Các giải pháp để giải quyết vấn đề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác chăm sóc giảm nhẹ tại đơn nguyên chăm sóc giảm nhẹ, trung tâm ung bướu y học hạt nhân, bệnh viện đa khoatỉnh vĩnh phúc năm 2020 (Trang 34)

3.2.1. Giải pháp có thể áp dụng để cải thiện công tác quản lý đau và chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh ung thư trên thế giới

Những rào cản còn tồn tại làm hạn chế công tác chăm sóc giảm nhẹ đối bao gồm: Sự thiếu hụt đào tạo về quản lý triệu chứng và các kỹ năng trong chăm sóc giảm nhẹ cho nhân viên y tế nói chung và điều dưỡng nói riêng; Thiếu những tiêu chuẩn chăm sóc và quy trình trong chăm sóc người bệnh cần chăm sóc giảm nhẹ; Thiếu nguồn thông tin liên quan đến việc cải thiện chăm sóc giảm nhẹ và chăm sóc cuối đời, thiếu các thông tin liên quan đến chất lượng cuộc sống và chất lượng chăm sóc của bệnh nhân ung thư cũng như các bệnh mạn tính khác; Thiếu các nguồn đầu tư cho việc hỗ trợ xã hội cho những người bệnh cần chăm sóc giảm nhẹ….

Do đó, các giải pháp tập trung vào việc thiết lập các chương trình nhằm giải quyết các rào cản đó, như đưa chương trình chăm sóc giảm nhẹ vào chương trình giảng dạy cho bác sỹ, điều dưỡng tại trường Đại học, thành lập các quỹ của bệnh viện và ngoài bệnh viện dành cho các bệnh nhân cần chăm sóc giảm nhẹ như chương trình The President's Cancer Panel tập trung cho việc nghiên cứu và đào tạo

về phòng ngừa, kiểm soát ung thư, phục hồi chức năng và chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư[13].

Một nghiên cứu của tác giả Scarborough B và cộng sự đưa ra giải pháp cải thiện việc quản lý đau cho người bệnh ung thư bao gồm: Tổng hợp các bằng chứng về tầm quan trong của kiểm soát đau, nhận định các rào cản trong việc quản lý đau, đưa ra những chiến lược trong việc đánh giá và quản lý đau do ung thư, quản lý đau với những người bệnh có sử dụng ma túy. Trong đó, việc nhận định các rào cản trong việc quản lý như những thay đổi trong nhận thức xã hội về đau, thiếu nhân viên y tế được đào tạo về quản lý đau, rào cản về phía bệnh nhân. Bên cạnh đó, việc áp dụng các phương pháp đánh giá phù hợp với từng loại đau có vai trong quan trọng trong việc quản lý đau. Ngoài ra việc quản lý đau dựa theo hướng dẫn của WHO về thang giảm đau 3 bậc và áp dụng các biện pháp giảm đau dùng thuốc phối hợp với giảm đau không dùng thuốc[17].

3.2.2. Đề xuất giải pháp

Từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn cũng như thực trạng công tác quản lý đau và chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh ung thư chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện công tác chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh ung thư:

Xây dựng quy trình chuyên môn về chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư. Trong đó chú trọng việc chăm sóc toàn diện cho người bệnh ung thư bao gồm chăm sóc về thể chất, chăm sóc về tinh thần, giải quyết các vấn đề tâm lý-xã hội cho người bệnh.

Bổ sung thêm nhân lực y tế, nhất là điều dưỡng có trình độ và được đào tạo chuyên môn về chăm sóc giảm nhẹ cho các đơn vị chăm sóc giảm nhẹ. Từ đó có thể làm giảm bớt quá tải công việc cho người điều dưỡng và có thời gian thực hiện các biện pháp chăm sóc thực thể và tâm lý cho người bệnh, nhằm cải thiện tình trạng chăm sóc giảm nhẹ hướng tới chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân ung thư.

Bổ sung các chính sách hỗ trợ xã hội cho người bệnh nói chung và người bệnh ung thư nói riêng như các chính sách về bảo hiểm y tế, các chính sách hỗ trợ cho bệnh nhân ung thư của bệnh viện. Đồng thời cần kêu gọi sự hỗ trợ nhiều hơn từ các công tác tổ chức xã hội để giúp bệnh nhân vượt qua nỗi đau thể chất và tinh thần.

Cung cấp đầy đủ thuốc và phương tiện hỗ trợ cho công tác quản lý đau cho người bệnh ung thư. Kết hợp các biện pháp giảm đau dùng thuốc theo phác đồ và

các biện pháp giảm đau không dùng thuốc khác như tâm lý trị liệu, massage, châm cứu, thiền… nhằm làm tăng hiệu quả giảm đau cho người bệnh và hạn chế các tác dụng không mong muốn do thuốc gây ra.

Xây dựng các khóa học quản lý đau và chăm sóc giảm nhẹ cho các nhân viên y tế tuyến cơ sở và y tế thôn bản nhằm nâng cao năng lực và cải thiện chất lượng chăm sóc giảm nhẹ tại cộng đồng cho người bệnh ung thư nói riêng và những người bệnh cần chăm sóc giảm nhẹ nói chung.

Bác sỹ điều dưỡng trong quá trình thực hiện các quy trình kỹ thuật, chăm sóc người bệnh cần thực hiện đầy đủ và cẩn thận các bước. Điều này có thể tạo sự tin tưởng cho người bệnh với nhân viên y tế và họ có thể sẵn sàng chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng của họ. Đồng thời điều dưỡng và bác sỹ cần dành thời gian chia sẻ, nói chuyện với bệnh nhân. Từ đó, người điều dưỡng bác sĩ có thể nhận định đầy đủ các vấn đề về thể chất, tinh thần, xã hội và tâm linh của người bệnh. Họ có thể đưa ra những can thiệp phù hợp làm giảm đau cho người bệnh, đồng thời hỗ trợ người bệnh giải quyết các vấn đề về tâm lý, chấp nhận cái chết tự nhiên và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Áp dụng mô hình chăm sóc giảm nhẹ theo nguyên tắc y học gia đình, có sự tham gia của người nhà bệnh nhân trong việc chăm sóc, hỗ trợ và theo dõi người bệnh cần chăm sóc giảm nhẹ.

KẾT LUẬN

Ung thư là một bệnh lý không lây nhiễm đang rất phổ biến và có xu hướng gia tăng trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Việc quản lý đau và công tác chăm sóc giảm nhẹ đối với người bệnh ung thư đóng vai trò quan trọng trong việc giảm đau và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh ung thư. Thông qua chuyên đề này, chúng tôi có thể đưa ra hai kết luận như sau

1. Bệnh nhân ung thư đều có triệu chứng đau và thường có mức độ đau trung bình và nặng (chiếm 58,5% và 29,2%, theo thứ tự). Tuy nhiên, công tác quản lý đau và chăm sóc của người điều dưỡng còn chưa tốt. Tỷ lệ điều dưỡng chưa được đào tạo về công tác chăm sóc giảm nhẹ còn cao (chiếm 80%). Tỷ lệ điều dưỡng có thực hành về quản lý đau và chăm sóc giảm nhẹ còn thấp (chiếm 3/10 người). Việc áp dụng các phương pháp đánh giá đau còn hạn chế. Điều dưỡng sử dụng các phương pháp giảm đau không dùng thuốc còn ít. Các biện pháp chăm sóc tâm lý còn ít được áp dụng và thời gian chăm sóc tâm lý còn ngắn. Bên cạnh những ưu điểm trong việc áp dụng những thành tựu khoa học mới trong quản lý đau, đội ngũ nhân viên y tế có trình độ cao vẫn còn nhiều hạn chế liên quan đến công tác quản lý đau và chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh ung thư như: nhân lực còn thiếu, hầu hết những người bệnh ung thư ở giai đoạn cuối có những vấn đề về thể chất và tinh thần nặng nề, tình trạng vệ sinh của bệnh nhân kém và phòng bệnh chật hẹp.

2. Một số giải pháp nhằm cải thiện công tác chăm sóc giảm nhẹ tại Đơn nguyên chăm sóc giảm nhẹ, Trung tâm ung bướu- y học hạt nhân, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc như xây dựng quy trình chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh ung thư tại bệnh viện, bổ sung nhân lực tham gia công tác chăm sóc giảm nhẹ, tăng cường hỗ trợ xã hội với người bệnh ung thư, tăng cường các biện pháp hỗ trợ tâm lý và chăm sóc toàn diện đối với người bệnh ung thư./

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện công tác chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh ung thư tại Đơn nguyên chăm sóc giảm nhẹ, Trung tâm ung bướu- y học hạt nhân, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc như sau:

Đối với bệnh viện

Xây dựng quy trình chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư theo hướng dẫn của Bộ Y tế và phù hợp với điều kiện của bệnh viện. Đồng thời, bệnh viện cần cải thiện cơ sở hạ tầng để tạo môi trường phòng bệnh đủ điều kiện để có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh ung thư như cải thiện tình trạng thông khí cho buồng bệnh, diện tích buồng bệnh.

Bổ sung thêm nhân lực, nhất là điều dưỡng có trình độ và được đào tạo chuyên môn về chăm sóc giảm nhẹ cho Đơn nguyên chăm sóc giảm nhẹ, nhằm cải thiện tình trạng chăm sóc giảm nhẹ hướng tới chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân ung thư.

Trung tâm Đào tạo và chỉ đạo tuyến của bệnh viện cần xây dựng các khóa học quản lý đau và chăm sóc giảm nhẹ cho các nhân viên y tế tuyến cơ sở và y tế thôn bản nhằm nâng cao năng lực và cải thiện chất lượng chăm sóc giảm nhẹ tại cộng đồng cho người bệnh ung thư nói riêng và những người bệnh cần chăm sóc giảm nhẹ nói chung.

Đối với điều dưỡng, bác sỹ

Bác sỹ, điều dưỡng cần tích cực tham gia các khóa đào tạo, tập huấn về công tác chăm sóc giảm nhẹ như tham dự các lớp đào tạo liên tục, các buổi hội thảo về chăm sóc giảm nhẹ nhằm nâng cao kiến thức, cải thiện thái độ và thực hành quy trình chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh ung thư

Người điều dưỡng và bác sỹ cần dành thời gian chia sẻ, nói chuyện với bệnh nhân. Từ đó, người điều dưỡng bác sĩ có thể nhận định đầy đủ các vấn đề về thể chất, tinh thần, xã hội và tâm linh của người bệnh. Họ có thể đưa ra những can thiệp phù hợp làm giảm đau cho người bệnh, đồng thời hỗ trợ người bệnh giải quyết các vấn đề về tâm lý, chấp nhận cái chết tự nhiên và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Kết hợp các biện pháp giảm đau dùng thuốc theo phác đồ và các biện pháp giảm đau không dùng thuốc khác như tâm lý trị liệu, massage, châm cứu, thiền…

nhằm làm tăng hiệu quả giảm đau cho người bệnh và hạn chế các tác dụng không mong muốn do thuốc gây ra.

Đối với bệnh nhân và gia đình người bệnh

Gia đình người bệnh cần tham gia vào quá trình chăm sóc cho người bệnh ung thư, tăng cường các hỗ trợ cho người bệnh trong việc giải quyết những tâm tư, nguyện vọng còn chưa làm được của người bệnh.

Bệnh nhân cần yên tâm, tin tưởng, chia sẻ với người điều dưỡng, bác sỹ những vấn đề của mình, tuân thủ quá trình điều trị và chăm sóc, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý đau và chăm sóc giảm nhẹ

Đối với bản thân học viên

Tích cực triển khai các hoạt động quản lý đau và chăm sóc giảm nhẹ tại đơn vị công tác. Đồng thời hỗ trợ, đào tạo những điều dưỡng trẻ về công tác quản lý đau và chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư. Tham gia cập nhật các kiến thức, kỹ năng mới nhất về quản lý đau và chăm sóc giảm nhẹ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bộ Y tế Bộ (2006), Hướng dẫn chăm sóc giảm nhẹ đối với người bệnh ung thư và AIDS, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

2. Phạm Nguyên Cường và cộng sự (2018), "Tỷ lệ ung thư mới mắc tại Bệnh

viện Trung ương Huế cơ sở 2", Tạp chí Y học Lâm sàng. 49, tr. 84-87.

3. Nông Văn Dương và cộng sự (2018), "Đánh giá tình trạng đau và chất lượng cuộc sống người bệnh ung thư giai đoạn muộn được chăm sóc giảm nhẹ tại

Trung tâm Ung bướu thái nguyên", Tạp chí Khoa học Điều dưỡng 1(4), tr. 7-

13.

4. Mã Minh Hương và cộng sự (2012), "Đặc điểm đau và đáp ứng với thuốc

giảm đau ở bệnh nhân ung thư", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Mih. 16(2),

tr. 138-144.

5. Nguyễn Thành Lam và cộng sự ( 2019), Tình trạng đau và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư điều trị tại Trung tâm Ung bướu Thái Nguyên từ tháng 1 – 6 năm 2019, Hội Thần Kinh Học Việt Nam.

6. Phạm Hoài Thanh Vân và Nguyễn Tuấn Dung (2013), "Khảo sát việc sử dụng Fentanyl trong giảm đau ở bệnh nhân khoa chăm sóc giảm nhẹ Bệnh viện Ung

bướu TP Hồ Chí Minh", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Mih. 17(4), tr. 88-

94.

7. Trần Hữu Vinh (2014), "Nhận xét đặc điểm lâm sàng và giải phẫu bệnh của các bệnh nhân ung thư dạ dày được cắt toàn bộ dạ dày tại khoa Ngoại, Bệnh

viện Bạch Mai từ 4/2008-10/2012", Tạp chí Y học thực hành. 4(914), tr. 136-

Tiếng Anh

8. Fallon M., et al (2018), "Management of cancer pain in adult patients: ESMO

Clinical Practice Guidelines", Annals of Oncology. 29, pp. iv166-iv191.

9. Hamieh N. M. ., et al (2018), "Cancer-Related Pain: Prevalence, Severity and

Management in a Tertiary Care Center in the Middle East", Asian Pac J Cancer Prev. 19(3), pp. 769-775.

10. Hauser S.L (2010), "Pain: Pathophysiology and management", HARRISON’S Neurology in Clinical Medicine, McGraw-Hill Education, the United States

11. International Association for the Study of Pain (2008), Epidemiology of

Cancer pain, Global Year Against Cancer Pain, Edition.

12. Melzack R.,& Patrick D. W (1965), "Pain mechanisms: a new theory", Science. 150(3699), pp. 971-979.

13. National Research Council (2001), Improving Palliative Care for Cancer: Summary and Recommendations, National Academies Press.

14. Neufeld N.J, Elnahal S. M., & Alvarez R. H (2017), "Cancer pain: a review of

epidemiology, clinical quality and value impact", Future Oncology. 13(9), pp.

833-841.

15. Oosterling A., et al (2016), "Neuropathic Pain Components in Patients with

Cancer: Prevalence, Treatment, and Interference with Daily Activities", Pain Pract. 16(4), pp. 413-21.

16. Reis-Pina P, Lawlor P. G., & Barbosa A (2015), "Cancer-related pain

management and the optimal use of opioids", Acta medica portuguesa. 28(3),

pp. 376-381.

17. Scarborough B. M., & Smith C. B. (2018), "Optimal pain management for

patients with cancer in the modern era", CA Cancer J Clin. 68(3), pp. 182-196. 18. World Health Organization (1986), Cancer pain relief, World Health

Organization, Geneva, Switzerland.

19. World Health Organization (2018), "Latest global cancer data: Cancer burden

rises to 18.1 million new cases and 9.6 million cancer deaths in 2018", International Agency for Research on Cancer. Geneva: World Health Organization.

Phụ lục BẢNG TÓM TẮT ĐÁNH GIÁ ĐAU I. Hành chính 1. Ngày đánh giá: ... 2. Tên người bệnh: ... 3. Mã số bệnh nhân: ... 4. Tuổi: ... 5. Giới: ...

6. Giai đoạn ung thư: ...

7. Thời gian phát hiện bệnh:...

II. Bảng hỏi tóm tắt đánh giá đau

1. Trong cuộc đời chúng ta, phần lớn ai cũng bị đau vài lần ( có thể là đau đầu nhẹ, đau do bong gân, đau răng...). Hôm nay anh chị có bị đau nào khác ngoài các kiểu đau thường ngày không

Có  Không

2. Hãy đánh giá mức độ đau của anh/chị bằng cách đánh dấu vào ô mô tả đúng nhất mức độ đau nhiều nhất trong 24 giờ qua.

3. Hãy đánh giá mức độ đau của anh/chị bằng cách đánh dấu vào ô mô tả đúng nhất mức độ đau ít nhất trong 24 giờ qua

4. Hãy đánh giá mức độ đau của anh/chị bằng cách đánh dấu vào ô mô tả đúng nhất mức độ đau ngay hiện nay

5. Anh chị đã được điều trị hay dùng thuốc nào để xử trí đau? ...

6. Trong 24 giờ qua, phương pháp điều trị hay thuốc làm giảm đau được bao nhiêu phần trăm

Phụ lục 2: Phiếu khảo sát thực hành đánh giá và quản lý đau của điều dưỡng 1. Họ và tên điều dưỡng: ... 2. Giới tính: 1.  Nam 2.  Nữ

3. Thâm niên công tác: ... 4. Anh/chị đã từng được đào tạo về chăm sóc giảm nhẹ chưa?

1.  Có 2.  Không.

5. Anh/ chị đã từng sử dụng công cụ nào để đánh giá mức độ đau của người bệnh ung thư

1.  Thang điểm số 2.  Thang điểm khuôn mặt 3.  Thang điểm khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác chăm sóc giảm nhẹ tại đơn nguyên chăm sóc giảm nhẹ, trung tâm ung bướu y học hạt nhân, bệnh viện đa khoatỉnh vĩnh phúc năm 2020 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)