Mô tả thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp sau điều trị nội trú tại khoa nội tim mạch Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp sau điều trị nội trú tại khoa nội tim mạch bệnh viện đa khoa tỉnh vĩnh phúc đầu năm 2017 (Trang 33 - 35)

sau điều trị nội trú tại khoa nội tim mạch Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc thuộc Vùng đồng bằng sông hồng trung du và miền núi phía bắc, trong những năm gần đây trình độ dân trí phát triển cùng với sự chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng được chú trọng và nâng cao. Nhưng đồng thời tỉ lệ mắc các bệnh về tim mạch lại gia tăng đặc biệt là bệnh THA. Theo thống kê của khoa nội tim mạch bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc từ tháng 01 năm 2017 đến tháng 06 năm 2017 tỷ lệ người bệnh mắc bệnh THA so với các bệnh nội khoa tại khoa tim mạch là: 30% - 35% tăng hơn so với sáu tháng cuối năm 2016 là 51.29.%

Vì vậy tôi đã tiến hành phỏng vấn một số người bệnh tăng huyết áp sau điều trị nội trú tại khoa nội tim mạch Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc xem người bệnh sau điều trị về nhà có tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị về thuốc, chế độ ăn cũng như các hoạt động thể lực không?

Theo số liệu thống kê tại khoa nội tim mạch Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc có 211 người bệnh đã ra viện trên tổng số 260người bệnh nằm điều trị tại khoa tính đến ngày 31 tháng 6 năm 2017.

Tôi đã tiến hành phỏng vấn số người bệnh đã ra viện trong 6 tháng đầu năm 2017 bằng cách trực tiếp đến tận nhà người bệnh và một số người bệnh thì liên lạc qua điện thoại. Sốngười bệnhđiều trị lần 1 là 68 chiếm 26.2%, số người bệnh điều trị lần 2 là 122 chiếm 46.9%, số người bệnh điều trị từ lần thứ 3 trở lên là 70 chiếm26.9 %.

Trong số các người bệnh điều trị từ lần thứ 2 trở lên thì sự tuân thủ điều trị của người bệnh sau điều trị nội trú là do các nguyên nhân sau.

Kiến thức tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp sau điều trị nội trú tại khoa nội tim mạch Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc còn tồn tại một số vấn đề sau.

Tăng huyết áp là một bệnh mãn tính phải điều trị suốt đời, và để giữ được mức huyết áp ổn định, giảm tổn thương các cơ quan đích thì tính tuân thủ trong điều trị của người bệnh là vô cùng quan trọng. Tuân thủ điều trị là người bệnh phải thực hiện theo đúng phác đồ điều trị, theo y lệnh của thầy thuốc, uống thuốc đúng liều, đều đặn, và tuyệt đối không bỏ thuốc.

Người bệnh tăng huyết áp chưa nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của tự chăm sóc đối với sức khỏe của chính mình.

Hàng tháng, người bệnh THA đi khám và kiểm tra định kỳ huyết áp một lần. Kết quả được ghi vào sổ theo dõi, kèm theo được phát thuốc và hướng dẫn uống thuốc của nhân viên y tế. Theo thống kê của khoa nội tim mạch bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc chiếm tỉ lệ 16.2 % người bệnh THA không tái khám định kỳ. Qua phỏng vấn một số người cho rằng, ngừng uống thuốc khi huyết áp trở về bình thường, hoặc uống thuốc không đều…

Khi được hỏi về những lý do mà người bệnh không tuân thủ thuốc điều trị. Một vài người bệnh trẻ tuổi thì nói rằng do bận công việc hàng ngày, mà quên mất phải uống thuốc, đối với người cao tuổi thì tuân thủ thuốc điều trị tốt hơn. Tuy nhiên, họ lại hay quên do trí nhớ giảm sút.

Kiến thức về chế độ ăn

Nhiều người bệnh tăng huyết áp đều biết đến ăn mặn làm tăng huyết áp, hạn chế ăn mặn sẽ giúp giảm huyết áp và tăng hiệu quả trong điều trị. Tuy nhiên, nhiều hơn lượng muối trong bữa ăn sẽ làm tăng cảm giác ngon miệng và điều này trở thành thói quen của nhiều người. Thói quen ăn mặn khá phổ biến trong chế biến thức ăn hàng ngày và sử dụng muối, nước mắm, bột canh để chấm thức ăn. Hơn nữa, khi hỏi một người bệnh tăng huyết áp về chế độ ăn, người bệnh trả lời chung chung rằng: Chỉ biết là phải ăn nhạt, và không cụ thể được ăn nhạt trong chế độ ăn của mình là như thế nào. Tuy nhiên, qua tìm hiểu chế độ ăn sách báo và đặc biệt hỏi cán bộ y tế thì biết được chế độ ăn cần nhiều trái cây, rau quả và không nên sử dụng rượu, bia, các chất kích thích. Vì những đồ ăn uống này đều làm tăng huyết áp.

Bữa cơm trong gia đình thường được ăn chung. Trong gia đình có người tăng huyết áp vẫn ăn chung chế độ ăn cùng với các thành viên khác. Do đó, không kiểm soát được chế độ ăn cho người bệnh.

Kiến thức về hoạt động thể lực

Hoạt động thể chất thường xuyên, ít nhất là 30 phút mỗi ngày có thể làm giảm huyết áp 4 - 9 mmHg. Điều quan trọng là phù hợp bởi vì nếu ngừng tập thể dục, huyết áp có thể tăng trở lại. Các môn tốt nhất của tập thể dục để làm giảm huyết áp bao gồm đi bộ, chạy bộ, đi xe đạp, bơi lội hoặc khiêu vũ, tập dưỡng sinh...

Hoạt động tập dưỡng sinh đang là một sinh hoạt phổ biến ở người cao tuổi. Đây là một hoạt động nhiều người cao tuổi tham gia. Ởthành phố Vĩnh Yên nhiều khu, phố, phường tổ chức tập dưỡng sinh cho người cao tuổi, thời gian thường là vào buổi sáng từ 6 giờ đến 6 giờ 30 phút hàng ngày, hoặc 17giờ 30 phút đến 18 giờ hàng ngày. Dưỡng sinh được nhiều người biết đến ngoài việc thư giãn còn rất hữu ích cho sức khỏe đặc biệt là bệnh tăng huyết áp.

Đi bộ là hoạt động thể lực dễ thực hiện, người bệnh tăng huyết áp biết đến hoạt động đi bộ để giảm huyết áp thông qua tư vấn của cán bộ y tế. Mỗi ngày đi bộ khoảng 30 phút và đi đều tất cả các ngày trong tuần có thể giảm từ 4 - 9 mmHg. Khi hỏi về hoạt động thể lực mà bác đang thực hiện hầu hết người bệnh trả lời là đi bộ vào buổi sáng hoặc buổi tối. Như vậy, phần lớn người bệnh tăng huyết áp có kiến thức về hoạt động thể lực có ích cho bệnh tăng huyết áp.

Bảng 12: Sự tuân thủ điều trị của người bệnh sau điều trị nội trú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp sau điều trị nội trú tại khoa nội tim mạch bệnh viện đa khoa tỉnh vĩnh phúc đầu năm 2017 (Trang 33 - 35)