1. Thực trạng kiến thức vệ sinh thai nghén của thai phụ đến khám thai tại phòng
1.1. Thời gian và địa điểm phỏng vấn
1.1.1. Thời gian
Từ tháng 5 năm 2018 đến hết tháng 7 năm 2018
1.1.2. Đặc điểm địa bàn phỏng vấn
Đối tƣợng đƣợc phỏng vấn là phụ nữ có thai đến khám thai tại phòng khám thai Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Yên Bái. Địa bàn PV có đặc điểm sau:
Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Yên Bái đƣợc thành lập theo Quyết định số 1514/QĐ-UBND ngày 27/01/2016 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ký trên cơ sở tổ chức lại Khoa Sản, Khoa Nhi thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh, bắt đầu hoạt động từ 01/8/2016. Địa điểm bệnh viện đặt tại số nhà 721 Đƣờng Yên Ninh, phƣờng Minh Tân, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái [8].
Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Yên Bái là bệnh viện chuyên khoa với 200 giƣờng bệnh có chức năng tiếp nhận, khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa về phụ, sản, nhi cho bệnh nhân trên địa bàn tỉnh Yên Bái và các khu vực lân cận, hƣớng dẫn chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ về lĩnh vực phụ, sản, nhi cho các cơ sở khám chữa bệnh tuyến dƣới và triển khai các hoạt động dự phòng về lĩnh vực sức khỏe sinh sản tại cộng đồng [8].
Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Yên Bái có 4 phòng chức năng và 10 khoa chuyên môn. Các phòng chức năng gồm: Phòng Kế hoạch - Tổng hợp; Phòng Tổ chức -
Hành chính; Phòng Điều dƣỡng; Phòng Đào tạo - Chỉ đạo tuyến. Các khoa chuyên
môn gồm:Khoa Khám bệnh - KHHGĐ; Khoa Hồi sức - Cấp cứu; Khoa Sản; Khoa
Hỗ trợ sinh sản; Khoa Phẫu thuật - Gây mê hồi sức; Khoa Phụ; Khoa Nhi tổng hợp; Khoa Ngoại nhi - Liên chuyên khoa; Khoa Xét nghiệm - Chẩn đoán hình ảnh; Khoa Dƣợc - Kiểm soát nhiễm khuẩn. Phòng khám thai thuộc biên chế tại khoa khám bệnh chịu trách nhiệm tiếp nhận, khám, chẩn đoán và tƣ vấn cho thai phụ các vấn đề về chăm sóc thai nghén; Quản lý thai; khám và phân loại thai bệnh lý chuyển khoa sản điều trị; Lập hồ sơ khách hàng cần đình chỉ thai nghén cho các trƣờng hợp thai ngoài kế hoạch chuyển phòng thủ thuật để thực hiện kỹ thuật đình chỉ thai
nghén. Tổng hợp thống kê báo cáo tình hình khám thai hàng tháng cho bệnh viện [8]. Là đơn vị đầu ngành về chuyên khoa sản, nhi của tỉnh có các bác sỹ, hộ sinh giỏi lại nằm ở vị trí giao thông thuận lợi nên số lƣợng bệnh nhân đến viện khám không chỉ là ngƣời thành phố mà còn từ các huyện, thị trong tỉnh cũng nhƣ ngoài tỉnh chuyển đến. Vì vậy mặc dù trên địa bàn thành phố còn có rất nhiều bệnh viện cũng có khoa sản nhƣ Bệnh viện Đa khoa tỉnh; Bệnh viện Đa khoa thành phố; bệnh viện tƣ nhân 103 và nhiều phòng khám tƣ nhân nhƣng lƣợng bệnh nhân sản đổ về Bệnh viện Sản Nhi vẫn cao nhất, trung bình mỗi tháng có gần 300 lƣợt bệnh nhân sản đến khám.
1.2. Đối tượng phỏng vấn
+ Tiêu chuẩn đối tƣợng phỏng vấn:
- Toàn thể phụ nữ có thai (PNCT) đến khám thai bệnh lý tại phòng khám thai.
- Sống tại tỉnh Yên Bái. - Tự nguyện tham gia PV
+ Loại trừ các đối tƣợng PV sau:
- Khám cấp cứu - Khám thai định kỳ - Mắc bệnh về tâm thần - Ngoại tỉnh - Từ chối PV 1.3. Số lượng phỏng vấn
Trên cơ sở số khám thai bệnh lý quý I năm 2018 tại phòng khám thai là 160. Dự kiến số lƣợng thai phụ bệnh lý đƣợc PV là 160. Kết quả PV đƣợc 180 PNCT phù hợp với tiêu chuẩn đối tƣợng PV.
1.4. Kết quả phỏng vấn
Sau khi phát phiếu phỏng vấn cho 180 PNCT đến khám thai tại phòng khám sản Bệnh viện Sản Nhi trong thời gian từ tháng 5 năm 2018 đến hết tháng 7 năm 2018, kết quả phỏng vấn nhƣ sau:
Bảng 1: Đặc điểm đối tượng Đặc điểm Địa dƣ Tổng (n=180) TT (n=63) NT (n=117) n % n % n % 1. Trình độ văn hóa Tiểu học trở xuống 0 0 65 55.6 65 36.1 2. Nghề nghiệp. Nông dân 6 9.5 74 63.2 80 44.4 3. Nhóm tuổi ≤19 2 3.2 10 8.5 12 6.7 20-34 54 85.7 87 74.4 141 78.3 ≥ 35 tuổi 7 11.1 20 17.1 27 15.0 Nhận xét một số đặc điểm của PNCT:
- 36.1% có trình độ văn hóa (TĐVH) từ Tiểu học trở xuống, tỷ lệ này có sự khác biệt giữa TT và NT. Ở TT không có PNCT có TĐVH tiểu học trở xuống, trong khi đó ở NT tỷ lệ này là 55.6%. TĐVH có ảnh hƣởng rất lớn đến sự hiểu biết của PNCT về các kiến thức vệ sinh thai nghén.
- Nông dân là một nghề có công việc vất vả, nặng nhọc, kết quả PV có 44.4% là nông dân trong đó ở TP 9.5%, ở NT 63.2%. Cần tăng cƣờng truyền thông tƣ vấn để hiểu biết rõ về vệ sinh thai nghén, điều chỉnh công việc cho phù hợp với sức khỏe.
- Độ tuổi mang thai ảnh hƣởng đến sức khỏe của bản thân thai phụ cũng nhƣ sự phát triển của thai nhi, không nên mang thai quá sớm ở độ tuổi vị thành niên khi cơ thể chƣa phát triển toàn diện. Không nên mang thai quá muộn ở độ tuổi ≥ 35, lúc này sức khỏe của ngƣời mẹ đã giảm sút, có thể gây ra các biến chứng cho mẹ và thai nhi [2]. Qua kết quả PV vẫn có 15 % PNCT ở độ tuổi ≥ 40 (NT 17.1%); 6,7% PNCT ở tuổi vị thành niên (ở NT tỉ lệ này là 8.5%.).
Bảng 2: Hiểu biết về số lần khám thai liên quan đến địa dư Số lần khám thai Địa dƣ Tổng (n=180) TT(n=63) NT (n=117) n % n % n % Đi khám sớm ngay trong 3 tháng đầu 63 100 76 65.0 139 72.2 Đi khám ≥ 4 lần 63 100 85 72.6 148 82.2 Đúng 4 lần/ 3thai kỳ 42 66.7 38 32.5 80 44.4
Nhận xét: Theo Hƣớng dẫn Quốc gia về các dịch vụ CSSKSS năm 2016, mỗi PNCT phải đƣợc đi khám thai ít nhất 4 lần trong thai kỳ (một lần trong 3 tháng đầu, một lần trong 3 tháng giữa, 2 lần trong 3 tháng cuối) [4]. Đa số PNCT trong tỉnh đƣợc PV đều đi khám ngay khi có thai song số PNCT biết cần đi khám thai 4 lần/3 thai kỳ còn thấp 44.4% (ở NT có 32.5%). Kết quả này cho thấy mặc dù PNCT đã đi khám thai sớm song có thể không đƣợc khám thai đủ 9 bƣớc nên không đƣợc tƣ vấn để biết về số lần khám thai theo quy định hoặc đƣợc tƣ vấn nhƣng do trình độ nhận thức nên chƣa biết. Hiện nay có tình trạng thực tế khi có thai, thai phụ chỉ đi siêu âm để biết tình trạng thai đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến hiểu biết về số lần khám thai của thai phụ đạt tỷ lệ thấp.
Bảng 3: Hiểu biết về chế độ dinh dưỡng trong khi có thai liên quan đến địa dư Chế độ dinh dƣỡng Địa dƣ Tổng (n=180) TT(n=63) NT (n=117) n % n % n % Tăng đủ số cân 46 73.0 25 21.3 71 39.4
Ăn nhiều hơn khi chƣa mang thai 54 85.7 81 69.2 135 75.0
Trong bữa ăn, phối hợp đủ các chất dinh
dƣỡng nhƣ gạo, thịt, cá, dầu, mỡ, rau quả 60 95.2 56 47.9 116 64.4
Uống rƣợu trong khi có thai 0 0 25 21.4 25 13.9
Nhận xét: Ngƣời phụ nữ bình thƣờng từ khi mang thai tới đủ tháng tăng trung bình bằng 20% trọng lƣợng trƣớc mang thai và tùy thuộc chỉ số BMI trƣớc đó.
Để tăng cân, thai phụ phải đƣợc ăn uống đầy đủ chất dinh dƣỡng trƣớc và trong khi có thai để đủ dinh dƣỡng cung cấp cho 2 ngƣời là bà mẹ và thai nhi. Chế độ ăn uống đúng thì sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi đều tốt. Nếu ngƣời mẹ không ăn uống đủ chất dinh dƣỡng cơ thể ngƣời mẹ có thể thiếu máu, thai nhi có thể bị suy dinh dƣỡng. Với ngƣời mẹ có tình trạng dinh dƣỡng kém, thƣờng đẻ con nhẹ cân, trẻ sinh ra dễ mắc bệnh và nguy cơ tử vong cao hơn những đứa trẻ của bà mẹ có dinh dƣỡng tốt. Đồng thời phải kiểm soát cân nặng hợp lý để tránh thừa cân, béo phì hoặc nguy cơ đái tháo đƣờng.
Kết quả PV sự hiểu biết của PNCT tại tỉnh Yên Bái về chế độ dinh dƣỡng trong khi có thai đã chỉ ra còn nhiều vấn đề còn tồn tại cần thay đổi đó là:
+ Sự hiểu biết về số cân cần tăng theo BMI của PNCT đƣợc PV chỉ có 39.4%, còn 60.6% PNCT trong tỉnh chƣa biết cần tăng bao nhiêu cân cho phù hợp với tình trạng của bản thân. Nhƣ vậy có thể dẫn tới tình trạng suy dinh dƣỡng nếu không tăng đủ số cân cần thiết hoặc tăng cân quá nhiều dẫn đến nguy cơ tiểu đƣờng, béo phì.
+ Toàn tỉnh có 64% PNCT đã biết trong bữa ăn cần ăn đủ các chất dinh dƣỡng, tuy nhiên vấn đề này đa số PNCT ở thành thị biết còn ở nông thôn chỉ có 47.9% PNCT biết cần ăn đủ các chất dinh dƣỡng trong một bữa ăn.
+ PNCT uống rƣợu tỷ lệ 13.9%, tỷ lệ này chủ yếu tập trung ở nông thôn (21.4%) còn ở thành thị không có. Uống rƣợu trong khi có thai có thể làm cho thai nhi bị ngộ độc ethanol, hệ thống hô hấp bị ức chế và rối loạn điện não đồ và điện nhãn đồ... Nếu thƣờng xuyên uống rƣợu sẽ dẫn đến tổn thƣơng hệ miễn dịch thai nhi, chậm phát triển trí tuệ, xƣơng chân, tay, sọ mặt phát triển không bình thƣờng, do vậy cần tƣ vấn cho thai phụ biết để tuyệt đối không uống rƣợu khi mang thai.
Bảng 4: Hiểu biết về chế độ vệ sinh trong khi có thai liên quan đến địa dư
Chế độ vệ sinh Địa dƣ Tổng (n=180) TT(n=63) NT (n=117) n % n % n %
Mặc quần áo rộng, thoáng 63 100 98 83.8 161 89.4
Tắm rửa hàng ngày, tắm nơi kín gió 63 100 76 65.0 139 72.2
Ngâm mình trong nƣớc bẩn, ao, hồ,
sông, suối 0 0 56 47.9 56 31.1
Vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài sau
mỗi lần đại, tiểu tiện 48 76.2 35 29.9 83 46.1
Nhận xét: Khi mang thai cơ thể ngƣời phụ nữ có nhiều thay đổi nhạy cảm về thể trạng và sinh lý, âm đạo tăng tiết dịch tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh nếu không vệ sinh đúng cách. Kết quả phỏng vấn cho thấy tỷ lệ PNCT biết cần mặc áo rộng và thoáng trong thời kỳ mang thai là 89.4% và tắm rửa hàng ngày là 72.2%. Song vẫn còn 47.9% PNCT ở nông thôn còn ngâm mình trong nƣớc bẩn, ao hồ sông, suối và 53.9% PNCT chƣa biết phải vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài sau mỗi lần đại, tiểu tiện. Nhƣ vậy vấn đề vệ sinh trong khi có thai của thai phụ cần đƣợc tăng cƣờng truyền thông và tƣ vấn để tăng sự hiểu biết của PNCT về chế độ vệ sinh trong khi có thai nhằm giảm bớt nguy cơ nhiễm khuẩn cho thai phụ và thai nhi.
Bảng 5: Hiểu biết về chế độ làm việc, sinh hoạt trong khi có thai liên quan đến địa dư
Chế độ làm việc, sinh hoạt
Địa dƣ Tổng (n=180) TT(n=63) NT (n=117) n % n % n %
Làm theo khả năng, xen kẽ nghỉ ngơi 63 100 36 30.8 99 55.0
Làm việc cho đến lúc mệt 0 0 72 61.5 72 40.0
Làm việc nặng nhọc, quá sức 0 0 23 19.6 23 12.8
Tự mua thuốc dùng khi mang thai 18 36.8 87 74.4 105 58.3
Nhận xét: Trong khi có thai, ngƣời phụ nữ phải có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và thai nhi. Chế độ làm việc hợp lý là làm theo khả năng sức khỏe của bản thân, làm việc xen kẽ nghỉ ngơi, không làm việc nặng nhọc, quá sức. Nếu trƣớc khi mang thai làm công việc độc hại, nặng nhọc thì khi mang thai phải xin đổi công việc khác. Tuy nhiên kết quả PV chỉ có 55% PNCT biết làm việc theo khả năng có xen kẽ nghỉ ngơi; 40% làm việc cho đến lúc mệt; 12.8% làm việc quá sức. Tỷ lệ này chủ yếu tập trung ở nông thôn.
Khi có thai cơ thể ngƣời phụ nữ có nhiều thay đổi vì vậy sức đề kháng cũng giảm, do vậy thai phụ có thể mắc bệnh bất cứ lúc nào. Khi mắc bệnh PNCT phải đến cơ sở y tế để khám và điều trị không đƣợc tự ý dùng thuốc vì có những loại thuốc sẽ gây ngộ độc hoặc dị dạng cho thai nhi. Song vẫn có 58.3% PNCT khi mắc bệnh không đi khám mà tự mua thuốc dùng, tỷ lệ này ở nông thôn chiếm đến 74.7% trong khi ở thành thị là 36.8%.
Bảng 6: Các triệu chứng bất thường khi có thai cần đi khám ngay liên quan đến địa dư
Triệu chứng bất thƣờng
Địa dƣ Tổng
(n=180) TT (n=63) NT (n=117)
n % n % n %
Ra máu âm đạo 63 100 117 100 180 100
Đau bụng 63 100 117 100 180 100
Đau đầu nhiều 52 82.5 22 18.8 74 41.1
Khó thở 63 100 24 20.5 87 48.3
Phù toàn thân 63 100 36 30.8 99 55
Nhận xét: Kết quả PV có 100% PNCT đều biết khi bị ra máu âm đạo hoặc đau bụng trong thời gian mang thai cần phải đến ngay cơ sở y tế. Tuy nhiên vẫn còn một số triệu chứng bất thƣờng khác thai phụ chƣa biết nhƣ đau đầu nhiều (41.1%), phù toàn thân (55%) hoặc khó thở (48.3%) tỷ lệ này chủ yếu tập trung ở vùng nông thôn. Vì vậy cần tăng cƣờng truyền thông, tƣ vấn để nâng cao kiến thức cho PNCT ở tỉnh Yên Bái chú trọng đặc biệt ở nông thôn.
Bảng 7: Kênh cung cấp các kiến thức vệ sinh thai nghén cho PNCTliên quan
đến địa dư
Kênh truyền thông
Địa dƣ Tổng (n=180) TT(n=63) NT (n=117) n % n % n % Cán bộ y tế 57 90.5 39 33.3 96 53.3
Truyền thông đại chúng (tivi; internet) 4 6.4 28 23.9 32 17.8
Các phƣơng tiện khác 2 3.1 50 42.8 52 28.9
Nhận xét: Cán bộ y tế (bao gồm cả y tế thôn bản và cô đỡ thôn bản) là những ngƣời đƣợc đào tạo, có kiến thức chuyên môn về chăm sóc thai nghén. Có thể hiểu họ là kênh truyền thông cung cấp thông tin chính xác nhất về các kiến thức vệ sinh thai nghén cho PNCT. Song tỷ lệ PNCT đƣợc tƣ vấn các vấn đề về vệ sinh
thai nghén từ cán bộ y tế chỉ chiếm 53.3% và lại có sự khác biệt giữa nông thôn (33.3%) và TT (90.5). Điều này cũng chứng minh ở vùng NT, tỷ lệ PNCT tiếp cận với dịch vụ y tế còn thấp.
2. Nguyên nhân
- Cán bộ y tế vừa thiếu, vừa yếu về trình độ chuyên môn: Hiện nay mỗi trạm y tế có một nữ hộ sinh phụ trách chƣơng trình chăm sóc sức khỏe sinh sản song còn kiêm nhiệm thêm nhiều chƣơng trình khác nhƣ dinh dƣỡng, công tác dƣợc…nhiều hộ sinh có trình độ trung cấp, không đƣợc tập huấn cập nhật các kiến thức về chăm sóc sức khỏe thƣờng xuyên nên trình độ chuyên môn còn yếu.
- Do ngôn ngữ bất đồng, cán bộ y tế chƣa thông thạo ngôn ngữ địa phƣơng khi giao tiếp vì vậy khi tƣ vấn kiến thức cho PNCT chƣa đƣợc đầy đủ, ngƣời dân đôi khi cũng không hiểu cán bộ y tế nói gì.
CHƢƠNG III:
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KIẾN THỨC VỆ SINH THAI NGHÉN CHO PHỤ NỮ MANG THAI TẠI TỈNH YÊN BÁI
1. Nâng cao kiến thức, kỹ năng về tƣ vấn vệ sinh thai nghén cho Hộ sinh, Y sỹ sản nhi, y tế thôn bản, cô đỡ thôn bản tại các Trạm Y tế
1.1. Sở Y tế Yên Bái
- Tổ chức đào tạo lại, tập huấn cho các cán bộ y tế làm công tác CSSKSS về quy trình khám thai theo Hƣớng dẫn Quốc gia về các dịch vụ CSSKSS năm 2016.
- Có kế hoạch giám sát các hoạt động CSSKSS, đảm bảo khám thai phải thực hiện đúng và đủ 9 bƣớc khám thai theo hƣớng dẫn quốc gia về các dịch vụ CSSKSS.
1.2. Bệnh viện Sản Nhi - Trường Cao đẳng Y tế Yên Bái
Hỗ trợ về chuyên môn nghiệp vụ cho y tế tuyến cơ sở, xây dựng các nội dung tập huấn phù hợp với mục tiêu và đối tƣợng. Cử cán bộ tham gia giám sát và hỗ trợ cầm tay chỉ việc cho Hộ sinh và Y sỹ sản nhi trong việc thực hiện quy trình