Một số nghiên cứu thực trạng và hiệu quả của giáo dục về chế độ ăn cho bà mẹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi nhận thức của bà mẹ về chế độ ăn cho con dưới 24 tháng tuổi tại huyện thạch hà tỉnh hà tĩnh năm 2017 sau giáo dục dinh dưỡng (Trang 28)

bà mẹ có con nhỏ

1.2.1. Trên thế giới

Ở Bangldesh cho ăn bổ sung bắt đầu quá sớm hoặc quá muộn: các loại thực phẩm đƣợc cung cấp không phù hợp, dẫn đến tỷ lệ SDD ở trẻ em cao. Mặt khác, 25% trẻ từ 6 - 9 tháng không ăn bất kỳ thực phẩm nào khác ngoài sữa mẹ. Trong số trẻ em đã vƣợt qua tuổi bú mẹ hoàn toàn, chỉ có 42% đƣợc ăn bổ sung [18].

Theo nghiên cứu của Sah.N tại Nepal cho thấy tỷ lệ SDD cao ở nhóm tuổi 7- 12 tháng tuổi và tăng lên các nhóm sau. Điều này liên quan đến kiến thức và thực hành chế độ cho con ăn của bà mẹ. Trình độ giáo dục của bà mẹ ảnh hƣởng đến tình trạng dinh dƣỡng của con: nhóm trẻ của các bà mẹ biết chữ có tỷ lệ SDD thấp hơn nhóm trẻ của của các bà mẹ mù chữ [ 29].

Một nghiên cứu khác tại Bangladesh của Zongrone.A cho biết thời gian cho trẻ ăn dặm đúng và chế độ ăn uống đa dạng sẽ giúp trẻ giảm đƣợc tình trạng SDD [26].

Kết quả nghiên cứu của Mahmood.S.E và cộng sự tại Ấn Độ cho thấy thời điểm bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung chƣa đúng còn cao: khoảng 13,8% các bà mẹ bắt đầu cho con bổ sung trƣớc 6 tháng tuổi, gần 13% các bà mẹ bắt đầu cho con ăn bổ sung sau chín tháng tuổi. Hai phần ba các bà mẹ không đƣợc hƣớng dẫn làm thức ăn cho trẻ (40). Cho ăn bổ sung quá sớm hoặc muộn đều ảnh hƣởng xấu đến tình trạng dinh dƣỡng của trẻ từ 6 đến 24 tháng tuổi. Sự tăng trƣởng sút kém trở nên tồi tệ từ khoảng sáu tháng tuổi và hậu quả là SDD trong những tháng này và những năm sau đó [21].

Nghiên cứu của Ogumba.B.O tại Nigeria cho thấy chỉ có 20% bà mẹ có thái độ đúng về cho con ăn bổ sung. Thái độ của bà mẹ chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố nhƣ kiến thức, kinh nghiệm và nguồn thông tin nhận đƣợc. Có mối quan hệ giữa thái độ với SDD gầy còm. Những bà mẹ có thái độ đúng có xu hƣớng cải thiện tình trạng dinh dƣỡng cân nặng theo tuổi [22].

Tác giả Dsouza.A và cộng sự đã nghiên cứu về hiệu quả của chƣơng trình giáo dục sức khỏe lên kiến thức, thái độ của bà mẹ về cho con ăm bổ sung tại Ấn

Độ cho kết quả: đa số các bà mẹ trong ngẫu nhiên đã lập gia đình (80%), có 70% thuộc tình trạng kinh tế thấp và có 76% các bà mẹ nhận đƣợc nguồn thông tin về cho con ăn bổ sung. Bà mẹ có kiến thức đúng về cho con ăn bổ sung trƣớc khi tham gia chƣơng trình giáo dục sức khỏe về cho con ăn bổ sung là 14%, sau khi tham gia là 32%. Thái độ đúng của các bà mẹ trƣớc khi tham gia là 50% và sau khi tham gia là 68%. Có mối liên quan giữa kiến thức của bà mẹ trƣớc khi tiếp nhận thông tin với số con, tình trạng kinh tế; không có mối liên quan giữa kiến thức với tuổi, trình độ học vấn bà mẹ. Không có mối liên quan giữa thái độ của bà mẹ trƣớc khi tiếp nhận thông tin với tuổi của mẹ, số con, tình trạng kinh tế xã hội, và trình độ học vấn [19].

Một nghiên cứu khác tại Ấn Độ của Aggarwal.A và cộng sự khảo sát kiến thức, thực hành về cho con ăn bổ sung của các bà mẹ có con từ 6 - 24 tháng cho thấy trong số 200 trẻ em đƣợc nghiên cứu chỉ có 35 (17,55) nhận đƣợc thức ăn từ 6 tháng. Kiến thức đúng về thời điểm ăn bổ sung chiếm 46%, thành phần bữa ăn đủ 4 nhóm thực phẩm chiếm 46,5%. Chỉ có 8% bà mẹ có kiến thức đúng chung về cho con ăn bổ sung. Có mối liên quan giữa kiến thức về thời điểm với trình độ học vấn của bà mẹ [17].

Theo nghiên cứu của Joshi.N và cộng sự tại Ấn Độ trên 100 bà mẹ sống ở nông thôn trong độ tuổi 20 - 30 tuổi, tình trạng kinh tế xã hội thấp: khoảng 8% bà mẹ mù chữ. Nguồn thông tin về chế độ dinh dƣỡng của trẻ bà mẹ nhận đƣợc từ ti vi chiếm tỷ lệ cao nhất (77%), tiếp theo từ nhân viên y tế (72%), đài phát thanh (59%). Nghiên cứu cũng cho thấy cải thiện giáo dục sức khỏe có hiệu quả trong việc nâng cao kiến thức của bà mẹ và nhấn mạnh sƣ cần thiết của các chƣơng trình giáo dục sức khỏe để loại trừ SDD hiệu quả [20].

1.2.2. Tại Việt Nam

Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con SDD tại Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố Hồ Chí Minh của Lê Thị Ngọc Dung và Nguyễn Phƣớc Hƣng cho thấy đa số các bà mẹ có kiến thức đúng về thời điểm bắt đầu cho ăn dặm là (71,1%) vào thời điểm cai sữa mẹ (56,8%), nhƣng chƣa hiểu biết

đúng về 4 nhóm thức ăn (26,6%), chế độ ăn trong 4 tháng đầu (33,3%) và khi trẻ ốm (36,6%), cũng nhƣ rất ít bà mẹ biết sử dụng biểu đồ tăng trƣởng (11.7%) [4].

Nghiên cứu tình trạng dinh dƣỡng của trẻ dƣới 2 tuổi và thực hành nuôi dƣỡng trẻ của bà mẹ tại huyện Hƣớng Hóa và Dakrong của Đoàn Thị Ánh Tuyết và Lê Thị Hƣơng cho thấy: Tỷ lệ trẻ SDD nhẹ cân là 36,2%, thấp còi là 46,5% và gầy còm là 10,5%. Thực hành của bà mẹ cho trẻ bú sớm một giờ sau sinh là 93,3% và bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu là 37%. 36,5% trẻ đƣợc ăn bổ sung (ABS) trƣớc 4 tháng tuổi và 43,6% trẻ đƣợc tập ăn bổ sung từ 6-8 tháng tuổi. 21% trẻ đƣợc ăn đủ 4 nhóm thực phẩm [2].

Kết quả nghiên cứu của Lê Thị Năng tại Bình Định cho thấy tỷ lệ kiến thức đúng của bà mẹ về cho con ăn dặm là: 66,2%, thái độ đúng về cho con ăn dặm là: 57,4%. Có sự liên quan giữa kiến thức, thái độ của bà mẹ với tình trạng suy dinh dƣỡng của con: Những bà mẹ có kiến thức đúng về cho con ăn dặm có tỷ lệ con bị SDD nhẹ cân bằng 0,42 lần so với những bà mẹ có kiến thức chƣa đúng, những bà mẹ có kiến thức đúng về cho con ăn dặm có tỷ lệ con bị SDD thấp còi bằng 0,43 lần so với những bà mẹ có kiến thức chƣa đúng [6].

Nghiên cứu của Hà Ngọc Linh tại quận 12 - Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về cho con ăn dặm chiếm 73%. Có hai nguồn thông tin đƣợc bà mẹ cho là quan trọng nhất là nhân viên y tế (74,6%) và ông bà, cha mẹ (73,6%). Trong khi đó tỷ lệ bà mẹ nhận đƣợc nguồn thông tin từ các cộng tác viên chƣơng trình suy dinh dƣỡng hay đoàn thể chiếm 43,2%. Tuy nhiên khi cần thiết đa số các bà mẹ kiếm nguồn thông tin từ các nhân viên y tế (66%) [3].

Tác giả Trƣơng Thị Thu Thủy thực hiện nghiên cứu tại Đồng Tháp cho thấy bà mẹ có kiến thức đúng về thời điểm cho ăn dặm chiếm 36,7% thành phần bữa ăn dặm đủ 4 nhóm thức ăn 80,4% [16].

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Trân tại Hà Giang có mối liên quan giữa thời điểm cho ăn dặm, thành phần bữa ăn dặm, nguồn cung cấp thông tin với tình trạng dinh dƣỡng của con: những đứa trẻ đƣợc ăn dặm không đúng thời điểm có nguy cơ SDD gấp 1,43 lần so với ăn dặm đúng thời điểm. Những

đứa trẻ ăn dặm không đủ 4 nhóm thực phẩm có nguy cơ SDD cao gấp 2,22 lần so với trẻ ăn đủ 4 nhóm thực phẩm; những bà mẹ không tiếp nhận đƣợc nguồn cung cấp thông tin có tỷ lệ con bị SDD gấp 2,27 lần so với bà mẹ nhận đƣợc nguồn thông tin [10].

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Vũ Thành tại Hà Tây cho kết quả tỷ lệ SDD tăng dần theo nhóm tuổi. Số bà mẹ có kiến thức đúng ở nhóm SDD là 76,3% nhóm không SDD là 99%. Nhóm trẻ là con của những bà mẹ có kiến thức không đúng có nguy cơ SDD cao gấp 21,42% lần so với nhóm trẻ là con của bà mẹ có kiến thức đúng. Trẻ không đƣợc ăn đủ 4 nhóm thực phẩm có nguy cơ bị SDD cao gấp 7,72 lần so với trẻ ăn đủ 4 nhóm thực phẩm. Trẻ đƣợc ăn nhóm thực phẩm giàu chất béo nhƣ dầu/mỡ dƣới 3 lần sẽ có nguy cơ bị SDD gấp 3,35 lần so với trẻ đƣợc ăn dầu/mỡ hơn 3 lần/tuần [9].

1.2.3. Tại Hà Tĩnh

Hà Tĩnh là một tỉnh nghèo thuộc Miền Trung nơi thƣờng xuyên xẩy ra thiên tai, lũ lụt. Địa hình tƣơng đối phức tạp bao gồm: vùng núi, đồng bằng, vùng biển, cho nên tỷ lệ SDD khác nhau giữa các vùng miền. Trong những năm qua tỷ lệ SDD trẻ em đã giảm xuống rõ rệt, tuy nhiên tỷ lệ đó vẫn đang còn ở mức ca, qua tìm hiểu nguyên nhân SDD một phần là do nhận thức của bà mẹ về chế độ ăn cho con chƣa đúng.

Chƣơng 2

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Tất cả các bà mẹ từ 18 tuổi trở lên đang nuôi con dƣới 24 tháng tuổi đang sống tại 3 xã của huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh từ 01/2017 đến 5/2017.

- Tiêu chí chọn

+ Bà mẹ từ 18 tuổi trở lên hiện đang sống tại 3 xã của Huyện Thạch Hà, Tỉnh Hà Tĩnh có con dƣới 24 tháng tuổi tính từ ngày 01/01/217 đến 30/4/2017;

+ Bà mẹ đồng ý tham gia nghiên cứu.

- Tiêu chí loại trừ

+ Bà mẹ không trực tiếp nuôi con; + Bà mẹ không nuôi con bằng sữa mẹ;

+ Bà mẹ không thể trả lời phỏng vấn (bà mẹ bị mù, câm, điếc, tâm thần....)

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

2.2.1. Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 01 năm 2017 đến tháng 5 năm 2017.

2.2.2. Địa điểm nghiên cứu

Huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.

2.3. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu can thiệp dạng nghiên cứu trƣớc sau

2.4. Cỡ mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu 2.4.1. Cỡ mẫu 2.4.1. Cỡ mẫu

- Cỡ mẫu đƣợc tính dựa vào công thức: Đối tƣợng nghiên cứu Đánh giá trƣớc giáo dục Can thiệp giáo dục Đánh giá lần 1 (ngay sau giáo dục) Đánh giá lần 2 (sau can thiệp 1 tháng) So sánh, bàn luận và kết luận

2 2 2 / 1 ) 1 ( d p p nz   Trong đó: - n : là số lƣợng bà mẹ cần nghiên cứu .

- p là tỷ lệ bà mẹ nhận thức đúng về chế độ ăn cho con. Qua điều tra thử thấy tỷ lệ nhận thức đúng của đối tƣợng nghiên cứu về chế độ ăn cho con dƣới 24 tháng tuổi là gần bằng 50% nên chúng tôi chọn p = 0,5; q = 1- p = 0,5

- Z là độ tin cậy của xác suất với  = 0,05 thì Z1-/2 = 1,96

- d: Khoảng sai lệch cho phép giữa tỷ lệ của mẫu nghiên cứu và tỷ lệ thực trong quần thể với d= 0,1

Thay vào công thức trên ta tính đƣợc n = 96 bà mẹ. Nhƣng trên thực tế đề tài này đƣợc tiến hành trên 107 bà mẹ.

2.4.2. Phƣơng pháp chọn mẫu

Cỡ mẫu 107 bà mẹ có con dƣới 24 tháng tuổi ở 3 xã thuộc huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh vì huyện Thạch Hà là một huyện có vị trí nằm giữa tỉnh Hà Tĩnh, dân số đông, là huyện có mức sống trung bình của tỉnh. Địa lý huyện có đầy đủ các vùng miền bao gồm vùng miền núi, vùng đồng bằng, vùng duyên hải. Với đặc điểm nhƣ vậy chúng tôi lựa chọn chọn 3 xã, hai xã 36 bà mẹ và một xã 35 bà mẹ theo phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống.

- Cách chọn xã:

Huyện chia làm 3 vùng: Đồng bằng, duyên hải, miền núi mỗi vùng chọn một xã đại điện bằng phƣơng pháp bốc thăm.

+ Đồng bằng gồm 20 xã chọn ngẫu nhiên 1 xã làm đại diện là xã Thạch Tân + Duyên hải gồm 4 xã chọn ngẫu nhiên 1 xã đại diện là xã Thạch Văn + Miền núi gồm 6 xã chọn ngẫu nhiên 1 xã đại diện là xã Thạch Hƣơng - Cách chọn đối tƣợng nghiên cứu:

+ Căn cứ vào số bà mẹ thuộc đối tƣợng nghiên cứu hiện có của mỗi xã để tính khoảng cách k: lấy tổng số mẹ có con dƣới 24 tháng tuổi của mỗi xã chia cho số mẹ cần chọn vào nghiên cứu của mỗi xã.

+ Chọn bà mẹ đầu tiên của mỗi xã bằng phƣơng pháp ngẫu nhiên đơn (< k) các bà mẹ tiếp theo của mỗi xã đƣợc chọn tuỳ thuộc vào khoảng cách “k” đã có và cá thể đầu tiên, tiếp tục làm cho đến khi chọn đƣợc đầy đủ số lƣợng đối tƣợng nghiên cứu của mỗi xã.

2.5. Bộ công cụ và phƣơng pháp thu thập số liệu 2.5.1. Công cụ đánh giá 2.5.1. Công cụ đánh giá

Công cụ đánh giá đƣợc xây dựng dựa trên tài liệu khóa học về tham vấn nuôi con bằng sữa mẹ của Bộ Y tế năm 2003, tài liệu khóa học Nuôi dƣỡng trẻ nhỏ của Bộ Y tế năm 2015 và có tham khảo bộ công cụ của tác giả Lê Thị Năng gồm 3 phần:

Phần A: Thông tin về trẻ

Phần B: Thông tin chung về đối tƣợng

Phần C: Nhận thức về chế độ ăn cho con dƣới 24 tháng

2.5.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu

Sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp, Phỏng vấn trực tiếp tất cả các bà mẹ là mẹ đã chọn ở trên bằng bộ phiếu phỏng vấn soạn sẵn để thu thập các thông tin cá nhân nhận thức của bà mẹ.

2.5.3. Quy trình thu thập số liệu

Sau khi đã đƣợc sự đồng ý của Hội đồng đạo đức Trƣờng Đại học Điều dƣỡng Nam Định và Ủy ban Nhân dân xã đƣợc chọn, nghiên cứu viên gặp Trạm trƣởng trạm Y tế xã giải thích mục đích cũng nhƣ quy trình thực hiện nghiên cứu. Sau đó nhà nghiên cứu lấy danh sách những bà mẹ thuộc đối tƣợng nghiên cứu và liện hệ với những bà mẹ đáp ứng đủ các tiêu chuẩn lựa chọn. Sau khi các bà mẹ đồng ý tham gia nghiên cứu, nghiên cứu viên thu thập số liệu đƣợc tiến hành theo các bƣớc sau:

- Bƣớc 1: Gặp gỡ đối tƣợng chọn tham gia nghiên cứu (vào ngày tiêm chủng hàng tháng).

+ Thông báo cho đối tƣợng nghiên cứu biết mục đích của nghiên cứu; + Đồng ý tham gia vào nghiên cứu thì ký vào bản đồng thuận tham gia nghiên cứu. (phụ lục 01);

+ Giới thiệu về bộ công cụ. (phụ lục 02).

- Bƣớc 2: Đánh giá thực trạng kiến thức trƣớc giáo dục (sử dụng bộ câu hỏi ở phụ lục 02).

+ Đọc câu hỏi, hƣớng dẫn đối tƣợng nghiên cứu trả lời câu hỏi, và ngƣời phỏng vấn ghi lại câu trả lời;

+ Sau đó thu lại bộ công cụ.

Bƣớc 3: Xây dựng các nội dung và hình thức giáo dục dinh dƣỡng

Các nội dung giáo dục dinh dƣỡng gồm 2 nội dung chính và đƣợc xây dựng dựa trên tài liệu khóa học về tham vấn nuôi con bằng sữa mẹ của Bộ Y tế năm 2003, tài liệu khóa học Nuôi dƣỡng trẻ nhỏ của Bộ Y tế năm 2015.

Bƣớc 4: Tập trung đối tƣợng nghiên cứu tại nhà Văn hóa xã, tiến hành giáo dục dinh dƣỡng khoảng 2 tiếng theo từng địa điểm nghiên cứu bằng phƣơng pháp thuyết trình, trình chiếu powerpoit, tài liệu phát tay và thảo luận. (nội dung giáo dục dinh dƣỡng ( phụ lục 04).

Bƣớc 5: Tiến hành đánh giá lại nhận thức ngay sau khi giáo dục dinh dƣỡng. Bƣớc 6: Tiến hành đánh giá lại nhận thức của bà mẹ sau 1 tháng giáo dục dinh dƣỡng cùng với cùng bộ câu hỏi ở phụ lục 1. (Vào ngày tiêm chủng hàng tháng).

2.6. Các biến số nghiên cứu 2.6.1. Biến số về nhân chủng học 2.6.1. Biến số về nhân chủng học

2.7.1.1. Các bi ến số liên quan đến đặc tính của bà mẹ

- Tuổi: là biến định lƣợng đƣợc ghi nhận theo dƣơng lịch và ghi tuổi theo năm sinh, gồm 5 giá trị:

+ Dƣới 20 tuổi

+ Từ 25 - 29 tuổi + Từ 30 – 34 tuổi + ≥ 35tuổi

- Tôn giáo: là biến danh mục

+ Không tôn giáo + Tôn giáo

- Nghề nghiệp: là biến định tính, ghi nhận nghề nghiệp chính mà bà mẹ đang làm, chia thành 4 nhóm:

+ Cán bộ viên chức + Làm ruộng

+ Công nhân + Khác

- Trình độ học vấn: là biến số không liên tục chia thành 3 nhóm:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi nhận thức của bà mẹ về chế độ ăn cho con dưới 24 tháng tuổi tại huyện thạch hà tỉnh hà tĩnh năm 2017 sau giáo dục dinh dưỡng (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)