Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính của điều dưỡng tại bệnh viện 19 8 bộ công an năm 2019 (Trang 30)

1.5.1. Một số nghiên cứu về giáo dục sức khỏe cho người bệnh COPD của điều dưỡng trên thế giới và ở Việt Nam:

GDSK là một trong 3 phần của Phục hồi chức năng hô hấp ( GDSK, Vật lý trị liệu hô hấp và Hỗ trợ tâm lý + tái hòa nhập cộng đồng ).

Trên thế giới, Phục hồi chức năng hô hấp cho ngƣời bệnh COPD nói chung và GDSK nói riêng trong chăm sóc đã đƣợc chứng minh rất có hiệu quả cải thiện bệnh rất nhiều qua các nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu của O'SheaSD, TaylorNF, paratz JD (2009) [17] cho thấy vai trò rất quan trọng của các tƣ vấn viên trong chƣơng trình GDSK, Phục hồi chức năng hô hấp điều trị cai nghiện thuốc lá, tỷ lệ cai nghiện thuốc lá thành công ở nhóm can thiệp rất cao.

Karin M.M. Lemmens [16] tập hợp 19 nghiên cứu về hiệu quả của giáo dục sức khỏe tự chăm sóc cho ngƣời bệnh COPD. Kết quả chỉ ra rằng hiệu quả của việc thở ở ngƣời bệnh đã tăng lên rõ rệt.

Tác giả WilliamsV,BrutonA,Ellis-HillC(2009) [18] đã nghiên cứu hiệu quả Chƣơng trình Phục hồi chức năng hô hấp tác động đến khó thở và khả năng vận động của bệnh COPD. Trƣớc tập các ngƣời bệnh đều hạn chế vận động, khó thở và lo lắng. Sau tập tất cả đều giảm lo lắng, tăng cƣờng hoạt động và giảm nhiều về mức độ khó thở của họ.

Tại Việt nam:

Nguyễn Hoài Bắc (2009) [2] Phục hồi chức năng hô hấp giúp giảm triệu chứng khó thở có ý nghĩa ở nhóm can thiệp so với nhóm chứng, đánh giá qua thang điểm khó thở MRC; tăng khả năng vận động có ý nghĩa ở nhóm can thiệp so với nhóm chứng qua đánh giá bằng khoảng cách đi bộ 6 phút với p < 0,001; tăng chất lƣợng cuộc sống có ý nghĩa ở nhóm can thiệp so với nhóm chứng qua đánh giá bằng thang điểm SGRQ; giảm PaCO2 có ý nghĩa ở nhóm can thiệp so với nhóm chứng; chƣơng trình điều trị phục hồi chức năng hô hấp còn cải thiện tỷ lệ thành công trong điều trị cai nghiện thuốc lá, cải thiện BMI, độ bão hoà oxy sau gắng sức.

Theo nghiên cứu của Nguyễn Viết Nhung và Đào Bích Vân (2009) [7] về Quản lý BPTNMT tại bệnh viện Phổi Trung ƣơng cho thấy trong bệnh viện ngƣời bệnh đến khám chủ yếu vì đợt cấp. Ra viện không đƣợc tƣ vấn về chăm sóc và điều

trị. Chờ đợi một đợt cấp khác vào viện. Để cải thiện vấn đề này Bệnh viện đã thành lập đơn vị quản lý bệnh phổi mạn tính (Chronic pulmonary disease Management Unit – CMU). Mục tiêu của đơn vị này là thực hiện có chất lƣợng việc chăm sóc ngƣời bệnh Hen/ COPD tại bệnh viện đạt các chuẩn quốc tế (GOLD, GINA, WHO- ISTC,…) trong điều kiện Việt Nam; kết nối điều trị nội trú với ngoại trú, tƣ vấn nâng cao kiến thức thƣờng xuyên, phòng tránh và duy trì điều trị, dự phòng đợt cấp (tƣ vấn CLB, Website, điện thoại, trực tiếp). Kết quả cho thấy, tổng số tƣ vấn là hơn 20.000 lƣợt/năm trong đó tƣ vấn tại Câu lạc bộ là 30%, tƣ vấn qua website là10%, tƣ vấn bằng điện thoại là 20%, tƣ vấn trực tiếp là 40%. Đối với ngƣời bệnh COPD đã có 100% ngƣời bệnh đỡ đƣợc lo lắng, 80% ngƣời bệnh giảm thiểu và biết phòng tránh các yếu tố nguy cơ, biết dự phòng đợt cấp, 80% ngƣời bệnh cai đƣợc thuốc lá, 70% ngƣời bệnh hiểu đƣợc diễn biến bệnh và sự cần thiết quản lý tại quản lý bệnh phổi mạn tính, 60% ngƣời bệnh hiểu đƣợc vai trò của Phục hồi chức năng hô hấp trong điều trị. Bên cạnh đó, ngƣời bệnh quản lý tại quản lý bệnh phổi mạn tính đƣợc chẩn đoán nhanh, giám thời gian chờ đợi và giảm chi phí về kinh tế do có đƣợc các thông tin tại hồ sơ theo dõi. Nhƣ vậy theo nghiên cứu này, quản lí toàn diện bệnh phổi mạn tính cần có sự kết nối điều trị nội trú và ngoại trú. Câu lạc bộ giúp cho việc “đào tạo” ngƣời bệnh trở thành “thầy thuốc của chính họ”. Cần mở rộng mô hình quản lý bệnh phổi mạn tính tại các địa phƣơng, đó là giải pháp thực hành, mang lại lợi ích rất lớn đối với ngƣời bệnh và cả với chính hệ thống y tế, là biện pháp hữu hiệu và bền vững để chống quá tải bệnh viện hiện nay.

Theo Nguyễn Thị Phƣơng Anh (2015) [1],[6] chƣơng trình phục hồi chức năng hô hấp cho ngƣời bệnh COPD thời gian tập:

- Mỗi ngày tập 60 phút. + 15 phút tƣ vấn

+ 15 phút tập các bài tập ho, tập thở + 30 phút tập vận động

- Tuần tập 2 buổi tại bệnh viện, một buổi tập tại nhà. - Thời gian tập 8 tuần tại bệnh viện

1.5.2. Vai trò của công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh COPD của điều dưỡng:

GDSK là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời của hệ thống y tế, là một chức năng nghề nghiệp bắt buộc của mọi cán bộ y tế và của mọi cơ quan y tế từ trung ƣơng đến cơ sở. Nó là một chỉ tiêu hoạt động quan trọng của một cơ sở y tế [5],[8],[9].

Điều dƣỡng là ngƣời trực tiếp chăm sóc, theo dõi và sử dụng thuốc cho ngƣời bệnh. Ngƣời bệnh COPD là xác định sống chung với bệnh suốt cuộc đời còn lại. Vấn đề chính của bệnh là giảm thông khí phổi, khó thở là đặc trƣng của bệnh, kèm theo ho mạn tính và khạc đờm. Ngƣời bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, lo lắng vì bệnh không chữa khỏi đƣợc và có xu hƣớng nặng dần.Việc điều trị bệnh ở bệnh viện thƣờng là đợt cấp còn chủ yếu ngƣời bệnh điều trị và phòng bệnh ở nhà và cộng đồng. Do đó ngƣời bệnh COPD rất cần hiểu biết về bệnh, cách dùng thuốc ở nhà, cách phòng bệnh và đặc biệt là biết tập thở sâu, ho có hiệu quả, chế độ ăn uống, tập luyện duy trì thƣờng xuyên. Để giúp ngƣời bệnh có kiến thức và kỹ năng trên là do cán bộ y tế, đặc biệt là điều dƣỡng GDSK cho ngƣời bệnh. Điều đó thể hiện tầm quan trọng của GDSK đối với ngƣời bệnh COPD.

Nếu làm tốt ngƣời bệnh sẽ cải thiện đƣợc triệu chứng, nâng cao chất lƣợng cuộc sống, giảm số lần nhập viện đợt cấp, tiết kiệm chi phí điều trị. Yên tâm, lạc quan sống chung với bệnh

Chƣơng 2

LIÊN HỆ THỰC TIỄN

Tại Bệnh viện 19-8 Bộ Công An ngƣời bệnh COPD đến bệnh viện đầu tiên qua phòng khám thuộc khoa Khám bệnh (C1)

- Trƣờng hợp ngƣời bệnh nặng cấp cứu tại chỗ: nếu không tiến triển hoặc nặng thêm, vừa cấp cứu vừa chuyển đến khoa Hồi sức tích cực và chống độc (A7) điều trị tiếp, nếu tiến triển tốt hơn, làm bệnh án chuyển khoa Lao và bệnh phổi (A4).

- Trƣờng hợp bệnh nhẹ thì chuyển thẳng vào khoa Lao và bệnh phổi (A4) - Khi ngƣời bệnh ra viện chuyển ra Phòng quản lý COPD ngoại trú đặt tại khoa Khám bệnh.

- Bệnh viện 198 là bệnh viện đa khoa tuyến cuối của y tế Công an nhân dân, tiếp nhận điều trị cán bộ chiến sỹ ngành Công an, bệnh viện có khoa Điều trị cao cấp (A11) trực tiếp khám bệnh và điều trị cho các cán bộ cấp cao trong ngành Công an nhân dân. Với những cán bộ cấp cao sau khi đƣợc khám bệnh tại khoa A11 nếu có chỉ định nhập viện sẽ đƣợc chuyển thẳng vào khoa A11 để điều trị

Ngƣời bệnh COPD vào viện công tác GDSK chủ yếu liên quan trực tiếp tới bác sĩ, điều dƣỡng của 04 khoa: Khám bệnh, Hồi sức tích cực và chống độc, Lao và bệnh phổi và Nội cao cấp.

2.1. Thực trạng công tác GDSK cho ngƣời bệnh của điều dƣỡng

Để có số liệu về hoạt động GDSK của điều dƣỡng làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp nhằm cải thiện chất lƣợng chăm sóc sức khỏe cho ngƣời bệnh, chúng tôi đã tiến hành lấy phiếu phỏng vẫn trực tiếp điều dƣỡng tại 04 khoa: Khoa Khám bệnh, Khoa Hồi sức tích cực và chống độc, Khoa Lao và bệnh phổi, Khoa Nội cao cấp

2.1.1. Đối tượng khảo sát và thu thập số liệu

Để đánh giá thực trạng công tác GDSK cho ngƣời bệnh COPD, tôi đã xây dựng câu hỏi và phỏng vẫn trực tiếp các điều dƣỡng để thu thập số liệu

Đối tƣợng khảo sát: Toàn bộ Điều dƣỡng làm việc tại 04 khoa trên trong thời điểm khảo sát.

Tiêu chí lựa chọn:

- Điều đƣỡng làm việc tại 04 khoa lâm sàng trong bệnh viện trong thời gian từ ngày 01/10/2019 đến hết ngày 31/10/2019, có mặt tại khoa làm việc trong ngày tiến hành phỏng vấn.

- Tự nguyện tham gia

Tiêu chí loại trừ:

- Điều dƣỡng không có mặt tại khoa làm việc trong ngày tiến hành phỏng vấn

( nghỉ phép, nghỉ bù, ốm, thai sản...).

- Điều dƣỡng đang học việc tại 04 khoa trên.

- Điều dƣỡng không đồng ý tham gia phỏng vấn hoặc không trả lời đầy đủ bộ câu hỏi

Thu thập số liệu: Phỏng vấn trực tiếp Điều dƣỡng bằng bộ câu hỏi thiết kế sẵn gồm 02 phần và 44 câu hỏi, cụ thể nhƣ sau:

Phần hành chính: thông tin chung về đối tƣợng khảo sát (gồm 05 câu)

Phần nội dung khảo sát: Hiểu biết về GDSK (gồm 21 câu); GDSK cho ngƣời bệnh COPD (gồm 18 câu)

Tiêu chuẩn đánh giá: Điều dƣỡng thực hiện trả lời các câu hỏi phần nội dung

khảo sát theo hình thức: ngỏ ngắn, lựa chọn 1 hoặc nhiều lựa đúng/các phƣơng án đƣa ra cho mỗi câu hỏi

Tổng số Điều dƣỡng đƣợc khảo sát là: 60/70 Điều dƣỡng đạt 85.7%

2.1.2. Kết quả khảo sát:

2.1.2.1. Thông tin chung về Điều dưỡng

Biểu đồ 2.1. Đặc điểm về giới tính

81.7% 18.3%

Giới tính

Nữ Nam

Nhận xét: Nhìn vào biểu đồ chúng ta thấy: Số lƣợng điều dƣỡng Nữ chiếm tỷ

lệ 81.7%, điều dƣỡng Nam chiếm tỷ lệ 18.3%. Nhân lực điều dƣỡng Nữ chiếm đa số, điều này phù hợp với tính chất công việc của điều dƣỡng đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận, chu đáo, sát sao, kiên nhẫn trong công tác chăm sóc ngƣời bệnh

Biểu đồ 2.2. Đặc điểm về thâm niên công tác

Nhận xét: Điều dƣỡng Bệnh viện 19-8 Bộ Công An có thâm niên < 10 năm

chiếm tỷ lệ cao 55%, từ 10 -15 năm chiếm tỷ lệ 47.1% điều này cho thấy nhân lực điều dƣỡng trẻ nhiều, thời gian công tác chƣa lâu, kinh nghiệm còn ít nên trong công tác GDSK sẽ có nhiều hạn chế. Điều dƣỡng công tác > 15 năm ít chiếm tỷ lệ 3.3% 55% 41.7% 3.3% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60%

Biểu đồ 2.3. Đặc điểm về trình độ học vấn

Nhận xét: Số lƣợng điều dƣỡng Trung học chiếm tỷ lệ cao nhất 58.3%, chênh

lệch giữa trình độ trung cấp và cao đẳng nhiều. Nhìn vào trình độ học vấn chúng ta sẽ thấy hạn chế của điều dƣỡng trong vấn đề GDSK cho ngƣời bệnh. Tuy nhiên tất cả Điều dƣỡng trung cấp đều đang theo học cao đẳng liên thông. Điều này phù hợp với tình hình bệnh viện trong những năm gần đây phát triển mạnh về quy mô cũng nhƣ kỹ thuật và đƣợc Đảng ủy Ban giám đốc bệnh viện quan tâm cho đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn để đáp ứng yêu cầu phát triển và theo lộ trình chuẩn hóa trình độ Cao đẳng đối với Điều dƣỡng

2.1.2.2. Nội dung khảo sát

Bảng 2.1. Kiến thức về GDSK cho ngƣời bệnh COPD của Điều dƣỡng

Nội dung Số lƣợng

(n=60)

Tỷ lệ %

Khái niệm Trả lời đúng 40 66.7

Trả lời sai hoặc không trả lời 20 33.3

Kỹ năng GDSK Trả lời đúng 48 80

Trả lời sai hoặc không trả lời 12 20 Đánh giá hiệu quả sau

GDSK cho ngƣời bệnh COPD Có 37 61.7 Không 23 38.3 58.3% 16.7% 25% Trình độ học vấn

Nội dung Số lƣợng (n=60) Tỷ lệ % Đƣợc tập huấn về GDSK Có 18 30 Không 42 70 Đƣợc tập huấn về GDSK cho ngƣời bệnh COPD Có 0 0 Không 60 100 Nhận xét:

Có 66.7% điều dƣỡng trả lời đúng về khái niệm về GDSK là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến suy nghĩ và tình cảm của con ngƣời, nhằm nâng cao kiến thức, thay đổi thái độ và thực hành các hành vi lành mạnh để bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng.

Kỹ năng GDSK: xây dựng quan hệ hỏi, nghe, quan sát, giải thích. Qua khảo sát thấy điều dƣỡng trả lời đúng chiếm tỷ lệ 80%. Điều này cho thấy khi điều dƣỡng nắm vững đƣợc các kỹ năng cơ bản trong truyền thông GDSK sẽ giúp trong quá trình giao tiếp đạt kết quả cao.

Có 38.3% điều dƣỡng không đánh giá lại ngƣời bệnh sau khi đƣợc GDSK điều này cho thấy điều dƣỡng chƣa thực hiện tốt nhiệm vụ của điều dƣỡng trong chăm sóc ngƣời bệnh. Việc đánh giá lại ngƣời bệnh sẽ giúp cho điều dƣỡng biết đƣợc ngƣời bệnh tiếp thu đƣợc những thông tin gì trong quá trình GDSK từ đó sẽ giúp cho điều dƣỡng bổ sung kiến thức kịp thời cho ngƣời bệnh.

Điều dƣỡng đƣợc tập huấn về GDSK còn thấp chiếm tỷ lệ 30%, điều dƣỡng đƣợc tập huấn về GDSK cho ngƣời bệnh COPD là 100% chƣa đƣợc tập huấn, điều này sẽ rất hạn chế điều dƣỡng trong quá trình GDSK cho ngƣời bệnh. Kiến thức về bệnh COPD của điều dƣỡng chƣa đầy đủ, kỹ năng GDSK chƣa tốt sẽ dẫn tới ngƣời bệnh sẽ không nhận thức đƣợc đầy đủ về bệnh, không có niềm tin và không thay đổi hành vi từ có hại sang có lợi.

Bảng 2.2. Phân loại phƣơng tiện GDSK

Nội dung Số lƣợng

(n=60)

Tỉ lệ (%)

Phƣơng tiện bằng lời nói Có 57 95

Không 3 5

Phƣơng tiện bằng chữ viết Có 41 68.3

Không 19 31.7

Phƣơng tiện bằng trực quan Có 41 68.3

Không 19 31.7

Phƣơng tiện bằng nghe, nhìn Có 55 91.7

Không 5 8.3 Bảng 2.3. Số lƣợng phƣơng tiện GDSK Nội dung Số lƣợng ( n = 60 ) Tỷ lệ ( % ) Chọn 1 phƣơng tiện 5 8.3 Chọn 2 phƣơng tiện 12 20.0 Chọn 3 phƣơng tiện 7 11.7 Chọn 4 phƣơng tiện 36 60 Nhận xét:

Phƣơng tiện để GDSK cho ngƣời bệnh: Lời nói, chữ viết, trực quan, nghe - nhìn. Qua khảo sát về các loại phƣơng tiện GDSK thì phƣơng tiện lời nói và nghe - nhìn đƣợc điều dƣỡng chọn nhiều nhất chiếm tỷ lệ > 90%, do đặc thù công việc của điều dƣỡng là ngƣời chăm sóc và thƣờng xuyên tiếp xúc với ngƣời bệnh nên trong quá trình đi buồng điều dƣỡng thƣờng kết hợp để GDSK cho ngƣời bệnh. Số lƣợng điều dƣỡng sử dùng 1 phƣơng tiện để GDSK thấp nhất chiếm 8.3%, số lƣợng điều dƣỡng sử dụng 4 loại phƣơng tiện là cao nhất chiếm 60% điều này cho thấy điều

dƣỡng nắm vững đƣợc các phƣơng tiện để GDSK cho ngƣời bệnh và có thể linh hoạt trong việc GDSK cho ngƣời bệnh.

Bảng 2.4. Kiến thức về bệnh và phòng bệnh Nội dung Số lƣợng ( n=60) Tỉ lệ (%) Kiến thức về bệnh

Yếu tố nguy cơ Đúng 53 88.3

Sai 7 11.7 Đặc điểm về bệnh Đúng 11 18.3 Sai 49 81.7 Liều lƣợng thở oxy đợt cấp Đúng 32 53.3 Sai 28 46.7 GDSK về cách Phòng bệnh Đúng 52 86.7 Sai 8 13.3

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh COPD: hút thuốc lá, tiền sử gia đình, môi trƣờng ô nhiễm... đã có 88.3% điều dƣỡng trả lời đúng, điều này sẽ giúp cho điều dƣỡng GDSK cho ngƣời bệnh về cách phòng bệnh.

Đặc điểm về bệnh COPD là Sự tắc nghẽn thông khí hồi phục không hoàn toàn với thuốc giãn phế quản thì số lƣợng điều dƣỡng trả lời đúng chiểm tỷ lệ thấp 18.3%, Liều lƣợng thở oxy đợt cấp của bệnh COPD là 2-4 lít/phút điều dƣỡng trả lời đúng chiếm 53.3%, điều này cho thấy kiến thức về bệnh của điều dƣỡng còn chƣa đầy đủ, sẽ hạn chế trong quá trình GDSK cho ngƣời bệnh.

GDSK cho ngƣời bệnh COPD về cách phòng bệnh: tƣ vấn cai thuốc lá, kiến thức về bệnh, hƣớng dẫn sử dụng thuốc, thở oxy đúng cách, kỹ năng sử dụng bình xịt - bình hít - máy khí dung, các phƣơng pháp ho khạc - tập thở, dinh dƣỡng đã có 86.7 % điều dƣỡng trả lời đúng và đầy đủ, GDSK về cách phòng bệnh là vô cùng quan trọng vì ngƣời bệnh vào viện tập trung chủ yếu là đợt cấp của bệnh, việc phòng bệnh sẽ giúp ngƣời bệnh hạn chế đợt cấp, giảm chi phí điều trị và nguy cơ bệnh tiến triển nặng dần lên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính của điều dưỡng tại bệnh viện 19 8 bộ công an năm 2019 (Trang 30)