Xuất một số giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng biến chứng tụt huyết áp ở người bệnh lọc máu chu kỳ tại trung tâm thận lọc máu bệnh viện đa khoa tỉnh thanh hóa (Trang 29)

Từ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, trực trạng biến chứng tụt huyết áp ở người bệnh lọc máu chu kỳ tại trung tâm Thận Lọc Máu Bệnh viện Đa khoa Thanh Hóa tháng 7 năm 2018 và việc xin ý kiến lãnh đạo trung tâm, cán bộ trong khoa thận nhân tạo, người bệnh lọc máu, do vậy chúng tôi đưa ra một số đề xuất như sau: 4.1. Đối với bệnh viện và nhân viên y tế

Tiếp tục thực hiện khám sàng lọc phát hiện người bệnh có nguy cơ tụt huyết áp như: BMI < 18,5. Người bệnh có mức tăng cân giữa hai chu kỳ lọc > 5%, người bệnh thiếu máu, người bệnh có nồng độ albumin máu < 40g/l để có kế hoạch theo dõi. Giám sát chính xác cân nặng trước, sau lọc máu và trọng lượng khô của người bệnh.

Điều dưỡng theo dõi sát 30 phút/lần tình trạng toàn thân, dấu hiệu sinh tồn đặc biệt là huyết áp đối với người bệnh có nguy cơ tụt huyết áp như người bệnh có chỉ số BMI < 18,5. Người bệnh có mức tăng cân giữa hai chu kỳ lọc > 5%, người bệnh thiếu máu, người bệnh có nồng độ albumin máu < 40g/l

Điều dưỡng chủ động theo dõi tình trạng lâm sàng và huyết áp của người bệnh trong suốt thời gian lọc máu, đặc biệt đặc biệt là giờ thứ ba của buổi lọc để phát hiện sớm tụt HA và xử trí kịp thời.

Điều dưỡng phối hợp với bác sĩ để điều trị tốt thiếu máu, suy dinh dưỡng ở người bệnh lọc máu kỳ

Nghiên cứu giảm bớt thủ tục hành chính để điều dưỡng có thời gian tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh.

Cử điều dưỡng có kinh nghiệm thực hiện tư vấn giáo dục về dinh dưỡng tư vấn cụ thể về khẩu phần ăn hạn chế tăng cân giữa hai chu kỳ lọc máu thông qua chế độ ăn kiêng muối và không quá 6g/ngày. Thành lập phòng tư vấn giáo dục sức khỏe và hoạt động có hiệu quả.

1 tuần 1 lần tổ chức thảo luận, họp hội đồng người bệnh cho những người bệnh lọc máu chu kỳ có nguy cơ tụt huyết áp, đối với người bệnh lọc máu chu kỳ ít nguy cơ hơn 2 tuần 1 lần

Phối hợp với người nhà trong việc giám sát tuân thủ điều trị và chăm sóc tại nhà.

Phát tài liệu của khoa dinh dưỡng về chế độ ăn giành cho người bệnh suy dinh dưỡng, người bệnh thiếu máu, người bệnh có nồng độ albumin máu thấp.

Trung tâm cần trang bị cân đo trọng lượng loại tốt phục vụ cho người bệnh theo dõi cân nặng được chính xác.

4.2. Đối với người bệnh

Tránh các bữa ăn ngay trước và trong lọc máu ở những người bệnh có IDWG>5% Thực hiện uống thuốc điều trị thiếu máu, suy dinh dưỡng

Hợp tác với điều dưỡng trong công tác chăm sóc Tuân thủ điều trị và chăm sóc của cán bộ y tế

Thay đổi lối sống thói quen ảnh hưởng tới bệnh, như hạn chế ăn nhiều muối và nước, hạn chế tăng cân bằng cách tuân thủ chế độ ăn giành cho người lọc máu chu kỳ

KẾT LUẬN

5.1. Thực trạng tụt huyết áp

Trong những năm gần đây, tỷ lệ người bệnh phải lọc máu ngày càng tăng. Đặc biệt tỷ lệ người bệnh lọc máu chu kỳ ở độ tuổi 25-64 chiếm 68,5%, người bệnh là nữ giới nhiều hơn nam giới chiếm 55,6%

Tỷ lệ người bệnh lọc máu chu kỳ có trình độ học vấn cấp 1 chiếm 33,3%, thấp nhất ở đối tượng có trình độ trung học trở lên chiếm 16,7%, có 77,8% là người dân tộc kinh

Có 33,3% người bệnh lọc máu là nông dân, đối tượng là hưu trí chiếm 8,4%. Thời gian lọc máu từ 1-5 năm chiếm 50,6%, đối tượng lọc máu dưới 1 năm chiếm 9,8%

Trước khi lọc máu không có người bệnh nào tụt huyết áp. Tỷ lệ người bệnh có huyết áp bình thường chiếm 78,9%

Trong quá trình lọc máu có 100 người bệnh tụt huyết áp chiếm 25%, có 47,2% người bệnh có huyết áp bình thường

Sau lọc máu có 22 người bệnh tụt huyết áp chiếm 5,6%, có 58,3% có huyết áp bình thường

Thời điểm tụt huyết áp xảy ra vào tất cả các giờ trong quá trình lọc máu. Tuy nhiếm có 56 người bệnh tụt huyết áp vào giờ thứ 3 chiếm 45,5%, thấp nhất là tụt huyết áp vào giờ thứ 1 chiếm 9,1%

Triệu chứng lâm sàng đi kèm với tụt huyết áp hay gặp da lạnh, vã mồ hôi chiếm 45,5%, tiếp đến là biểu hiện hoa mắt chóng mặt chiếm 27,3%

Tỷ lệ tụt huyết áp ở người bệnh có chỉ số BMI < 18,5, IDWG > 5%, Hb < 105g/l, nồng độ Albumin < 40g/l cao hơn nhóm có chỉ số BMI ≥18,5, IDWG ≤ 5%, Hb >110g/l, nồng độ Albumin >4 0g/l có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

5.2. Một số giải pháp hạn chế biến chứng tụt huyết áp

Tiếp tục thực hiện khám sàng lọc phát hiện người bệnh có nguy cơ tụt huyết áp như: BMI < 18,5. Người bệnh có mức tăng cân giữa hai chu kỳ lọc > 5%, người bệnh thiếu máu, người bệnh có nồng độ albumin máu < 40g/l để có kế hoạch theo dõi

Điều dưỡng theo dõi sát 30 phút/lần tình trạng toàn thân, dấu hiệu sinh tồn đặc biệt là huyết áp đối với người bệnh có nguy cơ tụt huyết áp như người bệnh có chỉ số BMI < 18,5. Người bệnh có mức tăng cân giữa hai chu kỳ lọc > 5%, người bệnh thiếu máu, người bệnh có nồng độ albumin máu<40g/l

Điều dưỡng chủ động theo dõi tình trạng lâm sàng và huyết áp của người bệnh trong suốt thời gian lọc máu, đặc biệt đặc biệt là giờ thứ ba của buổi lọc để phát hiện sớm tụt HA và xử trí kịp thời.

Điều dưỡng phối hợp với bác sĩ để điều trị tốt thiếu máu, suy dinh dưỡng ở người bệnh lọc máu kỳ

Cử điều dưỡng có kinh nghiệm thực hiện tư vấn giáo dục về dinh dưỡng tư vấn cụ thể về khẩu phần ăn hạn chế tăng cân giữa hai chu kỳ lọc máu thông qua chế độ ăn kiêng muối và không quá 6g/ngày, tư vấn chế độ ăn cho người bệnh suy dinh dưỡng, thiếu máu

Tránh các bữa ăn ngay trước và trong lọc máu ở những người bệnh có IDWG > 5%

Thực hiện uống thuốc điều trị thiếu máu, suy dinh dưỡng

Thay đổi lối sống thói quen ảnh hưởng tới bệnh, như hạn chế ăn nhiều muối và nước, hạn chế tăng cân bằng cách tuân thủ chế độ ăn giành cho người lọc máu chu kỳ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bộ y tế (2015), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thận – tiết niệu, tr. 160-179

2. Bộ y tế (2018), Tài liệu hướng dẫn quy trình kỹ thuật thạn nhân tạo, tr. 98 - 106

3. Nguyễn Thị Thu Hải (2007), Biến chứng tụt huyết áp trong buổi lọc máu – các biện pháp dự phòng và điều trị

4. Nguyễn Ngọc Văn Khoa (2015), Nghiên cứu kháng insulin ở bệnh nhân

suy thận mạn lọc máu chu kỳ, Đề tài cơ sở

5. Lương Trác Nhàn, Lê Văn Luân, Nguyễn Thị Thu Trang (2015), Đánh

giá hiệu quả lọc máu chu kỳ tại khoa thận nhân tạo bệnh viện QY 121, Đề tài cơ sở

6. Trần Hữu Nhựt và Trần Công Lộc (2014), Đánh giá biến chứng tụt huyết

áp trong lọc máu chu kỳ ở người bệnh suy thận mạn, Tài liệu hội nghị khoa học

quốc tế điều dưỡng, tr. 6

7. Đỗ Lan Phương (2015), Biến chứng tụt huyết áp trong buổi lọc máu chu kỳ

ở bệnh nhân suy thận mạn tính giai đoạn cuối tại khoa thận nhân tạo- bệnh viện Bạch Mai, Đề tài tốt nghiệp cử nhân điều dưỡng.

8. Võ Tam (2003), “Nghiên cứu đặc điểm về phát hiện và theo dõi suy thận

mạn ở một số xã đầm phá ven biển Thừa thiên Huế”, Y học thực hành, Bộ Y tế,

466, tr. 63-68.

9. Nguyễn Minh Tuấn và Dương Toàn Trung (2014), Cập nhật dự phòng và

điều trị tình trạng huyết động không ổn định ở bệnh nhân lọc máu, Hội nghị thường

niên lần thứ X hội tiết niệu – Thận học TP HCM, tr. 3

10. Đỗ Văn Tùng (2010), “Nghiên cứu biến chứng tụt huyết áp trong lọc máu chu kỳ ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương

Tiếng Anh

11. Altieri P (2010), Predilution haemofitration - the second Sardinian multicentrestudy: comparions between haemofitration and haemodialysis during indentical Kt/V and session time in a long-term cross over study. Nephrol dial transplant (European renal association - European dialysis and transplant association) Vol 16, pp. 1207-1213.

12. Degoulet P, Reach I, Di Giulio S et al (2011), Epidemiology of dialysis induced hypotension. Proc Eur Dial Transplant Assoc, 18: 133–138

13. Civati G, Guastoni C, Teatini U et al (2008), High-flux acetate haemodialysis: a single-centre experience. Nephrology Dialysis Transplant 991, 6 [Suppl 2]: 75–81

14. Muhanna FA, Saeed I, al Muelo S, Larbi E, Rubaish A (2009), Disease profile, complications and outcome in patients on maintenance haemodialysis at King Faisal University Hospital, Saudi Arabia. E Afr Med J, 76: 664–667.

15. Davenport, A (2011), “Using dialysis machine technology to reduce

intradialytic hypotension”. Hemodialysis International, S37-S42.

16. Tisler A, Akocsi K, Borbas B et al (2003),The effect of frequent or occasional dialysis-associated hypotension on survival of patients on maintenance haemodialysis. Nephrol Dial Transplant, 18: 2601–2605

17. Shoji T, Tsubakihara Y, Fujii M, Imai E (2004). Hemodialysis- ssociated hypotension as an independent risk factor for two-year mortality in hemodialysis patients. Kidney Int, 66: 1212–1220

18. Ronco C, Brendolan A, Milan M, Rodeghiero MP, Zanella M, Lareca G (2004). Impact of biofeedback-induced cardiovascular stability on

hemodialysis tolerance and efficiency. Kidney Int, 58: 800–808

19. Tisler A, Akocsi K, Harshegyi I et al (2002), Comparison of dialysis and clinical characteristics of patients with frequent and occasional hemodialysis- associated hypotension. Kidney Blood Press Res, 25: 97–102

20. Capuano A, Sepe V, Cianfrone P, Castellano T, Andreucci VE(2003), Cardiovascular impairment, dialysis strategy and tolerance in elderly and young patients on maintenance haemodialysis. Nephrol Dial Transplant 5: 1023–

1030

21. Nakamoto H, Honda N, Mimura T, Suzuki H (2006), Hypoalbuminemia is an important risk factor of hypoten- sion during hemodialysis. Hemodial Int 10 [Suppl 2]: S10–S15.

22. Daugirdas JT (2001), Dialysis hypotension: a hemodynamic analysis. Kidney Int 39, pp. 233–246

PHIẾU THEO DÕI NGƯỜI BỆNH LỌC MÁU CHU KỲ Hành chính Mã bệnh án:………. Họ và tên: ………Tuổi:…………..Nam/nữ Nghề nghiệp:………Dân tộc:……….. Địa chỉ:………. Chẩn đoán:………...

Thời gian chạy thận nhân tạo chu kỳ:………..

Ngày lọc máu: ngày…….tháng…….năm 2018 Khám trước buổi lọc máu Chiều cao:...Trọng lượng khô:……..….Cân nặng trước lọc...Cân nặng sau lọc...

Nhiệt độ:………Huyết áp:………Mạch:………….. Nhịp thở:………..

Da, niêm mạc:……….Phù:………Mất nước:……….

Các thuốc huyết áp trước buổi lọc máu:………… ……….

Các thông số lọc máu và diễn biến trong buổi lọc máu Các thông số lọc máu siêu lọc:………- Thời gian: 4 giờ - Liều heparin:………

Na+ dịch lọc: …… - Nhiệt độ máy: 370C - V/máu:……….

Diễn biến trong buổi lọc: * Chỉ số huyết áp:

Thông số Trước lọc Giờ thứ 1 Giờ thứ 2 Giờ thứ 3 Giờ thứ 4 Sau lọc

Huyết áp (mmHg)

* Dấu hiệu lâm sàng

- Da ẩm, lạnh, Có thời điểm:…… Không

vã mồ hôi

- Buồn nôn, nôn:

Có thời điểm:………. Không - Chuột rút:

Có thời điểm:………. Không

- Hoa mắt, chóng mặt:

Có thời điểm:………... Không - Đau bụng, đi ngoài:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng biến chứng tụt huyết áp ở người bệnh lọc máu chu kỳ tại trung tâm thận lọc máu bệnh viện đa khoa tỉnh thanh hóa (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)