Bảo quản Insulin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng kiến thức tự tiêm insulin của người bệnh đái tháo đường type2 điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2020 (Trang 28 - 32)

- Khi chưa mở nắp lọ:

 Có thể bảo quản được đến 1 năm tùy nhà sản xuất.

 Không được để trong ngăn đá. - Khi đã mở nắp lọ:

 Có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng

 Thời gian 4 - 6 tuần.

 Không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.

*Lưu ý: Bảo quản Insulin đúng là yếu tố rất quan trọng để tiêm đạt hiệu

quả điều trị và kiểm soát tốt đường máu.

- Lọ Insulin đang dùng, không tiêm ngay khi còn lạnh vì bị đau. - Tuyệt đối không để Insulin trong ngăn đá, vì dưới 0°C.

- Khi mua lọ mới, cần lắc xem, loại Insulin nhanh (loại trong) có vẩn đục hoặc loại bán chậm và chậm (loại đục) có vẩn cặn thì không nên dùng.

1.2.8. Các nghiên cứu về kiến thức tự tiêm Insulin của người bệnh đái tháo đường type 2 trên thế giới và tại Việt Nam.

Vào những năm cuối thế kỷ 20 và những năm đầu thế kỷ 21, các chuyên gia của WHO đã dự báo “Thế kỷ 21 là thế kỷ của các bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hoá, đặc biệt bệnh đái tháo đường sẽ là bệnh không lây phát triển nhanh nhất”.

Trên thế giới, hơn 60% người bệnh đái tháo đường bắt nguồn từ các nước Châu Á và tỷ lệ đái tháo đường đang gia tăng ở các quốc gia này. Ở các nước phát triển, độ tuổi thường gặp đái tháo đường là 35-64 tuổi [28]. Theo thống kê năm 2017, Tây Thái Bình Dương và Đông Nam Á là hai khu vực có số người mắc đái tháo đường nhiều nhất với 159 triệu người và 82 triệu người. Trong đó, cao nhất là Trung quốc với 114.1 triệu người mắc; tiếp đến là Ấn Độ với 72.9 triệu người mắc. Dự kiến tới năm 2045, Ấn Độ là nước có số lượng người mắc đái tháo đường cao nhất với 134.3 triệu người. Nguyên nhân là do quá trình đô thị hoá, tiêu thụ thực phẩm giàu năng lượng, có lối sống ít vận động nên số người bị đái tháo đường càng gia tăng trong khi tuổi chẩn đoán đái tháo đường giảm đi [30].

Một thực tế báo động là trên toàn cầu có khoảng 212.4 triệu người mắc đái tháo đường không được chẩn đoán, 50% số đó nằm trong độ tuổi từ 20-79 tuổi. Có tới 84.5% trường hợp mắc đái tháo đường không được chẩn đoán ở các nước có mức thu nhập thấp và trung bình. Ở các nước có thu nhập thấp như Châu Phi, tỷ lệ người mắc đái tháo đường không được chẩn đoán là 69.2%; các nước có mức thu nhập cao là 37.3% [30].

Biến chứng của đái tháo đường là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng khuyết tật, làm giảm chất lượng cuộc sống và làm tăng gánh nặng về kinh tế cho toàn xã hội. Năm 2012, ước tính có khoảng 1.5 triệu ca tử vong trực tiếp gây ra bởi bệnh đái tháo đường và 2.2 triệu ca tử vong là do lượng đường trong máu tăng cao. Gần một nửa số ca tử vong do đường máu cao xảy ra ở lứa tuổi dưới 70 [37]. Năm 2015, có hơn 5 triệu người tử vong do bệnh, trung bình cứ 6 giây có một người chết vì đái tháo đường [28].

Insulin có vai trò rất quan trọng trong điều trị bệnh đái tháo đường. Người bệnh có thể được tiêm tại bệnh viện hay tự tiêm tại nhà. Khi dùng tại nhà, người nhà và người bệnh đái tháo đường cần phải biết cách tiêm Insulin đúng để mang lại hiệu quả điều trị, cũng như hạn chế những biến chứng có thể xảy ra do tiêm Insulin sai kĩ thuật. Vì vậy, việc tăng cường nhận thức về tiêm Insulin cho người nhà và người bệnh đái tháo đường vô cùng có ý nghĩa. Tác giả Xue Ya-zhuo (2007) đã nghiên cứu trên 182 người bệnh cao tuổi bị đái tháo đường cho kết quả như sau: Sau giáo dục sức khoẻ người bệnh có kiến thức và kỹ năng tốt hơn trong việc tự tiêm Insulin, bao gồm lựa chọn vị trí tiêm, xen kẽ vị trí tiêm, lưu trữ kim tiêm, phương pháp khử trùng, góc độ tiêm [38]. Theo một nghiên cứu của tác giả Angamo MT và cộng sự (2012) trên người bệnh đái tháo đường được điều trị bằng Insulin ở Tây Nam Ethiopia thấy 52% người bệnh không xoay các vị trí tiêm Insulin và 95% người bệnh sử dụng lại ống tiêm dùng một lần năm đến bảy ngày cho đến khi không còn thoải mái, vượt quá mức sử dụng lại được khuyến nghị (3 lần) [24]. Trong một nghiên cứu của tác giả Nivethitha T và cộng sự (2017) điều tra về kiến thức, thái độ và thực hành được đánh giá bằng cách sử dụng một bảng câu hỏi bao gồm 32 câu hỏi được thực hiện ở những

người bệnh đái tháo đường trưởng thành đang điều trị bằng Insulin tại Ấn Độ thấy điểm kiến thức trung bình là 17.53 ± 4.40, điểm thái độ trung bình 7.42 ± 4.85 và điểm thực hành trung bình là 6.56 ± 1.91. Tỷ lệ 40% trả lời rằng họ sẽ trả lại các lọ Insulin đã hết hạn cho tiệm thuốc [32]. Một nghiên cứu của tác giả Patil và cộng sự dựa trên bảng câu hỏi để đánh giá thực hành tiêm Insulin được thực hiện trên tổng số 200 người bệnh đái tháo đường đang sử dụng tiêm Insulin trong ba tháng năm 2016 cho kết quả là 89.5% người bệnh đã thay đổi vị trí tiêm thường xuyên trước khi tiêm; 76% người bệnh đã sử dụng góc 90 độ để tiêm; 83.5% người bệnh gấp da trước khi tiêm và 72.5% người bệnh không làm sạch vị trí tiêm trước khi tiêm [33]. Theo một nghiên khác năm 2017 đánh giá về thực hành tự tiêm Insulin trên 43 người bệnh đái tháo đường type 2 tại trung tâm chăm sóc sức khỏe tại Nepal của tác giả Ramesh Sharma Poudel và cộng sự cho thấy 72.1% người bệnh thực hành rửa tay trước khi tiêm; 69.8% người bệnh biết xoay chuyển vị trí tiêm; 74.42% người bệnh đã gấp da khi tiêm; 79.1% người bệnh tiêm Insulin gần góc 90 độ và 30.2% họ báo cáo có biến chứng của kỹ thuật tiêm Insulin [35].

Theo báo cáo khảo sát, đánh giá việc tiêm Insulin ở người bệnh đái tháo đường điều trị ngoại trú của Bệnh viện quận Tân Phú (2019), đa số người bệnh đều biết được những yêu cầu cơ bản về cách sử dụng Insulin (tỷ lệ người bệnh biết cách bảo quản lọ thuốc Insulin chưa mở nắp trong ngăn mát tủ lạnh, chiếm 98.3%; tỷ lệ người bệnh thường tiêm ở vị trí vùng bụng chiếm 92.7%; tỷ lệ người bệnh luân phiên thay đổi vị trí tiêm chiếm 60.1%). Tuy nhiên, hầu hết người bệnh chưa biết cách bảo quản và thời hạn sử dụng của thuốc Insulin sau khi đã mở hoặc sử dụng lần đầu tiên [1]. Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hoàng Vân (2011) khảo sát khả năng tự tiêm Insulin trên 40 người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh tim mạch tỉnh An Giang thấy tỉ lệ người bệnh thực hiện chính xác / khá chính xác về vị trí tiêm chiếm (72.8%), thời gian tiêm (63.7%), kỹ thuật tiêm chiếm (27.2%). Về kỹ thuật tiêm chưa thực hiện chính xác (45.5%), thực hiện sai hoàn toàn (27.2%) [20]. Theo khảo sát kiến thức và tư vấn cách sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 tại

khoa Nội tiết - Bệnh viện Đa khoa Khu vực Phúc Yên (2017) thấy tỉ lệ người bệnh sử dụng đúng Insulin lọ và bơm tiêm ở thời điểm trước tư vấn về thao tác trước khi rút Insulin và sau khi bơm hết thuốc tương đối thấp, lần lượt là 12.2% và 8.5%. Tỷ lệ người bệnh có kiến thức đúng khi đưa thuốc về dạng hỗn dịch trước khi sử dụng và tiêm Insulin qua da là 23.1% và 39.0% [9]. Một nghiên cứu của tác giả Phạm Hồng Vân và cộng sự (2017) thực hiện trên 45 người bệnh đường đái tháo đường type 2 tự tiêm Insulin theo chỉ định về thực hành tiêm Insulin cho thấy 55.6% nhận biết thuốc đúng; 80% bảo quản đúng; 73.3% xác định đúng vị trí tiêm; 53.8% có quy trình tiêm đúng; 77.8% có thời gian tiêm đúng và 35.6% biết bảo vệ bản thân [21]. Theo nghiên cứu khác của tác giả Bùi Thị Hoài Thu (2016) về kiến thức, thực hành về sử dụng Insulin của bệnh nhân ĐTĐ tại khoa điều trị theo yêu cầu Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho thấy tỉ lệ người bệnh có kiến thức đúng là 17.6% và thực hành đúng chiếm 87% [19].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng kiến thức tự tiêm insulin của người bệnh đái tháo đường type2 điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2020 (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)