Xuất giải pháp tăng cường hiệu quả công tác tư vấn GDSK của điều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác giáo dục sức khỏe của điều dưỡng qua ý kiến người bệnh tại bệnh viện phục hồi chức năng tỉnh vĩnh phúc năm 2020 (Trang 44 - 56)

điều dưỡng tại bệnh viện.

3.5.1 Đối với bệnh viện:

- Phòng điều dưỡng là đầu mối kết hợp với điều dưỡng trưởng khoa cùng xây dựng quy trình tổ chức GDSK cho người bệnh và người chăm nuôi tại khoa và cấp bệnh viện trình Hội đồng điều dưỡng bệnh viện phê duyệt và triển khai thực hiện.

- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát của phòng điều dưỡng, lãnh đạo khoa, điều dưỡng trưởng khoa

- Cập nhật bổ xung tài liệu tranh ảnh, tờ rơi, phương tiện GDSK hàng năm. - Tăng cường hoạt động tư vấn GDSK gián tiếp qua loa đài băng đĩa trong toàn bệnh viện.

+ Các khoa xây dựng bài truyền thông GDSK về từng nhóm bệnh và các bài tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng cụ thế, bệnh viện tổ chức quay video các bài tập mẫu và phát trên tivi tại các vị trí ngồi chờ của người bệnh. -Tổ chức đào tạo tập huấn cập nhật kiến thức về kỹ năng GDSK, kiến thức chuyên môn cũng như học tập về phục hồi chức năng cho đội ngũ điều dưỡng viên bệnh viện hàng năm.

- Đa dạng hóa hoạt động GDSK. Duy trì hoạt động GDSK lồng ghép họp hội đồng người bệnh cấp khoa, cấp bệnh viện, GDSK trực tiếp, gián tiếp trong toàn bệnh viện.

- Bổ xung phương tiện GDSK tại bàn tư vấn tại khoa và duy trì hoạt động. - Xây dựng kế hoạch GDSK hàng năm có thời gian nội dung tư vấn và phân công người thực hiện cụ thể, có kiểm tra đánh giá việc thực hiện.

- Có chế tài khen thưởng đưa vào bình xét thi đua hàng năm về việc thực hiện GDSK cho người bệnh.

3.5.2 Đối với điều dưỡng viên

- Được tập huấn kiến thức và đóng vai thực hành việc truyền thông GDSK để nâng cao trình độ kỹ năng GDSK.

- Tích cực chủ động học hỏi kiến thức về phục hồi chức năng để có thể tư vấn và chăm sóc người bệnh hiệu quả hơn.

- Nhận định người bệnh trước khi tư vấn để có thể đưa ra nội dung tư vấn phù hợp, đơn giản hóa câu từ chuyên môn giúp người bệnh dễ hiểu, dễ nhớ và có thể thực hiện áp dụng được sau buổi tư vấn.

- Bố trí thời gian thực hiện việc GDSK sao cho hợp lý (có thể vào buổi chiều) để điều dưỡng thoải mái thời gian chia sẻ và người bệnh có nhiều thời gian để lắng nghe giúp tăng hiệu quả buổi tư vấn

- Khi người bệnh ra viện ghi vào sổ khám bệnh của NB những nội dung GDSK chính người bệnh cần thực hiện tuân thủ và thời gian hẹn khám lại cho NB và dặn dò NB những điều cần thiết.

KẾT LUẬN

Qua khảo sát, lấy ý kiến đánh giá của NB về công tác GDSK của ĐD bệnh viện PHCN tỉnh Vĩnh Phúc năm 2020, tôi rút ra một số kết luận như sau: - 100% NB được ĐD tư vấn GDSK trong thời gian điều trị nội trú tại viện. - 100% ĐD tư vấn trực tiếp tại buồng bệnh.

- Thời gian thực hiện tư vấn GDSK của ĐD chủ yếu vào buổi sáng (85%) - Đa số NB điều trị tại viện có độ tuổi từ trung niên đến người cao tuổi, tỷ lệ NB từ 60 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất (33,3%).

- Trình độ học vấn của NB đa số là trình độ phổ thông, chiếm tỷ lệ cao nhất là trung học cơ sở (38,3%) sau đó là trung học phổ thông (31,7%).

- Đa số NB là nông dân (60%). Nơi cư trú của NB chủ yếu là ngoại thành chiếm 73,3%.

- Tỷ lệ NB được phổ biến nội quy quy định của BV, tư vấn sử dụng thuốc chiếm tỷ lệ cao nhất (86,7%) .

- NB được ĐD tư vấn chế độ tập luyện PHCN, sử dụng phương tiện trợ giúp chiếm tỷ lệ thấp nhất (31,7%).

- Có 43,3% NB được tư vấn chế độ ăn phù hợp với bệnh

- ĐD thực hiện tư vấn, giải thích, hướng dẫn các thủ tục trước khi NB ra viện đầy đủ (100%).

- ĐD tư vấn chế độ tập luyện, tái khám và phòng bệnh cho NB sau khi ra viện còn thấp (38%).

- Đa số NB hài lòng về GDSK của ĐD, tỷ lệ hài lòng chung đạt 83,3%. - NB hài lòng cao nhất về thái độ nhiệt tình của ĐD (100%),

- NB có tỷ lệ hài lòng thấp nhất ở nội dung tư vấn dễ hiểu, dễ áp dụng (46,7%).

- Khi người bệnh ra viện nhu cầu được tư vấn GDSK các bài tập phục hồi chức năng chiếm tỷ lệ cao nhât (55%).

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 1.Đối với bệnh viện

- Xây dựng quy trình GDSK thống nhất trong toàn BV, kèm theo bảng kiểm để phục vụ cho việc kiểm tra đánh giá

- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát của phòng ĐD, lãnh đạo khoa, ĐD trưởng khoa

- Cập nhật bổ xung tài liệu tranh ảnh, tờ rơi, phương tiện GDSK hàng năm. - Tăng cường hoạt động tư vấn GDSK gián tiếp qua loa đài băng đĩa trong toàn bệnh viện.

- Đa dạng hóa hoạt động GDSK. Duy trì hoạt động GDSK lồng ghép họp hội đồng NB cấp khoa, cấp bệnh viện, GDSK trực tiếp, GDSK gián tiếp trong toàn bệnh viện.

- Bổ xung phương tiện GDSK tại khoa và duy trì hoạt động.

- Xây dựng kế hoạch GDSK hàng năm có thời gian nội dung tư vấn và phân công người thực hiện cụ thể, có kiểm tra đánh giá việc thực hiện.

- Có chế tài khen thưởng đưa vào bình xét thi đua hàng năm về việc thực hiện GDSK cho người bệnh.

2. Đối với điều dưỡng viên

- Được tập huấn kiến thức và đóng vai thực hành việc truyền thông GDSK để nâng cao trình độ kỹ năng GDSK.

- Tích cực chủ động học hỏi kiến thức về PHCN để có thể tư vấn và chăm sóc người bệnh hiệu quả hơn.

- Nhận định NB trước khi tư vấn để có thể đưa ra nội dung tư vấn phù hợp, đơn giản hóa câu từ chuyên môn giúp NB dễ hiểu, dễ nhớ và có thể thực hiện áp dụng được sau buổi tư vấn.

- Bố trí thời gian thực hiện việc GDSK sao cho hợp lý (có thể vào buổi chiều) giúp tăng hiệu quả buổi tư vấn.

- Khi NB ra viện ghi thông tin GDSK NB cần thực hiện và lịch tái khám vào sổ khám bệnh cho NB cầm về

TÀI LIỆU THAM KHẢO *Tiếng Việt

1. Bộ Y tế (2011). Thông tư 07/2011/TT-BYT ngày 26 tháng 01 năm 2011 về Hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện.

2. Bộ Y tế (2016). Quyết định số 6859/QĐ-BYT về ban hành nội dung kiểm tra, đánh giá chất lượng bệnh viện năm 2016.

3. Trương Thị Thùy Dung (2013). Đánh giá hiệu quả chương trình giáo dục sức khỏe cho bà mẹ có con bị sốt tại khoa hô hấp bệnh viện Nhi Thanh

Hóa. Y học thành phố Hồ Chí Minh tập 17, 53-59

4. Dương Thị Bình Minh và cộng sự (2012). Thực trạng công tác chăm

sóc điều dưỡng người bệnh tại các khoa lâm sàng bệnh viện Hữu Nghị tạp chí y học thực hành, 7/2013, 125-129.

5. Nguyễn Thị Bích Nga và cộng sự (2015). Thực trạng hoạt động tư vấn, hướng dẫn, giáo dục sức khỏe của điều dưỡng các khoa lâm sàng bệnh

viện Phổi Trung ương. Tạp chí Điều dưỡng Việt Nam, 17, 19-23.

6. Bùi Thị Bích Ngà (2011). Thực trạng công tác chăm sóc của Điều

dưỡng tại bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương. Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ quản lý.

7. Văn phòng Quốc hội (2017). Luật khám bệnh, chữa bệnh. Số

12/VBHN-VPQH, chương II quyền và nghĩa vụ của người bệnh.

8. Trần Ngọc Trung (2012). Đánh giá hoạt động chăm sóc người bệnh của Điều dưỡng tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng.

9. Đinh Ngọc Thành và cộng sự (2014). Giao tiếp của Điều dưỡng và sự hài lòng người bệnh nội trú tại các khoa Nội, Bệnh viện đa khoa trung Ương Thái Nguyên. Tạp chí khoa học và công nghệ, 115 (01), 143-148.

10. Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên (2007). Khái niệm, vị trí vai

trò của truyền thông giáo dục sức khỏe. Giáo dục và nâng cao sức khỏe, Nhà

xuất bản y học, 7-13.

11. Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên (2007).Kỹ năng truyền thông

12. Viện Đào tạo Y học Dự Phòng và y tế công cộng Trường Đại học Y Hà Nội (2012). Khái niệm về truyền thông giáo dục sức khỏe và nâng cao

sức khỏe . Giáo dục và nâng cao sức khỏe, Nhà xuất bản y học, 11-15.

13. Viện Đào tạo Y học Dự Phòng và y tế công cộng Trường Đại học Y Hà Nội (2012). Hành vi sức khỏe, quá trình thay đổi hành vi sức khỏe.

Giáo dục và nâng cao sức khỏe, Nhà xuất bản y học, 35-51.

14.Viện Đào tạo Y học Dự Phòng và y tế công cộng Trường Đại học Y Hà Nội (2012). Phương tiện và phương pháp truyền thông giáo dục sức khỏe.

Giáo dục và nâng cao sức khỏe, Nhà xuất bản y học, 73-105.

*Tiếng Anh

15. Aghkhani, N., Nia, H. S., Ranjbar, H. và cộng sự (2012). Nurses’ attitude to patient education barriers in educational hospitals of Urmia

University of Medical Sciences. Iranian journal of nursing and midwifery research, 17 (1), 12.

16. Avsar, G. và Kasikci, M. (2011). Evaluation of patient edcation

provided by clinical nurses in Turkey. International journal of nursing practice, 17 (1), 67-71.

17. Bartlett, E. E. (1995). Cost-benefit analysis of patient education.

Patient education and counseling, 26 (1), 87-91.

18. HEIDARI, M. R. và NOROUZADEH, R. (2013). Factors affecting

patient education from cultural perspectives. Journal of Advances in Medical Education & Professionalism, 1 (4), 136-139.

19. Hoving, C., Viser, A., Mullen, P. D. và cộng sự (2010). A history of patient education by health professionals in Europe and North America: from

authority to shared decision making education. Patient education and counseling, 78 (3), 275-281.

20. https://en.wikipedia.org/wiki/Patient education.

21.Kemppainen, V., Tossavainen, K. và Turunen, H. (2013). Nurses’

roles in health promotion practice: an integrative review. Health Promotion Internationnal, 28 (4), 490-501.

22. Livne, Y., Peterfreund, I. và Sheps, J. (2017). Barriers to patient education and their relationship to nurses’ perceptions of patient education

climate. Clinical Nursing Studies, 5 (4), 65.

23. Nutbeam D (1998). Health promotion glossary. Health Promotion International. Oxford University press, 13, 349-364.

24. Oyetunde, M. O. và Akinmeye, A. J. (2015). Factors influencing practice of patient education among nurses at the university college hospital,

Ibadan. Open Journal of Nursing, 5 (05), 500.

25. Smith, J. A. P. Z., Helen PhD, RN (2013). Patient-education tips for

new nurses. Nursing2013, 43 (10), 1-3.

26. Senarath, U., Gunawardena, N. S., Sebastiampillai, B. và cộng sự (2013). Patient satisfaction with nursing care and related hospital services at

the National Hospital of Sri Lanka. Leadership in Health Services, 26 (1), 63-

77.

27.The World Medical Association (2005). The rights of the patient. 3. 28. Virginia Henderson – Nursing Theorist, http://www.nursing- theory.org/nursing-theorists/Virginia-Henderson.php.

PHỤ LỤC 1 PHIẾU ĐÁNH GIÁ

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC SỨC KHỎE CỦA ĐIỀU DƯỠNG QUA Ý KIẾN NGƯỜI BỆNH TẠI BỆNH VIỆN PHỤC HỒI

CHỨC NĂNG TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 2020.

Mã số

phiếu:...

Với mục đích đánh giá thực trạng công tác giáo dục sức khỏe của điều dưỡng cho bệnh nhân nội trú tại các khoa lâm sàng, từ đó phân tích nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp tăng cường hiệu quả công tác giáo dục sức khỏe của Điều dưỡng cho bệnh nhân nội trú tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Vĩnh Phúc.

Xin đề nghị Ông / (Bà) vui lòng trả lời những câu hỏi sau một cách thành thực nhất bằng cách đánh dấu X hoặc điền vào chỗ trống câu trả lời của ông bà. Những ý kiến góp ý của ông bà rất quan trọng đối với chúng tôi, giúp chúng tôi có đầy đủ thông tin để tìm ra các biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc trong bệnh viện. Những thông tin của ông bà cung cấp sẽ được giữ bí mật và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

PHẦN I: THÔNG TIN CHUNG

Ông/Bà đánh dấu X vào ô vuông hoặc điền vào chỗ trống.

1. Người trả lời phiếu: 1. Người bệnh 2.  Người nhà 2. Họ và tên của Ông (Bà)?... 3. Năm sinh dương lịch của Ông (Bà)?...

4. Giới tính: 1. Nam 2.  Nữ

5. Ông (Bà) thuộc dân tộc nào? 1. Kinh 2.  Khác (ghi rõ)... 6. Trình độ học vấn cao nhất của Ông (Bà) là gì?

3. Trung học phổ thông 4. Trung cấp

5. Cao Đẳng/ĐH. 6. Sau ĐH

7. Nghề nghiệp chính hiện nay của Ông (Bà) là gì?

1. Học sinh, sinh viên 2. Nông dân

3. Công nhân 4. Cán bộ công nhân viên chức 5. Lao động tự do 6. Cán bộ hưu

8 . Nơi cư trú hiện tại của Ông (Bà)? 1. Nội thành

2. Ngoại thành

3. Khác (ghi rõ)... 9. Ông (Bà) nằm điều trị tại viện PHCN là bao nhiêu lần?

1. 1 lần 2. 2 lần 3. > 2 lần 10. Khoa Ông (Bà) hiện đang điều trị là khoa nào?

1. Vật lý trị liệu 2. Trị liệu tổng hợp 3. Nội Nhi

4. HSCC

5. Ngoại chỉnh hình

PHẦN II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TƯ VẤN GDSK Ông/Bà đánh dấu X vào ô vuông hoặc điền vào chỗ trống

1. Trong thời gian nằm viện Ông/Bà có được tư vấn giáo dục sức khỏe không 1. Có

2. Không

3. Khác (ghi rõ) ... 2. Hình thức Ông/Bà được tư vấn giáo dục sức khỏe ?

1. Tư vấn trực tiếp

2. Tư vấn gián tiếp (qua tranh ảnh, tài liệu, băng đĩa, Website bệnh viện...)

3. Thời gian Ông/Bà được tư vấn giáo dục sức khỏe ? 1. Sáng

2. Chiều 3. Tối

4. Khác (ghi rõ) ...

4. Địa điểm Ông/Bà được tư vấn giáo dục sức khỏe (có thể chọn nhiều nội dung trả lời) ?

1. Buồng bệnh

2. Bàn tư vấn tại khoa 3. Hội trường bệnh viện

4. Khác (ghi rõ) ...

5. Nhân viên tư vấn giáo dục sức khỏe cho Ông/Ba (có thể chọn nhiều nội dung trả lời) ?

1. Điều dưỡng 2. Kỹ thuật viên

3. Khác (ghi rõ) ...

6. Ông/Bà có được điều dưỡng phổ biến nội quy, quy định của bệnh viện, khoa phòng điều trị không ?

1. Có 2. Không

3. Khác (ghi rõ) ...

7. Ông/Bà có được điều dưỡng cung cấp các kiến thức về BHYT, quyền lợi và nghĩa vụ của NB khi nằm viện không ?

1. Có 2. Không

3. Khác (ghi rõ) ...

8. Ông/Bà có được điều dưỡng cung cấp các kiến thức về tình trạng bệnh và chế độ chăm sóc không ?

2. Không

3. Khác (ghi rõ) ...

9. Ông/Bà có được điều dưỡng cung cấp các kiến thức về thuốc (tác dụng, thời gian dùng, tác dụng phụ, tương tác...) không ?

1. Có 2. Không

3. Khác (ghi rõ) ...

10. Ông/Bà có được điều dưỡng tư vấn về chế độ ăn phù hợp với bệnh không? 1. Có

2. Không

3. Khác (ghi rõ) ...

11. Ông/Bà có được điều dưỡng tư vấn về chế độ nghỉ ngơi và sinh hoạt cá nhân không ?

1. Có 2. Không

3. Khác (ghi rõ) ...

12. Ông/Bà có được điều dưỡng tư vấn về chế độ tập luyện phục hồi chức năng, cách sử dụng phương tiện trợ giúp (nếu có) không ?

1. Có 2. Không

3. Khác (ghi rõ) ...

13. Ông/Bà có được điều dưỡng tư vấn, giải thích hướng dẫn các thủ tục trước khi ra viện không ?

1. Có 2. Không

3. Khác (ghi rõ) ...

14. Ông/Bà có được điều dưỡng tư vấn về thuốc và chế độ dinh dưỡng sau khi ra viện không ?

2. Không

3. Khác (ghi rõ) ...

15. Ông/Bà có được điều dưỡng tư vấn về chế độ tập luyện, tái khám, và phòng bệnh sau khi ra viện không ?

1. Có 2. Không

3. Khác (ghi rõ) ...

16. Mức độ hài lòng của Ông/bà về công tác giáo dục sức khỏe tại bệnh viện. (Ông/bà đánh dấu X hoặc V vào mức hài lòng tương ứng với từng câu hỏi ①Rất không hài lòng ② Không hài lòng ③ Bình thường ④ Hài lòng ⑤ Rất hài lòng)

16.1. Thời gian được giáo dục sức khỏe ①②③④⑤ 16.2. Địa điểm giáo dục sức khỏe ①②③④⑤ 16.3. ĐD khi GDSK chào hỏi, giới thiệu, giao tiếp phù hợp ①②③④⑤

16.4.Ghế ngồi đầy đủ, phù hợp ①②③④⑤

16.5 Người tư vấn tạo không khí vui vẻ ①②③④⑤

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác giáo dục sức khỏe của điều dưỡng qua ý kiến người bệnh tại bệnh viện phục hồi chức năng tỉnh vĩnh phúc năm 2020 (Trang 44 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)