Kết quả khảo sát thực hành phòng NKVM của hộ sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng kiến thức, thực hành của hộ sinh trong dự phòng nhiễm khuẩn sau mổ tại khoa sản nhiễm khuẩn trung tâm sản nhi – bệnh viện đa khoa tỉnh phú thọ năm 2020 (Trang 28 - 35)

Bảng 2.9.Thực hành quy trình thay băng chuẩn phòng NKVM (n=20)

Nội dung Mức độ Số lượng Tỷ lệ(%) Rửa tay/ sát khuẩn tay Đạt 18 90

Không đạt 2 10

Mang khẩu trang Đạt 17 85

Không đạt 3 15 Trải săng dưới vùng thay băng,mang

găng sạch/ panh để tháo băng

Đạt 15 75

Không đạt 5 25 Sát khuẩn tay, mở gói dụng cụ, rót dung

dịch rửa

Đạt 17 85

Không đạt 3 15 Sát khuẩn tay, mang găng vô khuẩn Đạt 15 75 Không đạt 5 25 Rửa vết mổ/ chân dẫn lưu Đạt 19 95 Không đạt 1 5 Sát khuẩn vết mổ/ chân dẫn lưu Đạt 16 60

Không đạt 4 20

Băng vết mổ Đạt 20 100

Không đạt 0 0

Thu dọn dụng cụ Đạt 20 100

Không đạt 0 0 Rửa tay/ sát khuẩn tay Đạt 14 70

Không đạt 6 30 Nhận xét:

Kết quả trên cho thấy 100% hộ sinh làm đạt bước băng vết mổ phủ kín và cách rìa vết mổ 3- 5 cm và bước thu dọn dụng cụ.Có 70% hộ sinh là thực hiện rửa tay/sát

khuẩn tay sau khi kết thúc quy trình thay băng trên 1 người bệnh, còn lại các bước trong quy trình đều làm đạt 75% trở lên.

Bảng 2.10. Xếp loại thực hành quy trình thay băng chuẩn.

Kết quả đánh giá Số lượng Tỷ lệ (%) Chung

Số lượng Tỷ lệ(%) Đạt Tốt 7 35 17 85 Khá 10 50 Chưa đạt Trung bình 3 15 3 15 Kém 0 0 Tổng 20 100 20 100 Nhận xét:

Qua nghiên cứu cho thấy có 85% hộ sinh thực hiện đạt và 15% chưa đạt quy trình kỹ thuật thay băng, trong đó 35% hộ sinh làm tốt, 50% làm khá, 15% làm trung bình và không có ai xếp loại kém.

Bảng 2.11. Xếp loại thực hành quy trình thay băng chuẩn theo đặc điểm của đối tượng

Đặc điểm của đối tượng

Thực hành quy trình thay băng

Đạt Chưa đạt Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Trình độ chuyên môn Đại học 7 87.5 1 12.5 Cao đẳng 10 83.3 2 16.7 Thời gian công tác 1 – 5 năm 3 60 2 40 >5 năm 14 93.3 1 6.7 Đào tạo/ tập huấn 1 lần 1 50 1 50 >1 lần 16 88.9 2 11.1 Nhận xét: Từ bảng kết quả ta thấy:

- Có 87.5% hộ sinh có trình độ đại học thực hiện thay băng đạt cao hốn với hộ sinh cao đẳng 83.3%. Tỷ lệ thay băng chưa đạt của hộ sinh đại học là 12.5% thấp hơn với hộ sinh cao đẳng.

- Tỷ lệ hộ sinh có thời gian công tác >5 năm thực hiện thay băng đạt là 93.3% cao hơn so với hộ sinh có thời gian công tác 1- 5 năm( 60%) và thay băng chưa đạt (6.7%) thấp hơn so với hộ sinh có thời gian công tác 1- 5 năm (40%).

- Hộ sinh được đào tạo/ tập huấn >1 lần thực hiện thay băng đạt là 88.9% cao hơn so với hộ sinh được đào tạo/ tập huấn 1 lần (50%). Có 11.1% hộ sinh đào tạo/ tập huấn >1 lần thực hiện quy trình thay băng chưa đạt, tỷ lệ này thấp hơn so với hộ sinh được đào tạo/ tập huấn 1 lần (50%).

Bảng 2.12. Thực hành sát khuẩn tay bằng dung dịch chứa cồn

Nội dung Mức độ Số lượng Tỷ lệ (%) Làm ướt tay, lấy dung dịch sát khuẩn

tay, xoa hai lòng bàn tay vào nhau

Đạt 20 100

Chưa đạt 0 0 Sát khuẩn mu bàn tay và kẽ ngón tay Đạt 17 85

Chưa đạt 3 15 Chà sạch lòng bàn tay và kẽ ngón tay Đạt 16 80 Chưa đạt 4 20 Móc hai bàn tay vào nhau và chà sạch

mặt mu các ngón tay

Đạt 18 90

Chưa đạt 2 10 Làm sạch ngón cái mỗi bên Đạt 20 100

Chưa đạt 0 0 Sát khuẩn đầu các ngón tay Đạt 20 100

Chưa đạt 0 0 Nhận xét :

Trong các bước thực hiện sát khuẩn tay bằng dung dịch có chứa cồn cho thấy tỷ lệ đạt tương đối cao, đều đạt 80% trở lên.

Bảng 2.13. Xếp loại thực hành sát khuẩn tay bằng dung dịch chứa cồn

Kết quả đánh giá Số lượng Tỷ lệ (%) Chung

Số lượng Tỷ lệ (%) Đạt Tốt 8 40 18 90 Khá 10 50 Chưa đạt Trung bình 2 10 2 10 Kém 0 0 Tổng 20 100 20 100 Nhận xét:

Qua bảng số liệu trên cho thấy có 90% hộ sinh thực hiện quy trình sát khuẩn tay đạt, 10% làm chưa đạt. Trong đó làm tốt 40%, khá 50%, trung bình 10%.

Bảng 2.14. Giáo dục sức khỏe cho người bệnh/người nhà người bệnh.

Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%)

Hướng dẫn cách giữ gìn và bảo vệ vết mổ Có 20 100

Không 0 0

Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng và vận động Có 10 50

Không 10 50 Các triệu chứng báo hiệu biến chứng

NKVM

Có 16 80

Không 4 20

Cách xử trí khi nhận thấy các triệu chứng

NKVM

Có 8 40

Không 12 Xếp loại thực hành giáo dục sức khỏe cho

người bệnh/ người nhà người bệnh

Đạt 15 75

Chưa đạt 5 25 Nhận xét:

Từ kết quả trên cho thấy : tỷ lệ hộ sinh có hướng dẫn cách giữ gìn và bảo vệ vết mổ cho người bệnh/người nhà người bệnh đạt tỷ lệ 100%, 50% có hướng dẫn chế độ dinh dưỡng và vận động, 80% có hướng dẫn các triệu chứng báo hiệu các biến chứng NKVM, chỉ có 40% hướng dẫn cách xử trí khi nhận thấy các triệu chứng NKVM.

Bảng 2.15. Thực hành chung về phòng nhiễm khuẩn vết mổ.

Thực hành Số lượng Tỷ lệ (%) Thực hành quy trình thay băng vô khuẩn Đạt 17 85

Chưa đạt 3 15 Thực hành giáo dục sức khỏe Đạt 15 75 Chưa đạt 5 25 Thực hành chung Đạt 14 70 Chưa đạt 6 30 Nhận xét:

Do nội dung thực hành quy trình rửa tay/sát khuẩn tay đều nằm trong các bước của quy trình thay băng vô khuẩn nên bảng 2.15 chỉ đưa ra hai nội dung thực hành để đánh giá thực hành chung : quy trình thay băng vô khuẩn và thực hành GDSK cho người bệnh/người nhà người bệnh.

Hộ sinh được đánh giá thưc hành chung là đạt khi thực hiện đạt cả 2 nội dung thực hành thay băng vô khuẩn và giáo dục sức khỏe. Từ đó kết quả trên cho thấy tỷ lệ hộ sinh thực hành chung đạt là 70% và chưa đạt là 30%.

Chương 3 BÀN LUẬN

3.1. Thực trạng của vấn đề

Kiểm soát tốt NKVM làm giảm rõ rệt tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện chung của toàn bệnh viện, qua đó cải thiện chất lượng khám chữa bệnh ở một bệnh viện. Một số biện pháp đã được xác đinh phòng NKVM có hiệu quả như: Tắm bằng xà phòng có chất khử khuẩn cho người bệnh trước phẫu thuật, loại bỏ lông và chuẩn bị vùng rạch da đúng quy định, khử khuẩn tay ngoại khoa và thường quy bằng dung dịch vệ sinh tay chứa cồn, áp dụng đúng liệu pháp kháng sinh dự phòng, tuân thủ chặt chẽ quy trình vô khuẩn trong buồng phẫu thuật và khi chăm sóc vết mổ, nhận định về nhiễm trùng vết mổ, kiểm soát đường huyết, ủ ấm người bệnh trong phẫu thuật, duy trì tốt các điều kiện vô khuẩn khu phẫu thuật như dụng cụ, đồ vải dùng trong phẫu thuật được tiệt khuẩn đúng quy trình, nước vô khuẩn cho vệ sinh tay ngoại khoa và không khí sạch trong buồng phẫu thuật . Để nâng cao được hiệu quả phòng NKVM, mọi nhân viên y tế trong đó điều dưỡng/ hộ sinh là người tiếp cận và chăm sóc nhiều thời gian nhất trên người bệnh cần phải có kiến thức tốt về các vấn đề này.

Qua điều tra 20 hộ sinh của khoa Sản Nhiễm Khuẩn có chăm sóc vết mổ cho bệnh nhân đã đánh giá được kiến thức và thực hành liên quan đến phòng NKVM:

Kiến thức của hộ sinh.

Hầu hết các hộ sinh đều có kiến thức đạt chiếm tỷ lệ 80%. Toàn bộ đều biết được mục đích của tay, thời điểm rửa tay, phòng ngừa NKVM, đánh giá vết mổ.

Tình hình chăm sóc vết mổ tại khoa Sản Nhiễm Khuẩn

 Quá trình chuẩn bị hộ sinh

Đa số các hộ sinh đều chuẩn bị đúng quy trình, trong đó bước đối chiếu tên bệnh nhân đều thực hiện. thực hiện thiếu sót nhiều là không giải thích rõ cho bệnh nhân việc định làm. Chuẩn bị xe thay băng không đầy đủ. Một số đối tượng thực hiện bước rửa tay còn thiếu, hoặc thời gian rửa tay không đủ. Rửa tay là bước quan trọng trong quy trình để ngăn ngừa NKVM.

 Thực hành quá trình thay băng

Toàn bộ quá trình thay băng của hộ sinh thực hiện đúng chiếm tỷ lệ cao (70%). Trong đó 2 thao tác băng vết mổ và thu dọn dụng cụ có 100% hộ sinh thực

hiện đúng và đủ. Các bước thực hiện sai nhiều nhất là : trải săng dưới vùng thay băng, mang găng sạch hoặc panh để tháo băng;sát khuẩn tay, mang găng vô khuẩn; rửa tay/sát khuẩn tay sau khi kết thúc quy trình. Kết quả quan sát quá trình thực hiện cho thấy phần đa thực hiện đúng toàn bộ và tỷ lệ giáo dục sức khỏe cho người bệnh cũng khá cao đạt 75%. Điều này cho thấy tầm quan trọng của thay băng được chú trọng, thực trạng thay băng được cải thiện. Công tác kiểm tra, giám sát của các phòng chức năng và việc cung cấp đầy đủ phương tiện đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi hành vi của nhân viên y tế về vấn đề này. Qua quan sát dù không báo trước nhưng tất cả hộ sinh đều thực hiện việc rửa tay thường quy/ sát khuẩn tay bằng dung dịch chứa cồn nhưng còn một phần nhỏ cán bộ rửa tay còn thiếu bước hoặc không đủ thời gian.

Các bước trong quy trình còn sai sót: Rửa vết mổ

Thấm khô vết mổ Sát khuẩn vết mổ

Đó là những bước rất căn banrcuar quá trình thay băng. Những bước này đều liên quan đến kiến thức và kỹ năng cho hộ sinh để công tác thay băng trở nên chuyên nghiệp hơn.

 Thực hành quá trình sau thay băng

Tất cả các hộ sinh đều thực hiện đúng bước thu dọn dụng cụ và sát khuẩn tay sau thay băng. Tuy nhiên lỗi thường gặp nhất là khâu không ghi ngay vào hồ sơ tình trạng thay băng vết mổ. Lỗi này được giải thích là do tình trạng bệnh nhân đông, áp lực công việc cần làm nhanh tránh tình trạng bệnh nhân thắc mắc và thường ghi sau khi kết thúc toàn bộ quá trình thay băng cho tất cả các bệnh nhân.

* Những thuận lợi và khó khăn:

 Thuận lợi

- Tại khoa có đầy đủ trang thiết bị,dụng cụ phục vụ cho công tác chăm sóc người bệnh.

- Thường xuyên được tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như tinh thần phục vụ người bệnh.

- Sự phối hợp tốt giữa bác sỹ điều trị nên công việc chăm sóc người bệnh được chu đáo, ít xảy ra sai sót.

- Đã áp dụng Thông tư 07/2011/TT-BYT ” Hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện”.

- Tinh thần khẩn trương, nhanh chóng hết lòng vì người bệnh.

Khó khăn

- Đội ngũ hộ sinh còn chưa phát huy hết khả năng, tính chủ động trong công việc còn chưa cao.

- Ý thức và khả năng phát huy vai trò chủ động trong chuyên môn của hộ sinh còn yếu, chủ yếu phụ thuộc vào y lệnh điều trị và phối hợp điều trị.

- Nhân lực còn thiếu, lưu lượng bệnh nhân đông nên dẫn đến tình trạng làm tắt bước hoặc thực hiện chưa đạt yêu cầu về thời gian.

- Về kỹ thuật:

Người trẻ có kiến thức nhưng kinh nghiệm còn hạn chế nên thực hiện quy trình chưa được chuẩn xác, thiếu tự tin, nhận định, đánh giá tình trạng bệnh nhân chưa tốt.

Đội ngũ nhân viên được đào tạo ở nhiều trường khác nhau dẫn đến trình độ chuyên môn không đồng đều dẫn đến chất lượng công tác chăm không thống nhất, không đảm bảo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng kiến thức, thực hành của hộ sinh trong dự phòng nhiễm khuẩn sau mổ tại khoa sản nhiễm khuẩn trung tâm sản nhi – bệnh viện đa khoa tỉnh phú thọ năm 2020 (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)