Thực trạng công tác quản lý đau của điều dưỡng cho người bệnh ung thư tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác chăm sóc giảm nhẹ tại đơn nguyên chăm sóc giảm nhẹ, trung tâm ung bướu y học hạt nhân, bệnh viện đa khoatỉnh vĩnh phúc năm 2020 (Trang 26 - 31)

ung thư tại Đơn nguyên chăm sóc giảm nhẹ, Trung tâm Ung bướu- Y học hạt nhân, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc

Khảo sát của chúng tôi tại đơn vị được thực hiện trên 65 người bệnh ung thư đang điều trị tại Đơn nguyên và 10 điều dưỡng trực tiếp chăm sóc người bệnh. Người bệnh được đánh giá mức độ đau, hiệu quả giảm đau bằng thuốc thông qua Bảng hỏi tóm tắt đánh gia đau theo hướng dẫn của Bộ Y tế (Phụ lục 1). Công tác quản lý đau của điều dưỡng được đánh giá tình trạng đào tạo của điều dưỡng về quản lý đau và chăm sóc giảm nhẹ. Thực hành áp quản lý đau và các biện pháp hỗ trợ tâm lý trong giảm đau

Kết quả khảo sát cho thấy, trong tổng số 65 người bệnh ung thư được điều trị tại Đơn nguyên, có 36 người bệnh nam (chiếm 55,4%), 29 người bệnh nữ chiếm 44,6%. Độ tuổi trung bình của người bệnh là 62,3 ± 8,7 ( độ tuổi trong khoảng từ 43 đến 81 tuổi). Thời gian phát hiện bệnh trung bình là 3,12 ± 0,71 năm.

Bảng 1. Phân loại ung thư và giai đoạn của ung thư.

Nội dung Số lượng (n = 65) Tỷ lệ %

Loại ung thư

Ung thư đường tiêu hóa 32 49,2

Ung thư phổi 15 23,1

Ung thư khác 18 27,7

Giai đoạn ung thư

Giai đoạn 1 9 13,8

Giai đoạn 2 30 46,2

Giai đoạn 3 26 40,0

Trong số các người bệnh ung thư, có 49,2% người bệnh mắc ung thư đường tiêu hóa như ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư thực quản, 23,1% mắc ung thư phổi. Hầu hết người bệnh là ung thư giai đoạn 2 (chiếm 46,2%) và ung thư giai đoạn 3 chiếm 40%.

Bảng 2. Mức độ đau của người bệnh ung thư trong 24 giờ gần nhất

Mức độ đau Số lượng (n = 65) Tỷ lệ %

Không đau 0 0

Đau nhẹ 8 12,3

Đau trung bình 38 58,5

Đau nặng/khủng khiếp 19 29,2

Tất cả các người bệnh ung thư điều trị tại đơn nguyên đều đau trong 24 giờ gần nhất. Trong đó, đa số người bệnh có mức độ đau trung bình, chiếm 58,5%; 12,3% có mức độ đau nhẹ và 29,2% bệnh nhân có mức độ đau nặng hoặc khủng khiếp.

Bảng 3. Các loại thuốc được sử dụng để giảm đau cho người bệnh ung thư tại đơn nguyên

Nhóm thuốc Tên thuốc/đường dùng Số lượng (n = 65)

Tỷ lệ %

Thuốc giảm đau thông thường

Paracetamol 1g/truyền 35 53,8

Tatanol 0,5g/uống 15 23,1

NSAIDs Vinrolac 30mg/tiêm 25 38,5

Opioid nhẹ Poltrapa/ uống 39 60,0

Opioid mạnh Morphin 10mg/tiêm 3 4,6

Morphin 30mg/ uống 10 15,4

Fentanyl dán da 6 9,2

Thuốc hỗ trợ Thuốc chống hủy xương/

Alendronate 16 24,6

Seduxen 5mg 45 69,2

Trong các thuốc giảm đau được sử dụng cho người bệnh ung thư, nhóm thuốc giảm đau thông thường được sử dụng nhiều nhất với 53,8% sử dụng paracetamol đường truyền, 23,1% sử dụng tatanol đường uống, thuốc NSAIDs được sử dụng ở 38,5% người bênh, thuốc giảm đau có opioid nhẹ chiếm 60%, sử dụng thuốc có opioid mạnh với morphin tiêm chiếm 4,6%, morphin uống chiếm 15,4%, fentanyl dạng dán chiếm 9,2%. Bệnh nhân còn được dùng các thuốc hỗ trợ giảm đau như Thuốc chống hủy xương/ Alendronate chiếm 24,6%, seduxen chiếm 69,2%.

Bảng 4. Hiệu quả giảm đau sau 1 tuần sử dụng thuốc ở bệnh nhân ung thư Trước sử dụng Sau sử dụng p Số lượng (n = 65) Tỷ lệ % Số lượng (n = 65) Tỷ lệ % Không đau 0 0 9 13,8 <0,01 Đau nhẹ 8 12,3 45 69,2 Đau trung bình 38 58,5 10 15,4 Đau nặng/khủng khiếp 19 29,2 1 1,5

Sau một tuần sử dụng thuốc giảm đau, tỷ lệ người bệnh có mức độ đau nặng/ khủng khiếp đã giảm từ 29,2% xuống 1,5%, tỷ lệ người bệnh có mức độ đau trung bình đã giảm từ 58,5% xuống 15,4%, tỷ lệ mức độ đau nhẹ tăng từ 12,3% lên 69,2%, tỷ lệ bệnh nhân không đau đã tăng lên 13,8%. Sự thay đổi này có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.

Bảng 5. Tình trạng đào tạo về quản lý đau và chăm sóc giảm nhẹ của điều dưỡng

Đào tạo Số lượng (n = 10) Tỷ lệ %

Chưa được đào tạo 8 80

Đã được đào tạo 2 20

Trong tổng số 10 điều dưỡng công tác tại đơn nguyên chỉ có 2 người đã từng được đào tạo, 8 người chưa từng qua đào tạo về quản lý đau và chăm sóc giảm nhẹ. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc tuân thủ quy trình quản lý đau và chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh ung thư của điều dưỡng

Bảng 6. Thực hành về quản lý đau và chăm sóc giảm nhẹ của người điều dưỡng

Thực hành quản lý đau và chăm sóc giảm nhẹ Số lượng (n = 10) Tỷ lệ %

Đạt 2 20

Không đạt 8 80

Trong số 10 điều dưỡng, có 2 người thực hành quản lý đau ở mức độ đạt, chiếm 20%. Con số này cho thấy, việc thực hành quản lý đau và các triệu chứng của người điều dưỡng ở mức độ đạt còn thấp.

Bảng 7. Các phương pháp đánh giá đau được điều dưỡng sử dụng

Phương pháp Số lượng (n = 10) Tỷ lệ %

Không sử dụng 6 60

Có đánh giá

Thang điểm số 4 40

Thang điểm nét mặt 0 0

Trong số 10 điều dưỡng, có 6/10 điều dưỡng chưa bao giờ sử dụng phương pháp nào để đánh giá đau cho người bệnh ung thư. có 4/10 điều dưỡng đã từng sử thang điểm số để đánh giá đau. Việc ít sử dụng các phương pháp đánh giá đau của điều dưỡng khiến cho việc đánh giá đau thiếu chính xác và gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý đau.

Bảng 8. Các biện pháp giảm đau không dùng thuốc được áp dụng cho người bệnh ung thư

Phương pháp giảm đau Số lượng (n = 10) Tỷ lệ %

Không sử dụng 5 70

Có sử dụng

Massage 2 20

Trị liệu tâm lý 3 30

Số điều dưỡng không áp dụng phương pháp giảm đau không dùng thuốc để giảm đau cho người bệnh ung thư chiếm 5/10 người. Có 2 người áp dụng phương pháp massage để giảm đau cho người bệnh ung thư và có 3 người đã áp dụng phương pháp trị liệu tâm lý. Điều này cho thấy số người điều dưỡng áp dụng các phương pháp giảm đau không dùng thuốc còn ít. Các biện pháp giảm đau không dùng thuốc không những có tác dụng hỗ trợ giảm đau có hiệu quả mà còn hạn chế được các tác dụng không mong muốn trong việc điều trị đau.

Bảng 9. Thực trạng sử dụng phương pháp chăm sóc tâm lý để giảm đau Phương pháp chăm sóc tâm lý Số lượng (n = 10) Tỷ lệ %

Không sử dụng 70 70

Có sử dụng 3 30

Thời gian tư vấn hỗ trợ tâm lý

15 phút/ngày 1 33,3

30 phút/ngày 2 66,7

1 giờ trở lên 0 0

Trong số 3 người điều dưỡng sử dụng phương pháp chăm sóc tâm lý để giảm đau có 1 người thực hiện trong thời gian 15 phút/ngày, 2 người thực hiện trong thời gian 30 phút/ngày. Không có ai có thời gian trên 1 giờ/ngày.

Chương 3 BÀN LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác chăm sóc giảm nhẹ tại đơn nguyên chăm sóc giảm nhẹ, trung tâm ung bướu y học hạt nhân, bệnh viện đa khoatỉnh vĩnh phúc năm 2020 (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)