Kết quả khảo sát:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính của điều dưỡng tại bệnh viện 19 8 bộ công an năm 2019 (Trang 34)

2.1.2.1. Thông tin chung về Điều dưỡng

Biểu đồ 2.1. Đặc điểm về giới tính

81.7% 18.3%

Giới tính

Nữ Nam

Nhận xét: Nhìn vào biểu đồ chúng ta thấy: Số lƣợng điều dƣỡng Nữ chiếm tỷ

lệ 81.7%, điều dƣỡng Nam chiếm tỷ lệ 18.3%. Nhân lực điều dƣỡng Nữ chiếm đa số, điều này phù hợp với tính chất công việc của điều dƣỡng đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận, chu đáo, sát sao, kiên nhẫn trong công tác chăm sóc ngƣời bệnh

Biểu đồ 2.2. Đặc điểm về thâm niên công tác

Nhận xét: Điều dƣỡng Bệnh viện 19-8 Bộ Công An có thâm niên < 10 năm

chiếm tỷ lệ cao 55%, từ 10 -15 năm chiếm tỷ lệ 47.1% điều này cho thấy nhân lực điều dƣỡng trẻ nhiều, thời gian công tác chƣa lâu, kinh nghiệm còn ít nên trong công tác GDSK sẽ có nhiều hạn chế. Điều dƣỡng công tác > 15 năm ít chiếm tỷ lệ 3.3% 55% 41.7% 3.3% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60%

Biểu đồ 2.3. Đặc điểm về trình độ học vấn

Nhận xét: Số lƣợng điều dƣỡng Trung học chiếm tỷ lệ cao nhất 58.3%, chênh

lệch giữa trình độ trung cấp và cao đẳng nhiều. Nhìn vào trình độ học vấn chúng ta sẽ thấy hạn chế của điều dƣỡng trong vấn đề GDSK cho ngƣời bệnh. Tuy nhiên tất cả Điều dƣỡng trung cấp đều đang theo học cao đẳng liên thông. Điều này phù hợp với tình hình bệnh viện trong những năm gần đây phát triển mạnh về quy mô cũng nhƣ kỹ thuật và đƣợc Đảng ủy Ban giám đốc bệnh viện quan tâm cho đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn để đáp ứng yêu cầu phát triển và theo lộ trình chuẩn hóa trình độ Cao đẳng đối với Điều dƣỡng

2.1.2.2. Nội dung khảo sát

Bảng 2.1. Kiến thức về GDSK cho ngƣời bệnh COPD của Điều dƣỡng

Nội dung Số lƣợng

(n=60)

Tỷ lệ %

Khái niệm Trả lời đúng 40 66.7

Trả lời sai hoặc không trả lời 20 33.3

Kỹ năng GDSK Trả lời đúng 48 80

Trả lời sai hoặc không trả lời 12 20 Đánh giá hiệu quả sau

GDSK cho ngƣời bệnh COPD Có 37 61.7 Không 23 38.3 58.3% 16.7% 25% Trình độ học vấn

Nội dung Số lƣợng (n=60) Tỷ lệ % Đƣợc tập huấn về GDSK Có 18 30 Không 42 70 Đƣợc tập huấn về GDSK cho ngƣời bệnh COPD Có 0 0 Không 60 100 Nhận xét:

Có 66.7% điều dƣỡng trả lời đúng về khái niệm về GDSK là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến suy nghĩ và tình cảm của con ngƣời, nhằm nâng cao kiến thức, thay đổi thái độ và thực hành các hành vi lành mạnh để bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng.

Kỹ năng GDSK: xây dựng quan hệ hỏi, nghe, quan sát, giải thích. Qua khảo sát thấy điều dƣỡng trả lời đúng chiếm tỷ lệ 80%. Điều này cho thấy khi điều dƣỡng nắm vững đƣợc các kỹ năng cơ bản trong truyền thông GDSK sẽ giúp trong quá trình giao tiếp đạt kết quả cao.

Có 38.3% điều dƣỡng không đánh giá lại ngƣời bệnh sau khi đƣợc GDSK điều này cho thấy điều dƣỡng chƣa thực hiện tốt nhiệm vụ của điều dƣỡng trong chăm sóc ngƣời bệnh. Việc đánh giá lại ngƣời bệnh sẽ giúp cho điều dƣỡng biết đƣợc ngƣời bệnh tiếp thu đƣợc những thông tin gì trong quá trình GDSK từ đó sẽ giúp cho điều dƣỡng bổ sung kiến thức kịp thời cho ngƣời bệnh.

Điều dƣỡng đƣợc tập huấn về GDSK còn thấp chiếm tỷ lệ 30%, điều dƣỡng đƣợc tập huấn về GDSK cho ngƣời bệnh COPD là 100% chƣa đƣợc tập huấn, điều này sẽ rất hạn chế điều dƣỡng trong quá trình GDSK cho ngƣời bệnh. Kiến thức về bệnh COPD của điều dƣỡng chƣa đầy đủ, kỹ năng GDSK chƣa tốt sẽ dẫn tới ngƣời bệnh sẽ không nhận thức đƣợc đầy đủ về bệnh, không có niềm tin và không thay đổi hành vi từ có hại sang có lợi.

Bảng 2.2. Phân loại phƣơng tiện GDSK

Nội dung Số lƣợng

(n=60)

Tỉ lệ (%)

Phƣơng tiện bằng lời nói Có 57 95

Không 3 5

Phƣơng tiện bằng chữ viết Có 41 68.3

Không 19 31.7

Phƣơng tiện bằng trực quan Có 41 68.3

Không 19 31.7

Phƣơng tiện bằng nghe, nhìn Có 55 91.7

Không 5 8.3 Bảng 2.3. Số lƣợng phƣơng tiện GDSK Nội dung Số lƣợng ( n = 60 ) Tỷ lệ ( % ) Chọn 1 phƣơng tiện 5 8.3 Chọn 2 phƣơng tiện 12 20.0 Chọn 3 phƣơng tiện 7 11.7 Chọn 4 phƣơng tiện 36 60 Nhận xét:

Phƣơng tiện để GDSK cho ngƣời bệnh: Lời nói, chữ viết, trực quan, nghe - nhìn. Qua khảo sát về các loại phƣơng tiện GDSK thì phƣơng tiện lời nói và nghe - nhìn đƣợc điều dƣỡng chọn nhiều nhất chiếm tỷ lệ > 90%, do đặc thù công việc của điều dƣỡng là ngƣời chăm sóc và thƣờng xuyên tiếp xúc với ngƣời bệnh nên trong quá trình đi buồng điều dƣỡng thƣờng kết hợp để GDSK cho ngƣời bệnh. Số lƣợng điều dƣỡng sử dùng 1 phƣơng tiện để GDSK thấp nhất chiếm 8.3%, số lƣợng điều dƣỡng sử dụng 4 loại phƣơng tiện là cao nhất chiếm 60% điều này cho thấy điều

dƣỡng nắm vững đƣợc các phƣơng tiện để GDSK cho ngƣời bệnh và có thể linh hoạt trong việc GDSK cho ngƣời bệnh.

Bảng 2.4. Kiến thức về bệnh và phòng bệnh Nội dung Số lƣợng ( n=60) Tỉ lệ (%) Kiến thức về bệnh

Yếu tố nguy cơ Đúng 53 88.3

Sai 7 11.7 Đặc điểm về bệnh Đúng 11 18.3 Sai 49 81.7 Liều lƣợng thở oxy đợt cấp Đúng 32 53.3 Sai 28 46.7 GDSK về cách Phòng bệnh Đúng 52 86.7 Sai 8 13.3

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh COPD: hút thuốc lá, tiền sử gia đình, môi trƣờng ô nhiễm... đã có 88.3% điều dƣỡng trả lời đúng, điều này sẽ giúp cho điều dƣỡng GDSK cho ngƣời bệnh về cách phòng bệnh.

Đặc điểm về bệnh COPD là Sự tắc nghẽn thông khí hồi phục không hoàn toàn với thuốc giãn phế quản thì số lƣợng điều dƣỡng trả lời đúng chiểm tỷ lệ thấp 18.3%, Liều lƣợng thở oxy đợt cấp của bệnh COPD là 2-4 lít/phút điều dƣỡng trả lời đúng chiếm 53.3%, điều này cho thấy kiến thức về bệnh của điều dƣỡng còn chƣa đầy đủ, sẽ hạn chế trong quá trình GDSK cho ngƣời bệnh.

GDSK cho ngƣời bệnh COPD về cách phòng bệnh: tƣ vấn cai thuốc lá, kiến thức về bệnh, hƣớng dẫn sử dụng thuốc, thở oxy đúng cách, kỹ năng sử dụng bình xịt - bình hít - máy khí dung, các phƣơng pháp ho khạc - tập thở, dinh dƣỡng đã có 86.7 % điều dƣỡng trả lời đúng và đầy đủ, GDSK về cách phòng bệnh là vô cùng quan trọng vì ngƣời bệnh vào viện tập trung chủ yếu là đợt cấp của bệnh, việc phòng bệnh sẽ giúp ngƣời bệnh hạn chế đợt cấp, giảm chi phí điều trị và nguy cơ bệnh tiến triển nặng dần lên.

Biểu đồ 2.4. Thời điểm điều dƣỡng GDSK cho ngƣời bệnh

Nhìn vào biểu đồ chúng ta thấy hầu hết thời điểm điều dƣỡng GDSK cho ngƣời bệnh là: trong quá trình nằm viện, đến khám tƣ vấn, điều dƣỡng thƣờng kết hợp GDSK cho ngƣời bệnh trong quá trình đi buồng, theo dõi, thực hiện và chăm sóc ngƣời bệnh. Ngƣời bệnh mới vào khoa đƣợc điều dƣỡng kịp thời tiếp đón, xếp giƣờng, phổ biến nội quy của khoa, phòng và bệnh viện. Quá trình điều dƣỡng đi buồng, chăm sóc ngƣời bệnh có hƣớng dẫn, GDSK cho ngƣời bệnh và gia đình nhƣng chƣa đƣợc thƣờng xuyên, chƣa chu đáo, chƣa giành nhiều thời gian cho ngƣời bệnh mà chỉ tập chung chính vào công việc viết hồ sơ bệnh án, thực hiện y lệnh, chăm sóc theo dõi ngƣời bệnh. Khi ngƣời bệnh có y lệnh ra viện, điều dƣỡng thông báo cho ngƣời bệnh và ngƣời nhà biết và chủ yếu chú ý thực hiện đủ y lệnh thuốc và hƣớng dẫn ngƣời bệnh và gia đình làm các thủ tục ra viện. Việc GDSK trƣớc khi ra viện về cách phòng bệnh ở nhà ít đƣợc thực hiện, có thực hiện cũng chƣa đƣợc chu đáo.

Điều này cho thấy Điều dƣỡng chƣa thực hiện tốt nhiệm vụ tƣ vấn, hƣớng dẫn GDSK trong thông tƣ 07/2011/TT-BYT và quy định của bệnh viện về hƣớng dẫn tƣ vấn GDSK cho ngƣời bệnh

15

24

5

16

Mới vào viện Trong quá trình điều trị

Trƣớc khi ra viện Đến khám tƣ vấn

Thời điểm GDSK của điều dưỡng

Bảng 2.5. Địa điểm GDSK Nội dung Số lƣợng ( n = 60 ) % GDSK tại phòng đón tiếp Có 13 21.7 Không 47 78.3 GDSK tại phòng bệnh Có 52 86.7 Không 8 13.3 GDSK tại phòng hành chính Có 10 16.7 Không 50 83.3

GDSK tại địa điểm khác (hội trƣờng, hành lang) Có 9 15 Không 51 85 Bảng 2.6. Số lƣợng địa điểm GDSK Nội dung Số lƣợng ( n = 60 ) Tỷ lệ ( % )

GDSK tại 1 địa điểm 34 56.7

GDSK tại 2 địa điểm 25 41.7

GDSK tại 3 địa điểm 1 1.7

Do đặc thù của công việc điều dƣỡng là ngƣời chăm sóc ngƣời bệnh, nên qua khảo sát chúng ta thấy phần lớn điều dƣỡng thƣờng GDSK cho ngƣời bệnh tại một địa điểm chiếm 56.7% và phòng bệnh là nơi đƣợc điều dƣỡng thực hiện GDSK cho ngƣời bệnh chiếm 86.7%

Tại khoa Khám bệnh có hệ thống Tivi và loa ở khu vực ngƣời bệnh ngồi chờ tầng 1 và tầng 2. Tổ chăm sóc khách hàng của Khoa Khám bệnh thƣờng xuyên mở Ti vi và đĩa tuyên truyền cho ngƣời bệnh chờ khu vực khám bệnh xem. Có nhiều băng, đĩa về nhiều loại dịch bệnh, phòng chống tai nạn thƣơng tích, phòng chống tác hại của thuốc lá.... một số bệnh không lây nhiễm nhƣ: Đái tháo đƣờng, Tăng huyết áp và các loại tờ rơi, Poster liên quan đến các dịch, bệnh trên, nhƣng chƣa có băng, đĩa và tờ rơi về bệnh COPD. Trong khi đó bệnh COPD rất cần tờ rơi, băng, đĩa giúp điều dƣỡng GDSK cho ngƣời bệnh COPD đƣợc tốt hơn..

Bệnh viện cũng đã xây dựng đƣợc quyển tài liệu GDSK gồm một số bệnh hay gặp ở các khoa, quyển tài liệu Tƣ vấn dinh dƣỡng gửi cho tất cả các khoa,

phòng liên quan. Tuy nhiên chất lƣợng bài viết chƣa cao, bài viết để GDSK cho ngƣời bệnh COPD chƣa đầy đủ những thông tin chính và cụ thể để điều dƣỡng GDSK cho ngƣời bệnh.

Biểu đồ 2.5. Phƣơng pháp GDSK

Điều dƣỡng là ngƣời thƣờng xuyên tiếp xúc ngƣời bệnh, là ngƣời trực tiếp theo dõi, chăm sóc cho ngƣời bệnh nên phƣơng pháp GDSK trực tiếp thƣờng đƣợc điều dƣỡng sử dụng và chiếm tỷ lệ 78.3%

Biểu đồ 2.6. Thời gian mỗi lần GDSK cho ngƣời bệnh

85% 10%

5%

Thời gian GDSK

Hiện tại công tác GDSK cho ngƣời bệnh của điều dƣỡng tại Bệnh viện 19-8 Bộ Công An gồm có: điều dƣỡng trƣởng khoa, điều dƣỡng hành chính, điều dƣỡng viên (điều dƣỡng chăm sóc ngƣời bệnh hàng ngày và điều dƣỡng tham gia trực).

Do số lƣợng ngƣời bệnh đông, khối lƣợng công việc nhiều nên thời gian GDSK cho ngƣời bệnh của điều dƣỡng bị hạn chế. Vì vậy thời gian GDSK cho ngƣời bệnh thƣờng ngắn, khối lƣợng thông tin truyền đạt cho ngƣời bệnh còn nhiều hạn chế.

Qua khảo sát chúng ta thấy điều dƣỡng thƣờng tƣ vấn GDSK cho ngƣời bệnh với thời gian dƣới 15 phút chiếm tỷ lệ 85%, do đặc thù công việc nên công tác GDSK cho ngƣời bệnh thƣờng đƣợc điều dƣỡng thực hiện tại buồng bệnh trong quá trình chăm sóc, theo dõi và thực hiện y lệnh.

Điều dƣỡng GDSK cho ngƣời bệnh >30 phút chiếm tỷ lệ 5%, điều dƣỡng chƣa GDSK cho nhóm ngƣời bệnh COPD riêng mà chỉ kết hợp GDSK cho nhóm ngƣời bệnh của khoa, trong đó có cả ngƣời bệnh COPD trong họp Hội đồng ngƣời bệnh cấp khoa.

Kết quả khảo sát trên cho thấy ngƣời bệnh COPD lắng nghe và hợp tác khi điều dƣỡng GDSK. Đó là đối tƣợng đích trong GDSK, ngƣời bệnh mong muốn đƣợc sự quan tâm chăm sóc, điều trị, GDSK của điều dƣỡng để cải thiện sức khỏe cho họ.

Về điều dƣỡng chƣa đáp ứng đƣợc mong đợi của ngƣời bệnh về GDSK. Kiến thức về bệnh chƣa đầy đủ, kỹ năng GDSK chƣa tốt, thời gian GDSK ít, chƣa thƣờng xuyên do đó ngƣời bệnh chƣa nhận thức đầy đủ về bệnh, chƣa có niềm tin, chƣa thay đổi hành vi từ có hại sang có lợi, chất lƣợng chăm sóc chƣa đƣợc nâng cao, ngƣời bệnh COPD chƣa đƣợc cải thiện sức khỏe. Qua kết quả khảo sát cũng khẳng định đƣợc công tác GDSK của điều dƣỡng còn hạn chế đúng nhƣ đánh giá công tác điều dƣỡng năm 2018.

Sự hạn chế này qua kết quả khảo sát cho thấy một số nguyên nhân:

+ Điều dƣỡng ít và chƣa đƣợc tập về kỹ năng GDSK, chƣa đƣợc tập huấn về bệnh COPD

+ Điều dƣỡng chƣa thực hiện tốt nhiệm vụ tƣ vấn GDSK trong Thông tƣ 07/ 2011 của BYT và quy định của bệnh viện hƣớng dẫn tƣ vấn GDSK cho ngƣời bệnh.

+ Tài liệu, phƣơng tiện GDSK về bệnh COPD còn hạn chế: Không có tờ rơi, băng, đĩa về bệnh. Bài GDSK về bệnh COPD của bệnh viện chƣa đầy đủ thông tin cần thiết.

+ Chƣa có góc GDSK tại khoa điều trị

+ Ngƣời bệnh nhiều khi quá tải, bệnh viện chƣa tổ chức làm việc theo ca của điều dƣỡng ở khoa trọng điểm nhƣ Hồi sức cấp cứu.

+ Chƣa có hình thức khen hƣởng điều dƣỡng GDSK tốt và xử phạt những điều dƣỡng không làm tốt công tác GDSK.

2.2. Các ƣu điểm và nhƣợc điểm

2.2.1. Ưu điểm:

- Ngƣời bệnh vào khoa đƣợc xếp giƣờng, cấp cứu, tiếp đón kịp thời.

- Điều dƣỡng hƣớng dẫn nội quy của khoa cho ngƣời nhà ngƣời bệnh. Khi tình trạng ngƣời bệnh cho phép, điều dƣỡng hƣớng dẫn nội quy cho ngƣời bệnh, nhận định ngƣời bệnh và GDSK cho ngƣời bệnh. Nội dung GDSK: Một số thông tin chính về bệnh, cách dùng thuốc, tuân thủ điều trị, chế độ ăn uống, phòng bệnh...

- Hƣớng dẫn ngƣời bệnh tập luyện phù hợp với sức khỏe. Thực hiện GDSK ở các thời điểm: ngƣời bệnh mới vào khoa, trong quá trình điều trị bệnh, trƣớc khi ra viện và đến khám tƣ vấn.

- Việc GDSK của điều dƣỡng thƣờng kết hợp trong quá trình đi buồng, theo dõi, chăm sóc ngƣời bệnh và khi họp hội đồng ngƣời bệnh.

2.2.2. Nhược điểm:

- Điều dƣỡng GDSK cho ngƣời bệnh chƣa thƣờng xuyên, chƣa kiên trì.

- Tỷ lệ không nhỏ điều dƣỡng chƣa đánh giá kết quả GDSK, chƣa giành nhiều thời gian để GDSK.

- Trƣớc khi ngƣời bệnh ra viện thì ít hoặc không làm.

- Chƣa xác định đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng của điều dƣỡng, đôi khi chỉ làm lấy lệ, hình thức.

- Kiến thức về bệnh và kỹ năng GDSK, kỹ năng giao tiếp ứng xử còn hạn chế. Thông tin cần có chƣa đầy đủ, chƣa có tính thuyết phục:

Ví dụ: Ngƣời bệnh COPD vẫn hút thuốc lá, điều dƣỡng chỉ nhắc ngƣời bệnh không đƣợc hút thuốc lá. Chƣa cung cấp thông tin nguyên nhân của bệnh > 90% là do hút thuốc lá và tác hại của thuốc lá trực tiếp ảnh hƣởng đến bệnh, mức độ khó

thở, lƣợng đờm của ngƣời bệnh và phác đồ điều trị quan trọng nhất là cai thuốc lá. Nếu ngƣời bệnh không bỏ đƣợc thuốc lá thì kết quả điều trị rất thấp ngƣời bệnh không cải thiện đƣợc sức khỏe, những đợt cấp sẽ nhiều hơn. Nếu có điều kiện cho ngƣời bệnh xem băng đĩa có hình ảnh về tác hại thuốc lá trên mạch máu và hô hấp. Điều dƣỡng có thể cho ngƣời bệnh biết bỏ thuốc lá cần nghị lực quyết tâm chính của ngƣời bệnh và cốt lõi là vì sức khỏe của chính ngƣời bệnh. Điều dƣỡng có thể tƣ vấn một số phƣơng pháp cai thuốc lá có sự hỗ trợ của thuốc nhƣ kẹo cai thuốc, miếng dán và một số bài thuốc đông y cai thuốc lá có hiệu quả. Đầu tiên ngƣời bệnh phải có ý định bỏ thuốc sau đó là các cách để thực hiện bỏ thuốc lá và duy trì không tái nghiện.

Điều dƣỡng GDSK về phục hồi chức năng hô hấp cho ngƣời bệnh thƣờng chỉ dặn ngƣời bệnh tập thở sâu, uống nhiều nƣớc, ho khạc đờm vào ống nhổ tránh lây nhiễm. Chƣa hƣớng dẫn cách thở sâu, cách ho có hiệu quả cụ thể, và uống khoảng bao nhiêu nƣớc trong một ngày.

Điều dƣỡng GDSK về chế độ ăn chƣa nói cho ngƣời bệnh biết là nhu cầu dinh dƣỡng của bệnh COPD lớn hơn do thƣờng xuyên khó thở mất nhiều năng lƣợng, nếu chế độ ăn không đủ sẽ bị suy dinh dƣỡng mà ngƣời bệnh COPD thƣờng bị suy dinh dƣỡng. Khi bị suy dinh dƣỡng thì sức đề kháng giảm dễ nhiễm thêm bệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính của điều dưỡng tại bệnh viện 19 8 bộ công an năm 2019 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)