Xuất giải pháp để tiếp tục khắc phục vấn đề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng kiến thức, thái độ của điều dưỡng về thực hiện y lệnh thuốc tại khoa d3 bệnh viện phụ sản hà nội năm 2020 (Trang 33 - 43)

- Phòng điều dưỡng phối hợp với Phòng nghiên cứu khoa học-chỉ đạo tuyến tổ chức các lớp Tập huấn cho tất các các ĐD trong khoa với các nội dung về: Tư vấn, Giáo dục sức khỏe cho NB; Kiểm soát nhiễm khuẩn; Chăm sóc NB toàn diện, phòng ngừa sai sót trong sử dụng thuốc,…

- Kiểm tra, giám sát đột xuất việc tuân thủ quy trình thực hiện y lệnh thuốc của ĐD.

- Linh hoạt trong áp dụng các mô hình phân công chăm sóc; Thay đổi mô hình phân công chăm sóc NB: Từ mô hình phân công chăm sóc theo công việc chuyển thành mô hình phân công chăm sóc theo đội (gồm bác sỹ, điều dưỡng viên, hộ sinh viên chịu trác nhiệm điều trị, chăm sóc cho một số NB ở một đơn nguyên hay ở một số vùng bệnh) để đảm bảo NB được thực hiện thuốc đúng giờ.

- Điều chuyển hoặc bổ sung nhân lực ĐD, Hộ sinh cho khoa ( nhất là những thời điểm cao điểm vào cuối hàng năm)

- Xây dựng, ban hành quy định về thưởng, phạt liên quan đến các công tác chăm sóc trong đó có nội dung liên quan đến việc thực hiện y lệnh thuốc cho NB đối với Điều dưỡng.

KẾT LUẬN

Qua phỏng vấn và quan sát 60 ĐD tại khoa D3, bệnh viện Phụ sản hà nội, chúng tôi thu được kết quả cụ thể như sau:

- Hơn 95%% ĐD tại khoa D3 có kiến thức, thái độ đúng và đầy đủ về thực hiện y lệnh thuốc cho NB.

Tuy nhiên thực hành thực hiện y lệnh thuốc còn một số tồn tại sau:

- Việc hướng dẫn, giải thích cho NB tuân thủ điều trị có 10% ĐD không làm - Công tác đảm bảo vệ sinh phòng chống nhiễm khuẩn còn 10% ĐD làm chưa đúng

- 20% ĐD không trực tiếp chứng kiến người bệnh dùng thuốc sau khi phát thuốc cho NB

- Thực hiện y lệnh thuốc đúng thời gian có 15% ĐD làm chưa đúng - Theo dõi thường xuyên NB có 15% ĐD làm chưa đúng

GIẢI PHÁP

1. Đối với Bệnh viện

- Phòng điều dưỡng Bệnh viện phối hợp với Phòng nghiên cứu khoa học-chỉ đạo tuyến tổ chức các lớp Tập huấn cho tất các các ĐD trong khoa với các nội dung về: Tư vấn, Giáo dục sức khỏe cho NB; Kiểm soát nhiễm khuẩn; Chăm sóc NB toàn diện, phòng ngừa sai sót trong sử dụng thuốc,…để nâng cao kiến thức và nhấn mạnh hơn nữa tầm quan trọng của việc thực hiện thuốc theo y lệnh.

- Kiểm tra, giám sát đột xuất việc tuân thủ quy trình thực hiện y lệnh thuốc của ĐD.

- Điều chuyển hoặc bổ sung nhân lực ĐD, Hộ sinh cho khoa (nhất là những thời điểm cao điểm vào cuối hàng năm)

- Xây dựng, ban hành quy định về thưởng, phạt liên quan đến các công tác chăm sóc trong đó có nội dung liên quan đến việc thực hiện y lệnh thuốc cho NB đối với Điều dưỡng.

2. Đối với điều dưỡng/Khoa

- Linh hoạt trong áp dụng các mô hình phân công chăm sóc; Thay đổi mô hình phân công chăm sóc NB: Từ mô hình phân công chăm sóc theo công việc chuyển thành mô hình phân công chăm sóc theo đội (gồm bác sỹ, điều dưỡng viên, hộ sinh viên chịu trác nhiệm điều trị, chăm sóc cho một số NB ở một đơn nguyên hay ở một số vùng bệnh) để đảm bảo NB được thực hiện thuốc đúng giờ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO * Tiếng Việt

1. Bộ Y tế (2011). Thông tư số: 23/2011/TT-BYT về hướng dẫn sử dụng thuốc trong cơ sở y tế có giường bệnh, ban hànhngày 10/06/2011.

2. Bộ Y tế (2011). Thông tư số: 07/2011/TT-BYT về hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện ban hànhngày 26/01/2011. 3. Bộ Y tế (2014). Tài liệu đào tạo liên tục an toàn người bệnh, Nhà xuất bản Y

học, Hà Nội.

4. Bệnh viện Phụ sản Hà Nội (2018). Quy trình giám sát hoạt động sử dụng thuộc hợp lý và an toàn tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.

5. Dương Thanh Tâm (2014). Đánh giá an toàn trong thực hành thuốc cho trẻ em tại một số cơ sở y tế của Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Dược học, Trường Đại học Dược hà Nội.

6. Đinh Thị Hồng Vân, 10 đúng trong dùng thuốc,

http://qpsolutions.vn/newsdetail.asp?newsID=210&cat1id=7&cat2id=18&title =10-dung-trong-dung-thuoc Accessed 30/7/2020

7. Đoàn Thị Phương Thảo (2015). Bước đầu khảo sát các sai sót trong sử dụng thuốc và mối liên quan với biến cố bất lợi từ cơ sở dữ liệu báo cáo ADR ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội.

8. Lý Quốc Trung, Sai sót trong dùng thuốc.

https://www.slideshare.net/VoHa1/sai-st-trong-s-dng-thuctsbs-l-quc-trung- nguyn-hng-thoh-y-dc-hcm Accessed 26/6/20120

* Tiếng Anh

9. Barker et al (2002). Medication errors observed in 36 Health care facilites.

Archives of Internal Medicine, 162 , 1897-903.

10. Bates DW, Spell N et al (1997). The cost of adverse drugs events in

hopitalized. JAMA, 277, 301-34

11. Kohn LT, et al (1999). To err is human- building a safer health system.

Washington, DC: National Academy Press.

12. Nguyen H, Nguyen T et al (2013). GRP-057 erros in medicines preparation

and administration in Vietnamese hospital, Science and Pratice European

Jounal of Hospital Pharmacy:Science and pratice, 20.

13. James J T. (2013). A new, evidence –based estimate of patient harms

14. Phillips DF (1998). Increase in US medication-error deaths between 1983-

1993, Lancet, 351, 643-4.

15. Runciman, W. B et al (2003). Adverse drug events and medication erros in

Australia. International Journal for Quality in Helath Care, 15 (1), 49-59

16. WHO (2014). Reporting and learning systems for medication erros: the role of pharmacovigilance centres.

17. Centers for disease control prevention, Leading cause of dealth,

http://www.cdc.gov/nchs/fastars/leading-cause-of-death.htm Accessed 26/6/2020. 18. Matt vera , The 10 Rights of Drug Administration, http://nurseslabs.com/10-rs-rights-of-drug-

administration/ Accessed 30/7/2020

19. Ronda G., Medication Administration Safety,

PHỤ LỤC

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH CỦA ĐIỀU DƯỠNG VỀ THỰC HIỆN Y LỆNH THUỐC

PHẦN A: THÔNG TIN CHUNG 1. Tuổi: 2. Giới: 3. Trình độ chuyên môn Trung cấp Cao đẳng Đại học Sau đại học 4. Thâm niên công tác

< 5 năm 5-10 năm 11-15 năm >15 năm

5. Số lượng thời gian làm việc/tuần < 40h/tuần

>= 40h/tuần

6. Đánh giá về khối lượng làm việc/ngày:

7. Theo Anh/Chị, việc thực hiện Y lệnh thuốc của ĐD cho NB là: Quan trọng

Rất quan trọng Không quan trọng Rất không quan trọng

PHẦN B. KIẾN THỨC, THỰC HIỆN Y LỆNH THUỐC 1. Kiến thức

TT Nội dung Đúng Sai

Trước khi cho NB dung thuốc

1

Công khai thuốc hằng ngày cho NB bằng cách công khai thuốc cho NB trước khi dung thuốc, đồng thời yêu cầu NB hoặc người nhà ký nhận vào Phiếu công khai thuốc (theo mẫu Phụ lục 7). Phiếu công khai thuốc để ở kẹp đầu hoặc cuối giường bệnh.

2 Hướng dẫn, giải thích cho NB tuân thủ điều trị.

3

Kiểm tra thuốc (tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, liều dùng 1 lần, số lần dùng thuốc trong 24h, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc, thời điểm dùng thuốc và đường dùng thuốc) so với y lệnh, kiểm tra hạn sử dụng và chất lượng cảm quan của thuốc so với y lệnh.

4

Khi phát hiện bất thường trong y lệnh như chỉ định sử dụng thuốc quá liều quy định, đường dùng không hợp lý hoặc dùng nhiều thuốc đồng thời gây tương tác, điều dưỡng viên phải báo cáo với thầy thuốc.

5

Chuẩn bị đủ phương tiện cho NB dùng thuốc: khay thuốc, nước uống hợp vệ sinh đối với trường hợp NB dùng thuốc uống, lọ đựng thuốc uống theo giờ cho từng NB.

6 Phương tiện vận chuyển thuốc phải đảm bảo sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng, dễ thấy trong khi người bệnh dùng thuốc.

7 Chuẩn bị hộp thuốc cấp cứu và phác đồ chống sốc đối với thuốc phải dùng đường tiêm.

8 Chuẩn bị dụng dịch tiêm cho NB phải pha đúng dung môi, đủ thể tích và theo quy định chủa nhà sản xuất.

Trong khi NB dùng thuốc

9 Đảm bảo vệ sinh chống nhiễm khuẩn.

Đúng đường dùng, Đúng thời gian.

11 Trực tiếp chứng kiến NB dùng thuốc và theo dõi, phát hiện kịp thời các bất thường của NB trong khi dùng thuốc.

Sau khi NB dùng thuốc

12

Theo dõi thường xuyên để kịp thời xử trí các bất thường của NB.Ghi chép đầy đủ các diễn biến lâm sàng của NB vào hồ sơ bệnh án.

13 Ghi cụ thể số thuốc điều trị cho mỗi NB, mỗi khi thực hiện xong một thuốc phải đánh dấu thuốc đã thực hiện.

14 Bảo quản thuốc còn lại (nếu có) theo đúng nhu cấu của nhà sản xuất.

15 Xử lý và bảo quản dụng cụ liên quan đến dùng thuốc cho NB theo đúng quy định.

2. Thực hiện y lệnh thuốc của Điều dưỡng

TT Nội dung Thực hiện

Trước khi cho NB dung thuốc Đúng Không Chưa

đúng

1

Công khai thuốc hằng ngày cho NB bằng cách công khai thuốc cho NB trước khi dung thuốc, đồng thời yêu cầu NB hoặc người nhà ký nhận vào Phiếu công khai thuốc (theo mẫu Phụ lục 7). Phiếu công khai thuốc để ở kẹp đầu hoặc cuối giường bệnh.

2 Hướng dẫn, giải thích cho NB tuân thủ điều trị.

3

Kiểm tra thuốc (tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, liều dùng 1 lần, số lần dùng thuốc trong 24h, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc, thời điểm dùng thuốc và đường dùng thuốc) so với y lệnh, kiểm tra hạn sử dụng và chất lượng cảm quan của thuốc so với y lệnh.

sử dụng thuốc quá liều quy định, đường dùng không hợp lý hoặc dùng nhiều thuốc đồng thời gây tương tác, điều dưỡng viên phải báo cáo với thầy thuốc.

5

Chuẩn bị đủ phương tiện cho NB dùng thuốc: khay thuốc, nước uống hợp vệ sinh đối với trường hợp NB dùng thuốc uống, lọ đựng thuốc uống theo giờ cho từng NB.

6

Phương tiện vận chuyển thuốc phải đảm bảo sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng, dễ thấy trong khi người bệnh dùng thuốc.

7 Chuẩn bị hộp thuốc cấp cứu và phác đồ chống sốc đối với thuốc phải dùng đường tiêm.

8

Chuẩn bị dụng dịch tiêm cho NB phải pha đúng dung môi, đủ thể tích và theo quy định chủa nhà sản xuất.

Trong khi NB dùng thuốc

9 Đảm bảo vệ sinh chống nhiễm khuẩn.

10 Đảm bảo 5 đúng: Đúng NB, Đúng thuốc, Đúng liều dùng, Đúng đường dùng, Đúng thời gian.

11

Trực tiếp chứng kiến NB dùng thuốc và theo dõi, phát hiện kịp thời các bất thường của NB trong khi dùng thuốc.

Sau khi NB dùng thuốc

12

Theo dõi thường xuyên để kịp thời xử trí các bất thường của NB.Ghi chép đầy đủ các diễn biến lâm sàng của NB vào hồ sơ bệnh án.

13

Ghi cụ thể số thuốc điều trị cho mỗi NB, mỗi khi thực hiện xong một thuốc phải đánh dấu thuốc đã thực hiện.

của nhà sản xuất.

15 Xử lý và bảo quản dụng cụ liên quan đến dùng thuốc cho NB theo đúng quy định.

3. Quy trình giám sát hoạt động sử dụng thuốc hợp lý, an toàn tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội

3.1. Khai thác thông tin NB

(Bao gồm cả khai thác thông tin trên bệnh án và tiến hành phỏng vấn trực tiếp NB) về:

- Tiền sử sử dụng thuốc

- Tóm tắt các dữ kiện lâm sàng và các kết quả cận lâm sàng đã có 3.2. Xem xét các thuốc kê đơn

(Trong quá trình đi buồng bệnh và xem xét y lệnh trong hồ sơ bệnh án, đơn thuốc) về:

- Chỉ định; -Chống chỉ định; -Lựa chọn thuốc

- Thuốc dùng cho NB: liều dùng, khoảng cách dùng, thời điểm dùng, đường dùng, dừng thuốc trên các đối tượng đặc biệt, thời gian dùng thuốc

- Các tương tác thuốc cần chú ý; -Phản ứng có hại của thuốc * Quy chế hành chính trong đơn thuốc

Sau khi hoàn thành quá trình xem xét các thuốc được kê đơn cho NB, nếu phát hiện có vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc chưa hợp lý, an toàn, dược sĩ trao đổi với bác sĩ điều trị để tối ưu hóa việc dùng thuốc

3.3. Giám sát thực hiện y lệnh thuốc Giám sát thực hiện y lệnh thuốc:

3.3.1. Trước khi NB dùng thuốc

a. Công khai thuốc dùng hang ngày cho từng NB bằng cách thông báo cho NB trước khi dùng thuốc, phát “đơn thuốc” và thuốc điều trị.

b. Kiểm tra thuốc (tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, liều dùng 1 lần, số lần dùng thuốc trong 24 giờ, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc, thời điểm dùng thuốc và đường dùng thuốc) so với y lệnh, kiểm tra hạn sử dụng và chất lượng cảm quan của thuốc.

- Phương tiện vận chuyển thuốc phải đảm bảo sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng, dễ thấy.

- Chuẩn bị sẵn sàng hộp thuốc cấp cứu và phác đồ chóng sốc đối với thuốc phải dùng đường tiêm.

- Chuẩn bị dung dịch tiêm cho NB phải pha đúng dung môi, đủ thể tích và theo quy định của nhà sản xuất.

3.3.2. Trong khi NB dùng thuốc: Đảm bảo 5 đúng

- Đúng NB. - Đúng thuốc. - Đúng liều dùng. - Đúng đường dùng. - Đúng thời gian.

3.3.3. Sau khi NB dùng thuốc

a. Theo dõi NB thường xuyên để kịp thời xử trí các bất thường của NB. Ghi chếp đầy đủ các diễn biến lâm sàng của NB vào hồ sơ bệnh án.

b. Ghi cụ thể số thuốc điều trị cho mỗi NB, mỗi khi thực hiện xong một thuốc phải đánh dấu thuốc đã thực hiện.

3.4. Rút kinh nghiệm - Chia sẻ thông tin

Căn cứ các tồn tại được phát hiện trong quá trình kiểm tra, người kiểm tra thông báo, trao đổi với các khoa phòng, nhân viên y tế liên quan để khắc phục các vấn đề này.

* Hướng dẫn sử dụng thuốc cho điều dưỡng viên.

* Phối hợp với bác sĩ điều trị để cung cấp thông tin tư vấn cho NB về những điều cần lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc.

3.5. Tổng kết - Báo cáo

Hàng quý, người kiểm tra cần tổng kết công tác giám sát sử dụng thuốc an toàn, hợp lý báo cáo trưởng khoa dược, hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng kiến thức, thái độ của điều dưỡng về thực hiện y lệnh thuốc tại khoa d3 bệnh viện phụ sản hà nội năm 2020 (Trang 33 - 43)