- Chưa phát huy hết khả năng và nghiệp vụ của điều dưỡng Điều dưỡng mới chỉ dừng
4. GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT NHẰM CẢI THIỆN CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TRẦM CẢM
BỆNH TRẦM CẢM
4.1. Đối với nhân viên y tế .
Khi người bệnh nằm điều trị tại Bệnh viện thì :
- Động viên, quan tâm và giúp đỡ người bệnh bị trầm cảm
- Giáo dục sức khỏe, hướng dẫn giải thích cho người bệnh người nhà người bệnh hiểu rõ thế nào là bệnh trầm cảm
- Khi người bệnh chống đối dùng thuốc thì phải giải thích tại sao phải uống thuốc, và cách uống thuốc như thế nào
- Sau khi dùng thuốc, hướng dẫn tác dụng phụ của thuốc
- Giải thích cho người nhà biết cách ứng xử với những biểu hiện bất thường của bệnh cũng như tác dụng phụ của thuốc
- Phục hồi chức năng sau khi bệnh nhân điều trị ổn định. Hướng dẫn người bệnh cách chăm sóc bản thân mình như tự tắm giặt, vệ sinh các nhân trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy. Sắp xếp nội vụ chỗ ở gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ.
- Các liệu pháp tâm lý – xã hội chủ yếu hướng vào việc tác động lên trạng thái tâm lý của người bệnh, giúp người bệnh có tâm trạng thoải mái vui vẻ, nâng cao sự tự tin, hình thành sự lạc quan tin tưởng vào quá trình điều trị.
- Nhân viên y tế dạy cho người bệnh kỹ năng cộng đồng như ; Đi du lịch tránh Street, sử dụng các dịch vụ công cộng như (đi xe buýt, sử dụng điện thoại, đến với các dịch vụ trong bệnh viện ).
- Giáo dục cho họ nhận thức được về quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của người bệnh như yêu cầu được giúp đỡ khi cần, tham gia các hoạt động của cộng đồng.
4.2. Với mạng lưới y tế cấp cơ sở.
- Điều tra dịch tễ học trầm cảm cấp cơ sở
- Có lịch thăm khám bệnh cho người bệnh trầm cảm tại gia đình nhằm nắm rõ hoàn cảnh kinh tế và yếu tố ảnh hưởng đến bệnh trầm cảm
- Khám bệnh định kỳ hàng tháng, hàng quý cho người bệnh
- Liên hệ với các tổ chức tại địa phương để tạo điều kiện cho bệnh nhân trầm cảm tái hòa nhập cộng đồng như gọi điện mời họ tham gia vào các hoạt động hằng ngày của bạn và mọi người.
- Liên hệ thường xuyên với người thân của bệnh nhân trầm cảm để cùng với gia đình của họ giải quyết các khó khăn mà bệnh nhân cần giúp đỡ.
- Tổ chức các lớp tập huấn cho gia đình người bệnh, để họ nắm chắc thêm kiến thức về bệnh như kỹ năng chăm sóc người bệnh, phát hiện các triệu chứng cấp cứu để đưa bệnh nhân đi điều trị.
- Đối tượng học viên trong lớp là các thành viên trong gia đình bệnh nhân bị trầm cảm, bố trí thời gian đào tạo phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của họ
4.3. Đối với gia đình người bệnh.
- Trước tiên gia đình người bệnh phải xác định việc chăm sóc người bệnh trầm cảm không phải chỉ dựa vào thuốc là đủ, mà cần dựa vào sự quan tâm chăm sóc từ phía gia đình người bệnh, đặc biệt là chăm sóc tâm lý để giúp đỡ bệnh nhân tái hòa nhập với cuộc sống, xã hội.
- Gia đình luôn gần gũi, động viên, cảm thông chia sẻ những mặc cảm của người bệnh, tạo cho người bệnh tham gia lao động tập thể, học việc, học nghề, làm công việc bếp núc, nội trợ như nấu ăn, dọn dẹp vệ sinh nhà cửa…
- Gia đình người bệnh cần nắm rõ được những nguy cơ làm cho bệnh ngày càng nặng lên như tâm trạng lo lắng, buồn chán, phiền muộn…
- Khi người bệnh rơi vào trạng thái trầm buồn, sa sút thì gia đình cần vệ sinh cho người bệnh khi họ không thể tự làm được.
- Bố trí thời gian tham gia đầy đủ các lớp tập huấn kiến thức về bệnh và chăm sóc bệnh nhân trầm cảm
- Quản lý thuốc chặt chẽ và cho người bệnh uống thuốc đều hàng ngày theo đơn và hướng dẫn của thầy thuốc
- Phát hiện kịp thời các triệu chứng của bệnh hay tác dụng phụ của thuốc, để kịp thời báo cáo ngay cho bác sĩ chuyên khoa tâm thần
- Tuyệt đối gia đình không tỏ thái độ lạnh nhạt, thờ ơ, hành hạ, ngược đãi, khinh rẻ, mạt sát người bệnh.
- Gia đình không nên mê tín dị đoan, cúng bái cho người bệnh, khi có biểu hiện các triệu chứng của bệnh cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế chuyên khoa tâm thần xin khám và điều trị.
4.4. Đối với bệnh viện tâm thần trung ương 1.
- Tăng cường công tác truyền thông trên loa đài, tờ rơi, áp phích tại địa phương, để người dân nắm bắt được tác hại do bệnh trầm cảm gây ra và ý thức được về bệnh để họ sớm đưa người bệnh đi khám bác sĩ chuyên khoa tâm thần
- Đào tạo liên tục, đào tại lại hàng năm cho các bác sĩ trẻ, các điều dưỡng viên các bác sĩ trong các bệnh viện tâm thần nói chung để họ cập nhật được những kiến thức mới và những phương pháp điều trị mới để điều trị cho người bệnh đạt kết quả tốt hơn
- Đối với bệnh viện tâm thần trung ương hay tuyến tỉnh nên thành lập khoa điều trị trầm cảm, có như vậy mới nâng cao chuyên môn và điều trị cho người bệnh đạt kết quả tốt hơn.
KẾT LUẬN
Qua tìm hiểu về bệnh lý Trầm cảm nói riêng và bệnh lý các bệnh tâm thần nói chung và chăm sóc người bệnh tại bệnh viện tâm thần Trung ương 1, tôi rút ra một số kết luận như sau :
Tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 người bệnh trầm cảm cơ bản được chăm sóc tốt. Tuy nhiên công tác chăm sóc của điều dưỡng chưa tuân thủ đầy đủ theo quy trình kỹ thuật ở một số điểm như cho uống thuốc, phục hồi chức năng….
Người bệnh chưa thực sự được chăm sóc một cách toàn diện, chăm sóc dinh dưỡng, chăm sóc tâm lý…và chủ yếu là do thân nhân người bệnh làm. Một số người bệnh không có người nhà chăm sóc thường xuyên thì không được đảm bảo nhu cầu vệ sinh, dinh dưỡng. Trang thiết bị, dụng cụ còn thiếu, nhân viên y tế đặc biệt là điều dưỡng cần tăng cường hơn nữa việc truyền thông, giáo dục sức khỏe trong người bệnh ; lồng ghép GDSK với chăm sóc và điều trị nhằm nâng cao kiến thức cho người bệnh và hiệu quả điều trị. Kỹ năng và bệnh lý Trầm Cảm cho người bệnh của nhân viên y tế còn hạn chế. Vì vậy cần có các lớp tập huấn để nâng cao kỹ năng cho điều dưỡng.
Người nhà chưa thực sự quan tâm tới người bệnh, chưa có sự chăm sóc chu đáo, chưa hiểu về bệnh Trầm cảm dẫn đến công tác chăm sóc chưa tốt đối với người bệnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Tiếng việt :
1. Nguyễn Đăng Dung, Nguyễn Văn Siêm ( 1991 ), Rối loạn trầm cảm, Bách khoa thư bệnh học, Hà nội, tr. 215 – 218.
2. Phan Ngọc Hà. Nhận xét lâm sàng trầm cảm trầm cảm trong bệnh tâm thần phân liệt theo ICD – 10 ở Quảng Nam – Đà Nẵng, Hà nội 11 – 1995, tr. 57.
3. Đỗ Thúy Lan. ( 1994 ), " Chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng".
4. Trần Văn Long. ( 2009 ), " Bài giảng GDSK dành cho đối tượng cao đẳng, đại học ".
5. Nguyễn Văn Ngân ( 1996 ), Rối loạn trầm cảm, Một số chuyên đề tâm thần học, Học viện quân y, Hà Nội, tr 62 – 63, 66 – 67.
6. Trần Viết Nghị, Nguyễn Văn Siêm, Nguyễn Viết Thiêm, Trần Văn
Cường ( 2001 ), " Nghiên cứu dịch tễ - lâm sàng các rối loạn trầm cảm tại một số
quần thể cộng đồng’’, Nội san tâm thần học, Hội tâm thần học, số 5, Hà nội, tr. 21 - 22.
7. Tô Thanh Phương. ( 2006 ). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm nặng và điều trị bằng Amitriptyline phối hợp với thuốc chống loạn thần. Luận án Tiến sĩ y học. Học viện Quân Y.
8. Nguyễn Văn Siêm và cộng sự. Kết quả xây dựng mô hình chăm sóc bệnh nhân trầm cảm tại cộng đồng, Nội san tâmthần học, Thường Tín 1. 2002, tr. 17.
9. Quản Trường Sơn. Tổ chức các hoạt động phục hồi chức năng và tái thích ứng xã hội, Nội dung tập bài giảng PHCN, Hà nội 1- 2011, tr.4.
10. Nguyễn Viết Thiêm, Trần Viết Nghị, Trần Văn Cường. Dịch tễ lâm sàng các rối loạn trầm cảm.
Chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng cho các bệnh tâm thần mạn tính, Hà nội 8. 2000, tr. 59.
11.Phan Xuân Trung. Trầm cảm, truy cập từ: http://
www.ykhoa.net/yhocphothong/tamthan.htm.
12. Cao Văn Tuân. Rối loạn trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên theo quan điểm của bác sĩ tâm thần nhi. Nội san tâm thần học, Thường Tín 2. 2002, tr. 7.
13. Trần Đình Xiêm. Vấn đề bệnh nguyên - bệnh sinh trầm cảm, Tâm thần học. 1995, tr. 319 – 321.
* Tiếng Pháp :
1. Attar DL. ( 1995 ), Dépressions saisonnières , Les maladies depressives, Medecine – Sciences – Flammarion, p 209 – 214.
2. Beaufils B. ( 1991 ), Neuro – endocrinologie de la dépression, La dépression , Masson, pp. 196 – 211.
3. Carvanho de W. Cohen D. ( 1995 ), Étsats dépressifs chez L’Adulte, Les maladies despressives, Mesdecine – Sciences – Flammarion, pp. 3 – 16.