Thực trạng tụt huyết áp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng biến chứng tụt huyết áp ở người bệnh lọc máu chu kỳ tại trung tâm thận lọc máu bệnh viện đa khoa tỉnh thanh hóa (Trang 31)

5. Kết luận

5.1. Thực trạng tụt huyết áp

Trong những năm gần đây, tỷ lệ người bệnh phải lọc máu ngày càng tăng. Đặc biệt tỷ lệ người bệnh lọc máu chu kỳ ở độ tuổi 25-64 chiếm 68,5%, người bệnh là nữ giới nhiều hơn nam giới chiếm 55,6%

Tỷ lệ người bệnh lọc máu chu kỳ có trình độ học vấn cấp 1 chiếm 33,3%, thấp nhất ở đối tượng có trình độ trung học trở lên chiếm 16,7%, có 77,8% là người dân tộc kinh

Có 33,3% người bệnh lọc máu là nông dân, đối tượng là hưu trí chiếm 8,4%. Thời gian lọc máu từ 1-5 năm chiếm 50,6%, đối tượng lọc máu dưới 1 năm chiếm 9,8%

Trước khi lọc máu không có người bệnh nào tụt huyết áp. Tỷ lệ người bệnh có huyết áp bình thường chiếm 78,9%

Trong quá trình lọc máu có 100 người bệnh tụt huyết áp chiếm 25%, có 47,2% người bệnh có huyết áp bình thường

Sau lọc máu có 22 người bệnh tụt huyết áp chiếm 5,6%, có 58,3% có huyết áp bình thường

Thời điểm tụt huyết áp xảy ra vào tất cả các giờ trong quá trình lọc máu. Tuy nhiếm có 56 người bệnh tụt huyết áp vào giờ thứ 3 chiếm 45,5%, thấp nhất là tụt huyết áp vào giờ thứ 1 chiếm 9,1%

Triệu chứng lâm sàng đi kèm với tụt huyết áp hay gặp da lạnh, vã mồ hôi chiếm 45,5%, tiếp đến là biểu hiện hoa mắt chóng mặt chiếm 27,3%

Tỷ lệ tụt huyết áp ở người bệnh có chỉ số BMI < 18,5, IDWG > 5%, Hb < 105g/l, nồng độ Albumin < 40g/l cao hơn nhóm có chỉ số BMI ≥18,5, IDWG ≤ 5%, Hb >110g/l, nồng độ Albumin >4 0g/l có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng biến chứng tụt huyết áp ở người bệnh lọc máu chu kỳ tại trung tâm thận lọc máu bệnh viện đa khoa tỉnh thanh hóa (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)