2.1. Sơ lược về tình hình kiến thức vệ sinh thai nghén trên thế giới
Công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em trên thế giới ngày càng đƣợc quan tâm và chú trọng đẩy mạnh. Ngày 19/9/2008, Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc công bố mức độ bao phủ chăm sóc trƣớc sinh ở các nƣớc đang phát triển tăng 15% trong thập kỷ qua. 75% bà mẹ mang thai đƣợc chăm sóc trƣớc sinh. Báo cáo của UNICEF 01/2009 tỷ lệ phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ có thai đƣợc khám thai ít nhất một lần bởi cán bộ y tế có chuyên môn trên toàn thế giới là 77%, thấp nhất là khu vực Nam Á 68%, cao nhất là khu vực Mỹ La Tinh và Caribe 94%, các nƣớc đang phát triển là 77%, các nƣớc kém phát triển là 64%. Dịch vụ chăm sóc trƣớc sinh ở các nƣớc cũng khác nhau. Ở Somalia là 26%; Ethiopia 28%; Nepal 44%; India 74%; Myanmar 76%; Philippines 88%; Thailand 98%; Việt Nam 91% [9].
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới tại các nƣớc đang phát triển, tỷ lệ phụ nữ khám thai đủ 3 lần khoảng từ 10% đến hơn 90%. Đặc biệt phụ nữ nghèo ở các vùng nông thôn không khám thai theo quy định. Nghiên cứu tại tỉnh Amhui Trung Quốc hơn một nửa số phụ nữ khám thai lần đầu tiên vào tuần thứ 13 của thai kỳ. 36% khám thai ít hơn 3 lần và khoảng 9% không khám thai lần nào. Lý do chính của việc không khám thai là do ngƣời phụ nữ cho rằng việc khám thai là không cần thiết [9].
2.2. Sơ lược về tình hình kiến thức vệ sinh thai nghén tại Việt Nam
Theo Tổng cục Thống kê năm 2009, Việt Nam là nƣớc có số dân lớn thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 13 trong số những nƣớc đông dân nhất thế giới. Kết cấu dân số trẻ với tỷ lệ tăng dân số khoảng 1,06% mỗi năm; số con trung bình của một phụ nữ là 2,03 con. Điều đó có nghĩa là số phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ chiếm tỷ lệ cao. Nhƣng phần lớn trong số đó sống ở nông thôn, miền núi với những khó khăn trong đời sống cũng nhƣ tiếp cận với các dịch vụ y tế. Theo nhiều kết quả nghiên cứu, tỷ lệ khám thai của các bà mẹ vẫn còn thấp, nguyên nhân là do nhận thức về sự cần thiết phải đi khám thai của các bà mẹ còn kém, điều kiện kinh tế của mỗi gia đình, khoảng cách từ nhà đến cơ sở y tế khá xa, không có đủ tiền hoặc quá bận không có thời gian. Báo cáo tổng quan các nghiên cứu về CSSKSS Việt Nam giai đoạn 2000 - 2005 của Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc có khoảng 1/10 - 1/3 phụ nữ có thai không đi khám thai, số phụ nữ khám thai ít nhất 3 lần thay đổi từ 1/5 đến 1/3 phụ thuộc vào tôn giáo và nơi ở của phụ nữ. tính bình quân số lần khám thai trung bình của một phụ nữ có thai là 2,7 lần ở khu vực miền núi và 3,7 lần ở khu vực đồng bằng. Nghề nghiệp của các bà mẹ cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến tỷ lệ khám thai đầy đủ của các bà mẹ. tỷ lệ khám thai của phụ nữ làm nghề nông khám thai đủ 3 lần ít hơn tỷ lệ khám thai của phụ nữ làm nghề khác. Một nghiên cứu khác ở Huế cho biết 2,1% bà mẹ không đi khám thai lần nào. Tỷ lệ các bà mẹ ngƣời dân tộc Tà Ôi khám thai đủ 3 lần thấp hơn các nhóm bà mẹ dân tộc khác. Trong khi đó tại một số khu vực khác trong nƣớc nhƣ Thanh Hóa, tỷ lệ các bà mẹ không khám thai lần nào tại Nhũ Thanh và Ngọc Lặc tƣơng ứng 2,9% và 1,4%. Trình độ văn hóa, thu nhập kinh tế ảnh hƣởng rõ rệt đến việc sử dụng các dịch vụ chăm sóc trƣớc sinh. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Nhƣ Tú tại Bình Định đã chỉ ra một số lý do khiến các bà mẹ không đi khám thai nhƣ: Không biết thời điểm mang thai; nơi ở quá xa trạm y tế; giao thông khó khăn; bận rộn với mùa vụ và con cái; ỷ lại trông chờ vào sự mời gọi, nhắc nhở của y tế thôn; nhận thức chƣa đúng về chăm sóc thai sản [9].
Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc, sức khỏe bà mẹ trẻ em đang ngày càng đƣợc chú trọng. Báo cáo tổng kết 20 năm thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu ở Việt Nam (1999) cho biết 55% bà mẹ đƣợc khám thai; 26,5% bà mẹ đƣợc khám đủ 3 lần; 83,3% bà mẹ đƣợc tiêm phòng uốn ván. Tuy nhiên tỷ lệ sử dụng các dịch vụ chăm sóc sinh sản nhìn chung chƣa cao và không
đồng đều trong cả nƣớc. Theo báo cáo của Vụ Sức khỏe sinh sản năm 2005 trong khi 99% phụ nữ ở Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ đƣợc khám thai trong thời gian mang thai thì tỷ lệ này chỉ là 82.8% đối với phụ nữ ở khu vực trung du và miền núi phía Bắc. Tỷ lệ phụ nữ đƣợc khám thai tối thiểu ba lần cũng cao nhất ở khu vực Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ, trong khi tỷ lệ này đƣợc ghi nhận thấp nhất ở khu vực Trung du và miền núi phía Bắc và khu vực Tây Nguyên. Tại Sóc Sơn theo nghiên cứu của Trịnh Thanh Thúy năm 1998 có 82,4% bà mẹ đƣợc khám thai; Tại Bình Định tỷ lệ khám thai đủ 3 lần 94,3%; Tại Kim Bảng Hà Nam tỷ lệ khám thai của các bà mẹ đạt 82,1%. Năm 2000 tại Quảng Xƣơng, Thanh Hóa có 95% thai phụ đƣợc khám thai; 73,3% thai phụ đƣợc khám thai 3 lần trở lên, báo cáo còn nêu lên thực trạng kiến thức của phụ nữ có thai về các dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai rất hạn chế. Có 25 – 50% trƣờng hợp đƣợc hỏi không kể đƣợc bất cứ dấu hiệu nguy hiểm nào. Nghiên cứu tại Tiên Du - Bắc Ninh cho thấy có 70,7% bà mẹ đƣợc khám thai 3 lần; 62% bà mẹ đƣợc cung cấp dinh dƣỡng tốt trong thời kỳ mang thai [9].
CHƢƠNG II: LIÊN HỆ THỰC TIỄN