tốt. 2.9. Các biến số nghiên cứu

Bảng 2.1. Các biến số nghiên cứu

TT Tên biến Định nghĩa biến Phân loại biến

PP thu thập I. Các biến số về đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

1.1 Tuổi Là tuổi tính theo số năm dương lịch tại thời điểm điều tra (hiệu số năm 2017 và năm sinh)

Liên tục Tham khảo bệnh án (TKBA)/ Phỏng vấn 1.2 Giới tính Là sự khác biệt về mặt

sinh học giữa nam giới và nữ giới

Nhị phân TKBA/ Quan sát

trực tiếp

1.3

Nơi ở Nơi cư trú thường xuyên của đối tượng nghiên cứu

Định danh Phỏng vấn 1.4 Nghề nghiệp Là công việc chính mà người bệnh đã làm trước khi mắc bệnh Định danh Phỏng vấn 1.5 Trình độ học vấn Là lớp học cao nhất đã hoàn tất trong hệ thống giáo dục quốc dân mà người bệnh đã theo học

TT Tên biến Định nghĩa biến Phân loại biến PP thu thập 1.6 Tình trạng hôn nhân

Tình trạng hôn nhân tại thời điểm nghiên cứu

Định danh Phỏng vấn

1.7

Chỉ số BMI

Sự tương quan giữa khối lượng cơ thể và chiều cao để đánh giá tình trạng thừa hay thiếu cân

Liên tục Cân Omron HN-289, đo trực tiếp 1.8 Thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ type 2

Là khoảng thời gian kể từ khi người bệnh được chẩn đoán ĐTĐ cho đến khi tiến hành lấy mẫu

Định danh Phỏng vấn

1.9 Thời gian tự tiêm Insulin

Là khoảng thời gian kể từ khi người bệnh thực hành tự tiêm Insulin cho đến khi tiến hành lấy mẫu Định danh Phỏng vấn 1.10 Thời gian khám sức khỏe định kỳ Là số lần người bệnh thực hiện khám sức khỏe lặp đi lặp lại hàng tháng hoặc hàng năm Định danh Phỏng vấn

II. Các biến mô tả kiến thức về tự tiêm Insulin 2.1 Kiến thức về cách bảo quản thuốc Insulin Là các kiến thức của người bệnh về cách bảo quản thuốc Insulin, điều kiện để đảm bảo thuốc tiêm ở trạng thái tốt nhất, không bị biến tính trước khi sử dụng. Định danh Phỏng vấn

TT Tên biến Định nghĩa biến Phân loại biến PP thu thập 2.2 Kiến thức về vị trí tiêm Insulin Là các kiến thức về nơi tiêm Insulin, bao gồm: Đùi, mông, bụng, cánh tay, vị trí thường tiêm.

Định danh Phỏng vấn

2.4

Kiến thức về tác dụng phụ khi tiêm thuốc Insulin

Là tác dụng ngoài dự định hoặc không mong muốn mà khi tiêm thuốc Insulin gây ra bao gồm: hạ đường huyết; dị ứng ban đỏ, ngứa ở chỗ tiêm; loạn dưỡng mỡ; nhiễm khuẩn nơi tiêm.

Định danh Phỏng vấn

2.5 Kiến thức về kỹ thuật tiêm Insulin

Là các bước cơ bản cần thực hiện trong qui trình tiêm Insulin

Định danh Phỏng vấn

2.10. Phương pháp phân tích số liệu

-Sau khi thu thập số liệu, người điều tra sẽ mã hóa sang điểm số tương ứng (như đã đề cập ở trên).

-Số liệu được làm sạch sau đó được nhập và phân tích trên phần mềm thống kê y học SPSS 20.0.

-Thống kê mô tả: Lập bảng phân bố tần số, phần trăm. 2.11. Vấn đề đạo đức nghiên cứu

Đề cương nghiên cứu được thông qua và đồng ý của Hội đồng khoa học thông qua đề cương nghiên cứu, Hội đồng đạo đức của Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.

- Đối tượng nghiên cứu sẽ được thông báo và quyết định tự nguyện tham gia vào nghiên cứu hay không.

- Sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ cho đối tượng.

- Trong quá trình điều tra, đối tượng có thể từ chối không tham gia vào nghiên cứu bất cứ lúc nào.

- Các thông tin thu thập được từ các đối tượng nghiên cứu chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, không sử dụng cho mục đích khác và hoàn toàn được giữ bí mật.

2.12. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số

2.12.1. Hạn chế của nghiên cứu

- Do hạn chế về thời gian, kinh tế, nguồn lực nên chúng tôi chỉ thực hiện là nghiên cứu cắt ngang mô tả thực trạng tự tiêm của người bệnh đái tháo đường type 2 vì vậy các số liệu thu được chỉ phản ánh kết quả tại thời điểm điều tra.

- Nghiên cứu chỉ tiến hành trên phạm vi đái tháo đường type 2 đang được điều trị tại khoa Nội thận tiết niệu - Nội tiết nên tính đại diện của nghiên cứu bị hạn chế về mặt phạm vi ngoại suy kết quả nghiên cứu.

- Công cụ nghiên cứu chủ yếu dựa vào bộ câu hỏi phỏng vấn nên có thể bị ảnh hưởng bởi một vài yếu tố như sự tích cực tham gia, khả năng nhớ lại của người bệnh. Điều đó dẫn đến đánh gía không chính xác mức độ vấn đề.

- Do lấy mẫu tại bệnh viện, lấy mẫu thuận tiện không theo quy tắc xác suất, chỉ theo thứ tự trước sau trong thời gian nghiên cứu nên chưa mang tính đại diện cho dân số chung.

2.12.2.Sai số và biện pháp khắc phục sai số

Chúng tôi sử dụng bộ câu hỏi để phỏng vấn trực tiếp người bệnh về kiến thức của người bệnh về tự tiêm Insulin. Chúng tôi đã khắc phục sai số bằng các biện pháp:

 Xây dựng bộ công cụ chuẩn với ngôn ngữ dễ hiểu để đối tượng dễ trả lời.

 Xin ý kiến chuyên gia về bộ câu hỏi trước khi tiến hành nghiên cứu.

 Các điều tra viên (người phỏng vấn) được tập huấn kỹ đặc biệt là kỹ năng giao tiếp để hạn chế tối đa sự không hợp tác của đối tượng nghiên cứu trong quá trình phỏng vấn.

 Giải thích cho người bệnh về mục đích nghiên cứu, các câu hỏi mà người bệnh chưa hiểu rõ sau đó dành thời gian cho người bệnh suy nghĩ trả lời.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

3.1.1. Tuổi của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1: Nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu

Nhóm Tuổi Số lượng (n) Tỷ lệ (%) < 40 tuổi 3 2.6 40 - < 50 tuổi 16 13.7 50 - < 60 tuổi 39 33.3 ≥ 60 tuổi 59 50.4 Tuổi trung bình 57.65±7.5 Nhận xét:

Trong 117 người bệnh tham gia nghiên cứu, tỷ lệ người bệnh ≥ 60 tuổi chiếm 50.4%; tiếp đó nhóm người bệnh từ 50 - < 60 tuổi chiếm tỷ lệ là 33.3%; nhóm người bệnh từ 40 - < 50 tuổi và <40 tuổi chiếm tỷ lệ thấp lần lượt là 13.7% và 2.6%. Nhóm tuổi trung bình của người bệnh là 57.65 ± 7.5.

3.1.2. Giới tính

Bảng 3.2: Giới tính của đối tượng nghiên cứu

Giới tính Số lượng (n) Tỷ lệ (%)

Nam 76 65

Nữ 41 35

Tổng 117 100

Nhận xét:

Kết quả nghiên cứu cho thấy, đa số người bệnh là nam giới chiếm tỷ lệ 65%, nữ giới chiếm tỷ lệ 35%.

3.1.3. Nơi ở

Bảng 3.3: Nơi ở của đối tượng nghiên cứu

Nơi ở Số lượng (n) Tỷ lệ (%)

Nông thôn 79 67.5

Thành thị 38 32.5

Tổng 117 100

Nhận xét:

Bảng 3.3 cho thấy: phần lớn người bệnh sống ở nông thôn (chiếm 67.5%), người bệnh sống ở thành thị chiếm 32.5%.

3.1.4. Nghề nghiệp

Bảng 3.4: Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu

Nghề nghiệp Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Nông dân 53 45.3 Công nhân 12 10.3 Viên chức, công chức 9 7.7 Hưu trí 35 29.9 Buôn bán/ Nghề tự do 8 6.8 Tổng 117 100 Nhận xét:

Kết quả nghiên cứu cho thấy, đối tượng nghiên cứu có nghề nghiệp là nông dân chiếm tỷ lệ cao nhất 45.3%; sau đó đến hưu trí chiếm 29.9%; công nhân chiếm 10.3%; còn lại là viên chức, công chức chiếm 7.7% và buôn bán/ tự do chiếm 6.8%.

3.1.5. Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.5: Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu

Trình độ học vấn Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Trung học cơ sở hoặc thấp

hơn

19 16.2

Trung học phổ thông 54 46.2

Trung cấp, Cao đẳng 35 29.9

Đại học, Sau Đại học 9 7.7

Tổng 117 100

Nhận xét:

Bảng 3.5 ta thấy, tỷ lệ người bệnh có trình độ học vấn trung học phổ thông chiếm tỷ lệ cao nhất là 46.2%; tiếp theo là trung cấp, cao đẳng với tỷ lệ 29.9%; Trung học cơ sở hoặc thấp hơn là 16.2% và thấp nhất là đại học, sau đại học với tỷ lệ 7.7%.

3.1.6. Tình trạng hôn nhân của đối tượng nghiên cứu Bảng 3.6: Tình trạng hôn nhân Bảng 3.6: Tình trạng hôn nhân

Tình trạng hôn nhân Số lượng (n) Tỷ lệ (%)

Độc thân 1 0.9 Có vợ/chồng 102 87.2 Ly thân, ly hôn 3 2.6 Góa 11 9.4 Tổng 117 100 Nhận xét:

Kết quả nghiên cứu cho thấy, đa số người bệnh có vợ/chồng chiếm tỷ lệ là 87.2%, còn lại là Độc thân; Ly thân, ly hôn; Góa có tỷ lệ lần lượt là: 0.9%; 2.6% và 9.4%.

3.2. Đặc điểm sức khỏe của đối tượng nghiên cứu

3.2.1. Thể trạng của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.7: Thể trạng của đối tượng nghiên cứu

Thể trạng Số lượng (n) Tỷ lệ (%)

Gầy 26 22.2

Bình thường 79 67.5

Thừa cân/ Béo phì 12 10.3

Tổng 117 100

Nhận xét:

Từ bảng 3.7 cho thấy người bệnh có thể trạng bình thường chiếm tỷ lệ đa số là 67.5%, sau đó là thể trạng gầy chiếm 22.2% và thừa cân/béo phì chiếm 10.3%.

3.2.2. Thời gian phát hiện bệnh

Biểu đồ 3.1: Thời gian phát hiện bệnh của đối tượng NC Nhận xét:

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: thời gian từ lúc phát hiện bệnh lần đầu tiên phân bố không đồng đều ở các nhóm, trong đó nhóm phát hiện từ 5- < 10 năm chiếm tỷ lệ cao nhất với 62.4%. Nhóm dưới 1 năm chiếm tỷ lệ thấp nhất với 1.7%. Nhóm từ 1- < 5 năm và nhóm từ ≥ 10 năm chiếm tỷ lệ lần lượt là 22.2% và 13.7%. 1.7% 22.2% 62.4% 13.7% 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 70.0%

Dưới 1 năm 1- <5 năm 5- <10 năm ≥10 năm

3.2.3. Thời gian tự tiêm Insulin

Biểu đồ 3.2: Thời gian của tự tiêm Insulin của đối tượng NC Nhận xét:

Từ biểu đồ 3.2 cho thấy thời gian tự tiêm của nhóm từ 5- < 10 năm chiếm đa số với tỷ lệ là 60.7%. Nhóm từ 1- < 5 năm có tỷ lệ là 33.3% và trên 10 năm chiếm 4.3%. Nhóm dưới 1 năm chiếm tỷ lệ thấp nhất là 1.7%.

3.2.4. Thời gian khám sức khỏe định kỳ

Bảng 3.8: Thời gian khám sức khỏe định kỳ

Thời gian khám sức khỏe định kỳ Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Một tháng một lần 77 65.8 Từ 2-5 tháng một lần 32 27.4 Từ 6-12 tháng một lần 8 6.8 Từ 1 năm trở lên 0 0 Tổng 117 100 Nhận xét:

Từ bảng 3.8 ta thấy, tỷ lệ người bệnh đi khám sức khỏe định kỳ 1 tháng một lần chiếm cao nhất là 65.8%; tiếp theo là 2-5 tháng một lần với tỷ lệ 27.4%; từ 6 - 12 tháng một lần thấp hơn là 6.8% và không có trường hợp nào từ 1 năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng kiến thức tự tiêm insulin của người bệnh đái tháo đường type2 điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2020 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)