2.1.1 Chính sách, kế hoạch về GDSK tại bệnh viện:
Công tác GDSK được sự quan tâm của ban lãnh đạo bệnh viện, phòng kế hoạch tổng hợp, phòng điều dưỡng, phòng tổ chức hành chính, phòng kế toán và các trưởng phó khoa, điều dưỡng kỹ thuật viên trưởng trong toàn bệnh viện.
- Phòng Điều dưỡng là đầu mối xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm, các quy định, tài liệu, tổ chức tập huấn, đào tạo về GDSK cho nhân viên toàn
viện. Phối hợp cùng các phòng chức năng, các khoa lâm sàng triển khai hoạt động GDSK cho NB đảm bảo theo đúng kế hoạch và đạt hiệu quả.
2.1.1.1 Một số hình ảnh quy đinh, kế hoạch, tài liệu về GDSK tại bệnh viện.
2.1.2 Triển khai thực hiện, theo dõi giám sát, kiểm tra đánh giá tại BV. - Phòng điều dưỡng tổ chức tập huấn đào tạo về kỹ năng giao tiếp, tư vấn giáo dục sức khỏe cho 90% điều dưỡng kỹ thuật viên bệnh viện
Hình 2.3 Tập huấn GDSK tại bệnh viện
- Phòng điều dưỡng kết hợp với khoa điều trị tổ chức tư vấn GDSK cho người bệnh tháng 1 lần kết hợp trong buổi sinh hoạt họp hội đồng người bệnh cấp bệnh viện
Hình 2.4 GDSK lồng ghép họp hội đồng NB cấp bệnh viện
- Tại khoa lâm sàng tổ chức GDSK cho người bệnh điều trị tại góc truyền thông của khoa kết hợp họp hội đồng người bệnh cấp khoa tháng 1 lần.
- Điều dưỡng thực hiện tư vấn GDSK cho NB tại khoa theo buồng bệnh mình phụ trách.
Hình 2.5 GDSK tại góc truyền thông của khoa Nội Nhi
Hình 2.6 GDSK tại khoa vật lý trị liệu
- Phòng điều dưỡng, điều dưỡng trưởng khoa thực hiện kiểm tra giám sát thực hiện GDSK cho người bệnh nội trú.
- Các khoa báo cáo kết quả hoạt động về phòng điều dưỡng hàng tháng. Phòng điều dưỡng tổng hợp đánh giá hoạt động theo 6 tháng đầu năm và 6 tháng cuối năm . Những ưu nhược điểm khắc phục tồn tại hạn chế sẽ được đưa ra trong cuộc họp điều dưỡng trưởng khoa toàn viện.
2.2 Thực trạng công tác GDSK của ĐD qua ý kiến người bệnh.
NB điều dưỡng có thực hiện hay không và NB hài lòng hay chưa hài lòng , nhu cầu của người bệnh về tư vấn sức khỏe ra sao...Để có số liệu về hoạt động GDSK của điều dưỡng làm cơ sở cho việc phân tích nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp tăng cường hiệu quả công tác GDSK của điều dưỡng tôi đã tiến hành lấy ý kiến qua phiếu phỏng vấn NB điều trị nội trú khi họ có chỉ định ra viện tại khoa Hồi sức cấp cứu, khoa vật lý trị liệu, khoa ngoại chỉnh hình, khoa trị liệu tổng hợp và khoa nội nhi.
2.2.1. Đối tượng khảo sát và thu thập, xử lý số liệu.
Để đánh giá thực trạng công tác GDKS của điều dương qua y kiến NB tôi đã xây dựng bộ câu hỏi và phương án trả lời trong phiếu đánh giá để NB lựa chọn, kết hợp phỏng vấn sâu một số NB để tìm hiểu nguyên nhân.
Cơ sở xây dựng bộ câu hỏi trong phiếu đánh giá căn cứ vào:
Thông tư 07/2011/TT-BYT ngày 26 tháng 01 năm 2011 hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện.
Quyết định số 3936/QĐ-BYT ngày 30 tháng 08 năm 2019. Quyết định ban hành nội dung kiểm tra, đánh giá chất lượng bệnh viện và khảo sát hài lòng người bệnh, nhân viên y tế năm 2019
Các văn bản quy định của bệnh viện phục hồi chức năng tỉnh Vĩnh Phúc về công tác truyền thông GDSK
Đối tượng khảo sát: Người bệnh điều trị nội trú tại 05 khoa lâm sàng có chỉ định ra viện .
Tiêu chí lựa chọn:
- Người bệnh có chỉ định ra viện trong thời gian từ 01/07/2020 đến 31/07/2020 và tự nguyện tham gia trả lời phiếu đánh giá.
Tiêu chí loại trừ
- Người bệnh vào viện có chỉ định ra viện hoặc chuyển viện mà thời gian điều trị nội trú dưới 07 ngày.
Thu thập số liệu:
- Hướng dẫn NB tự điền phiếu theo bộ câu hỏi có sẵn hoặc NB khó khăn về viết người phỏng vấn đọc bộ câu hỏi kèm các phương án trả lời trong phiếu và tích phiếu theo nội dung trả lời của NB. Một số NB sau khi trả lời bộ câu hỏi sẽ được phỏng phấn sâu để tìm hiểu nguyên nhân.
- Bộ câu hỏi trong phiếu gồm 03 phần:
+ Phần I thông tin chung về đối tượng khảo sát gồm 10 câu hỏi được đánh số từ 1 đến 10.
+ Phần II. Đánh giá thực trạng tư vấn GDSK gồm 17 câu hỏi. Từ câu 1 đến 15 đánh giá những nội dung NB có được ĐD tư vấn hay không. Câu 16 đánh giá mức độ hài lòng của NB về công tác GDSK gồm 10 ý hỏi nhỏ từ 16.1 đến 16.10. Câu 17 đánh giá về nhu cầu của người bệnh mong muốn được tư vấn gồm 09 ý nhỏ các nội dung mà bệnh viện có thể đáp ứng được cho người bệnh
+ Phần III Góp ý của người bệnh về công tác GDSK của điều dưỡng Tiêu chuẩn đánh giá:
Người bệnh tự điền phiếu theo bộ câu hỏi có sẵn hoặc người bệnh khó khăn về viết điều tra viên đọc bộ câu hỏi kèm các phương án trả lời trong phiếu và tích phiếu theo nội dung trả lời của người bệnh.
Trong thời gian thu thập số liệu có 60 người bệnh tham gia trả lời phiếu đánh giá công tác giáo dục sức khỏe của điều dưỡng viên bệnh viện.
Xử lý số liệu:
Số liệu sau khi được thu thập sẽ được nhập và phân tích kết quả theo tỷ lệ phần trăm trên Excel 2010.
Những ý kiến phản hồi của người bệnh được tổng hợp, phân tích nguyên nhân, đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục sức khỏe của điều dương viên bệnh viện.
2.2.2. Kết quả khảo sát.
Bảng 2.1 Một số thông tin chung của người bệnh
Nội dung Số lượng
(n=60) Tỷ lệ % Nhóm tuổi Dưới 30 tuổi 3 5 Từ 30 đến 39 tuổi 10 16,7 Từ 40 đến 49 tuổi 12 20 Từ 50 đến 59 tuổi 15 25 Từ 60 tuổi trở lên 20 33,3 Giới 1.Nam 31 51,7 2.Nữ 29 48,3 Dân tộc 1.Kinh 60 100 2.Khác 0 0 Trình độ học vấn 1.Tiểu học 4 6,7 2.Trung học cơ sở 23 38,3 3. Trung học phổ thông 19 31,7 4. Trung cấp 6 10 5.Cao đẳng, đại học 8 10,3 6. Sau đại học 0 0 Nghề nghiệp
1.Học sinh, Sinh viên 0 0
2.Nông dân 36 60
3.Công nhân 4 6,7
4.Cán bộ công nhân viên chức
8 13,3
5.Lao động tự do 7 11,7
6. Cán bộ hưu 5 8,3
2.Ngoại thành 44 73,3 3.Khác 0 0 Số lần điều trị tại viện 1.1 lần 19 31,7 2.2 lần 13 21,7 3. Trên 2 lần 28 46,6 Khoa điều trị 1. Vật lý trị liệu 28 46,7 2.Trị liệu tổng hợp 8 13,3 3.Nội nhi 9 15 4.Hồi sức cấp cứu 6 10 5.Ngoại chỉnh hình 9 15 Nhận xét:
- Nhóm tuổi: Đa số người bệnh điều trị tại viện có độ tuổi từ trung niên đến người cao tuổi, tỷ lệ người bệnh từ 60 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất (33,3%). Tỷ lệ này cũng phù hợp với đặc điểm tình hình bệnh tật tại viện chủ yếu là bệnh lý về thần kinh thoái hóa cơ xương khớp. Tuy nhiên tuổi cao thì khả năng tiếp nhận thông tin truyền thông GDSK cũng như nhớ và làm theo hướng dẫn cũng khó khăn và hạn chế hơn nên ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác truyền thông giáo dục sức khỏe của bệnh viện.
- Không có sự khác biệt đáng kể về giới tính và 100% người bệnh là dân tộc kinh.
- Trình độ học vấn của người bệnh đa số là trình độ phổ thông, chiếm tỷ lệ cao nhất là trung học cơ sở (38,3%) sau đó là trung học phổ thông (31,7%). Vì vậy thông tin truyền thông GDSK có đặc thù chuyên ngành cao thì người bệnh khó khăn trong việc hiểu và nhớ thông tin.
- Nghề nghiệp: Đa số người bệnh là nông dân (60%) điều kiện kinh tế và hoàn cảnh gia đình của người bệnh cũng đa dạng khác nhau.
- Nơi cư trú của người bệnh chủ yếu là ngoại thành chiếm 73,3%. Điều này cũng tạo nên sự đa dạng về thói quen sinh hoạt hàng ngày từng nơi khác nhau. - Người bệnh điều trị tại viện trên 2 lần chiếm tỷ lệ cao nhất 46,6%, khoa có nhiều bệnh nhân ra viện nhiều nhất trong đợt khảo sát là khoa vật lý trị liệu (46,7%), điều này cũng phù hợp với đặc thù về trang thiết bị máy móc diện bệnh chuyên khoa phục hồi chức năng với tình hình bệnh lý mạn tính về thần kinh cơ xương khớp phải điều trị dài ngày và dễ tái phát.
2.2.2.2 Đánh giá thực trạng tư vấn GDSK của điều dưỡng
Bảng 2.2 Đánh giá thực trạng tư vấn GDSK của điều dưỡng
Nội dung Số lượng (n=60) Tỷ lệ % 1.NB được tư vấn GDSK trong thời gian nằm viện 60 100
2. Hình thức GDSK 1.Tư vấn trực tiếp 60 100
3. Thời gian GDSK 1. Sáng 51 85
2.Chiều 9 15
1.Buồng bệnh 60 100
2.Bàn tư vấn tại khoa 0 0 3.Hội trường bệnh viện 16 26,7
5. Nhân viên tư vấn GDSK 1.Điều dưỡng 60 100
Nhận xét:
- 100% người bệnh được điều dưỡng tư vấn giáo dục sức khỏe trong thời gian điều trị nội trú tại viện.
- Hình thức 100% là tư vấn trực tiếp, hình thức này có nhiều ưu điểm nhưng đòi hỏi điều dưỡng phải đầu tư thời gian, kỹ năng giao tiếp tốt và lượng kiến thức của người điều dưỡng phải am hiểu về không chỉ về chuyên môn mà kiến thức về tâm lý xã hội để đạt được hiệu quả GDSK.
- Thời gian điều dưỡng GDSK cho người bệnh chủ yếu là buổi sáng (85%) khi điều dưỡng thực hiện đi buồng và thực hiện kế hoạch chăm sóc của mình trên người bệnh.
- Địa điểm GDSK do đặc thù công việc của điều dưỡng là chăm soc người bệnh nên nơi ĐD thực hiện GDSK tại buồng bệnh là 100%.
- Mỗi tháng một lần bệnh viện tổ chức họp hội đồng NB cấp bệnh viện kết hợp GDSK cho NB toàn viện. Có 26,7% NB được GDSK tại Hội trường bệnh viện, công tác tư vấn GDSK cho NB tại hội trường bệnh viện do phòng ĐD chủ trì kết hợp với ĐD viên khoa lâm sàng. Từ đầu năm 2020 đến nay tình hình dịch bệnh covid 19 luôn diễn biến phức tạp, bệnh viện hạn chế tập trung đông người để thực hiện tốt công tác phòng chống dịch nên tỷ lệ NB được tư vấn tập trung tại hội trường thấp.
Bảng.2.3 Nội dung người bệnh được tư vấn trong quá trình điều trị
Nội dung Số lượng
(n=60) Tỷ lệ %
6.phổ biến nội quy quy định BV 1. Có 52 86,7
2. Không 8 13,3
7. Được cung cấp kiến thức về BHYT, quyền lợi nghĩa vụ NB
1. Có 41 68,3
2. Không 19 31,7
8. Được cung cấp kiến thức về tình trạng bệnh, chế độ chăm sóc
1. Có 35 58,3
2. Không 25 41,7
9. Được điều dưỡng cung cấp kiến thức về thuốc
1. Có 52 86,7
2. Không 8 13,3
10.Được điều dưỡng tư vấn chế độ ăn phù hợp với bệnh
1. Có 26 43,3
2. Không 34 56,7
11.Được điều dưỡng tư vấn chế độ nghỉ ngơi sinh hoạt cá nhân
1. Có 35 58,3
2. Không 25 41,7
12.Được ĐD tư vấn chế độ tập luyện PHCN, sử dụng phương tiện trợ giúp
1. Có 19 31,7
Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ nội dung ĐD thực hiện tư vấn GDSK Nhận xét:
- Tỷ lệ người bệnh được phổ biến nội quy quy định của bệnh viện, tư vấn sử dụng thuốc chiếm tỷ lệ cao nhất (86,7%) tuy nhiên vẫn còn 13,3% người bệnh chưa được tư vấn.
- Người bệnh được điều dưỡng tư vấn chế độ tập luyện phục hồi chức năng, sử dụng phương tiện trợ giúp chiếm tỷ lệ thấp nhất (31,7%). Hoạt động tập luyện phục hồi chức năng cho người bệnh do kỹ thuật viên hàng ngày thực hiện, bệnh viện chưa đào tạo tập trung cho điều dưỡng về chuyên ngành phục hồi chức năng nên kiến thức của điều dưỡng về lĩnh vực này còn nhiều hạn chế.
- Có 43,3% người bệnh được tư vấn chế độ ăn phù hợp với bệnh. Đa số người bệnh điều trị bệnh lý về cơ xương khớp nên điều dưỡng thực hiện tư vấn chế độ ăn cho người bệnh đạt tỷ lệ không cao.
- Chỉ có 58,3% người bệnh được cung cấp kiến thức về tình trạng bệnh, chế độ chăm sóc nghỉ ngơi sinh hoạt cá nhân điều này ảnh hưởng đến chất lượng điều trị và cần được cải thiện hơn trong thời gian tới.
Bảng 2.4 Nội dung GDSK khi người bệnh ra viên
Nội dung Số lượng
(n=60)
Tỷ lệ % 13. ĐD tư vấn, giải thích, hướng dẫn
các thủ tục trước khi NB ra viện
1. Có 60 100
2. Không 0 0
14. Tư vấn về thuốc, chế độ dinh dưỡng sau khi ra viện
1. Có 21 35
2. Không 39 65
15. Tư vấn chế độ tập luyện, tái khám, phòng bệnh
1. Có 23 38,3
2. Không 37 61,7
Biểu đồ 2.2 Tỷ lệ nội dung GDSK khi NB ra viện. Nhận xét:
- Điều dưỡng thực hiện tư vấn, giải thích, hướng dẫn các thủ tục trước khi người bệnh ra viện đầy đủ (100%).
- Đa số người bệnh không được tư vấn về thuốc và chế độ dinh dưỡng sau khi ra viện ( 65%).
- Điều dưỡng tư vấn chế độ tập luyện, tái khám và phòng bệnh cho người bệnh sau khi ra viện còn thấp, có 38% người bệnh được tư vấn.
2.2.2.3 Đánh giá mức độ hài lòng của người bệnh về GDSK của điều dưỡng.
Bảng 2.5 Nội dung đánh giá mức độ hài lòng của người bệnh về GDSK của điều dưỡng
Nội dung Số lượng
(n=60)
Tỷ lệ %
16.1 Thời gian được GDSK 52 86,7
16.2 Địa điểm GDKS 49 81,7
16.3 Điều dưỡng chào hỏi giao tiếp phù hợp 56 93,3
16.4 Ghế ngồi đầy đủ, phù hợp 44 73,3
16.5 Người tư vấn tạo không khí vui vẻ 54 90
16.6 Thái độ nhiệt tình 60 100
16.7 Nội dung phù hợp với người bệnh 50 83,3
16.8 Trình bày dễ hiểu dễ áp dụng 28 46,7
16.9 Sự cần thiết đối với người bệnh 57 95
16.10 Hài lòng chung 50 83,3
Biểu đồ 2.3 Tỷ lệ hài lòng của NB về GDSK của điều dưỡng Nhận xét:
- Chỉ số hài lòng của người bệnh được tính khi người bệnh đánh giá ở mức 4 và mức 5. Không tính khi người bệnh đánh giá ở mức 3 trở xuống. Qua ý kiến đánh giá 60 người bệnh cho thấy:
- Đa số NB hài lòng về GDSK của ĐD, tỷ lệ hài lòng chung đạt 83,3%. - NB hài lòng cao nhất về thái độ nhiệt tình của Điều dưỡng (100%),
- NB có tỷ lệ hài lòng thấp nhất ở nội dung tư vấn dễ hiểu, dễ áp dụng (46,7%). Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của NB ở nội dung này có thể do đa số NB điều trị tại viện có độ tuổi từ trung niên đến cao tuổi, trình độ học vấn của NB đại đa số là trung học cơ sở (38,3%) và trung học phổ thông (31,7%), nghề nghiệp chủ yếu là nông dân (60%), ĐD tư vấn sử dụng nhiều từ ngữ chuyên môn chuyên ngành nên khả năng hiểu ghi nhớ nội dung và áp dụng thực hiện của người bệnh chưa cao.
Bảng 2.6 Nội dung NB muốn được tư vấn GDKS nhiều hơn
Nội dung Số lượng
(n=60)
Tỷ lệ %
1.Tình trạng bệnh và các biến chứng 4 6,7
2.Sử dụng thuốc và theo dõi 10 16,7
3.Sử dụng dụng cụ trợ giúp 4 6,7
4.Chế độ dinh dưỡng 18 30
5.Các bài tập phục hồi chức năng 33 55
6. Dùng thuốc, tập luyện tại nhà, phòng bệnh, tái khám 7 11,7