Các giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường type ii điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa huyện đông hưng tỉnh thái bình (Trang 40 - 50)

Từ kết quả thống kê, phân tích những ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân đã đề cập ở trên, tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục phát huy những ưu điểm, khắc phục những tồn tại, cụ thể như sau:

3.2.2.1 Các giải pháp đối với bệnh viện, khoa và cán bộ y tế

Các biện pháp về quản lý:

Bệnh viện cần có kế hoạch để điều chỉnh, bổ sung thêm nguồn nhân lực cho phòng khám đái tháo đường, đặc biệt ưu tiên nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, có kỹ năng tốt trong tư vấn giáo dục sức khỏe

Ứng dụng công nghệ thông tin: Phần mềm tin nhắn điện tử để nhắc lịch tái khám, nhắc nhở việc tuân thủ dùng thuốc, dinh dưỡng, luyện tập…để đảm bảo tần suất khám định kỳ, theo dõi và điều trị liên tục cho bệnh nhân.

Khoa dinh dưỡng của bệnh viện đã triển khai chế độ ăn bệnh lý nói chung và chế độ ăn dành cho người bệnh đái tháo đường type 2 nói riêng để cung cấp chế độ ăn hợp lý cho người bệnh nội trú tại bệnh viện. Khoa Dinh dưỡng cần xây dựng thực đơn hàng tuần để phát cho người bệnh ngoại trú có thể về áp dụng tại nhà.

Tiếp tục phối hợp với trung tâm y tế dự phòng huyện, tổ chức khám sàng lọc, phát hiện sớm ĐTĐ type 2 và tiền đái tháo đường cho người dân trong định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý.

Các giải pháp về cơ sở hạ tầng:

Thành lập “Câu lạc bộ người bệnh đái tháo đường bệnh viện Đa khoa Đông Hưng”, đối tượng tham gia là tất cả người bệnh đái tháo đường và những người muốn tìm hiểu về bệnh đái tháo đường. Người bệnh đái tháo đường phải thăm khám đều đặn, thường xuyên và thay đổi lối sống để kiểm soát bệnh tật, tránh biến

chứng. Những hiểu biết rất quan trọng góp phần không nhỏ vào việc kiểm soát bệnh. Vì vậy, việc thành lập câu lạc bộ bệnh nhân đái tháo đường giúp:

+ Người bệnh và cộng đồng có thêm điều kiện giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, cập nhật các kiến thức mới, nâng cao hiểu biết về bệnh và cách tự chăm sóc khi mắc bệnh, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị và giảm các biến chứng có thể xảy ra, giảm được gánh nặng chi phí do thiếu hiểu biết, giảm được các nguy cơ sai lầm từ những lời khuyên bên ngoài cơ sở y tế

+ Tạo ra mối quan hệ gắn kết giữa người bệnh, người nhà người bệnh và nhân viên y tế. Tạo ra một địa chỉ tin cậy, uy tín trong việc điều trị bệnh đái tháo đường Các giái pháp về chuyên môn kỹ thuật:

Tổ chức các đợt tập huấn chuyên môn cũng như tập huấn về kỹ năng tư vấn giáo dục sức khỏe chuyên sâu và bài bản cho cán bộ y tế. Cán bộ y tế cần có kỹ năng giáo dục sức khỏe tốt cộng với sự nhiệt tình, hướng dẫn tỷ mỉ, ân cần chu đáo, thường xuyên thì người bệnh mới nhận thức và thay đổi được hành vi.

Cán bộ y tế thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn, điều dưỡng được tập huấn kỹ năng giáo dục sức khỏe, kỹ năng giao tiếp ứng xử đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng người bệnh gắn với cơ sở y tế xanh, sạch, đẹp

3.2.2.2. Các giải pháp liên quan đến người bệnh

Phối hợp với khoa dinh dưỡng tổ chức tư vấn cho người bệnh trong khi chờ kết quả xét nghiệm với mục đích truyền thông, hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng, chế độ dùng thuốc, chế độ hoạt động thể lực, cách theo dõi kiểm soát đường huyết tại nhà và tái khám định kỳ cho người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú.

KẾT LUẬN

1. Thực trạng tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường

type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa Đông hưng, Thái Bình

Qua phỏng vấn 100 người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Đông Hưng, Thái Bình cho thấy người bệnh có tuân thủ chế độ dinh dưỡng chưa thật tốt, cụ thể:

Đa số người bệnh (66%) đã tuân thủ chế độ bữa ăn theo hướng dẫn của cán bộ y tế.

Ngoài việc tuân thủ chế độ dinh dưỡng người bệnh cũng đã tuân thủ dùng thuốc (92% tuân thủ tốt), hoạt động thể lực (55% tập luyện thể dục thể thao) và tái khám định kỳ (82% người bệnh đi khám theo lịch hẹn của cán bộ y tế)

Tỷ lệ người bệnh tuân thủ chế độ ăn lành mạnh theo hướng dẫn của bộ y tế còn thấp (44%).

2. Một số giải pháp nâng cao sự tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người

bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa Đông Hưng, Thái Bình

Bệnh viện cần có kế hoạch để điều chỉnh, bổ sung thêm nguồn nhân lực cho phòng khám đái tháo đường, đặc biệt ưu tiên nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, có kỹ năng tốt trong tư vấn giáo dục sức khỏe

Ứng dụng công nghệ thông tin: Phần mềm tin nhắn điện tử để nhắc lịch tái khám, nhắc nhở việc tuân thủ dùng thuốc, dinh dưỡng, luyện tập…để đảm bảo tần suất khám định kỳ, theo dõi và điều trị liên tục cho bệnh nhân.

Khoa dinh dưỡng của bệnh viện đã triển khai chế độ ăn bệnh lý nói chung và chế độ ăn dành cho người bệnh đái tháo đường type 2 nói riêng để cung cấp chế độ ăn hợp lý cho người bệnh nội trú tại bệnh viện. Khoa Dinh dưỡng cần xây dựng thực đơn hàng tuần để phát cho người bệnh ngoại trú có thể về áp dụng tại

đích truyền thông, hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng, chế độ dùng thuốc, chế độ hoạt động thể lực, cách theo dõi kiểm soát đường huyết tại nhà và tái khám định kỳ cho người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú

Thành lập “Câu lạc bộ người bệnh đái tháo đường Bệnh viện Đa khoa Đông Hưng” Tổ chức các đợt tập huấn chuyên môn cũng như tập huấn về kỹ năng tư vấn giáo dục sức khỏe chuyên sâu và bài bản cho cán bộ y tế. Cán bộ y tế cần có kỹ năng giáo dục sức khỏe tốt cộng với sự nhiệt tình, hướng dẫn tỷ mỉ, ân cần chu đáo, thường xuyên thì người bệnh mới nhận thức và thay đổi được hành vi.

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Qua kết quả khảo sát về thực trạng tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Đa khoa Đông Hưng, chúng tôi đưa ra một số khuyến nghị như sau:

- Bổ sung thêm nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, có kỹ năng tốt

trong tư vấn giáo dục sức khỏe, tổ chức các đợt tập huấn chuyên môn cũng như tập huấn về kỹ năng tư vấn giáo dục sức khỏe chuyên sâu và bài bản cho cán bộ y tế.

- Phối hợp với khoa Dinh dưỡng tổ chức họp hội đồng người bệnh trong khi

chờ kết quả xét nghiệm với mục đích truyền thông, hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng, chế độ dùng thuốc, chế độ hoạt động thể lực, cách theo dõi kiểm soát đường huyết. Khoa Dinh dưỡng cần xây dựng thực đơn hàng tuần để phát cho người bệnh

ngoại trú có thể về áp dụng tại nhà.

- Ứng dụng công nghệ thông tin: Phần mềm tin nhắn điện tử để nhắc lịch tái

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Viện Dinh Dưỡng (2002), Dinh dưỡng lâm sàng, Nhà xuất bản y học, tr

202.

2. Lê Thị Hương Giang (2013), Đánh giá tuân thủ điều trị đái tháo đường type

2 và một số yếu tố liên quan của người bệnh ngoại trú tại bệnh viện 198

năm 2013, Luận văn Thạc sỹ quản lý bệnh viện, trường đại học y tế Công

cộng, Hà Nội

3. Website Tổ chức Y tế Thế giới https: //www.who.int/.

4. Nguyễn Thị Hải (2015), Thực trạng tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên

quan ở người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Phòng khám

Nội tiết, Bệnh viện Bãi Cháy, tỉnh Quảng Ninh năm 2015, Trường đại học

y tế Công Cộng, Hà Nội.

5. Bệnh viện Đa khoa Đông hưng (2019), Báo cáo tổng kết hoạt động năm

2019 và phương hướng nhiệm vụ năm 2020.

6. Đại học Y Hà Nội (2012), Bệnh học Nội khoa tập 2, Nhà xuất bản Y học tr

322.

7. Bô y tế (2015), Hướng dẫn điều trị dinh dưỡng lâm sàng, B, 5517/QĐ -

BYT.

8. Bô y tế (2017), Quyết định số 3319/QĐ - BYT ngày 19/07/2017 về việc ban

hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh đái tháo đường type 2

9. Bô Y tế (2016), Hướng dẫn chế độ ăn bệnh viện, Nhà xuất bản y học Hà

Nội.

10. Bùi Thị Khánh Thuận (2009), Kiến thức, thái độ, hành vi về chế độ ăn và

luyên tập ở người bệnh đái tháo đường type 2 tại bệnh viện nhân dân 115,

Luận văn thạc sỹ y học, trường đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh.

11. Đỗ Quang Tuyển (2013), Kiến thức và thực hành về tuân thủ chế độ dinh

dưỡng ở bệnh nhân đái tháo đường type II, điều trị ngoại trú tại Bệnh viện

Lão khoa Trung ương năm 2012, Tạp chí y học thực hành, tr 3-6.

12. Nguyễn Mạnh Dũng (2007), Đánh giá nhận thức của người bệnh đái tháo

đường về chế độ ăn uống và tập luyện thể lực Tạp chí y học thực hành, số

731 tr 191-195.

13. Nguyễn Thị Lâm và Nguyễn Thị Thu Hương (2008), Hướng dẫn chế độ ăn

cho người bệnh đái tháo đường theo đơn vị chuyển đổi thực phẩm Nhà xuất

bản y học Hà Nội.

14. Carlos Albuquerque, Carla Correia và Manuela Ferreira (2015), Adherenceto the Therapeutic Regime in Person with Type 2 Diabbetes Procedia- Social and Behavioral Sciences, 171,pp 350-358.

15. Stenner Karen L, Molly Courtenay và Nicola Carey (2011), "Consultations between nurse prescribers and patients with diabetes in primary care :

Aqualitative study of patient views", International Journal of Nursing

Studies (48(1)), tr. 37-46.

16. Fernanda S. Marinho, Camila B. M. Moram và Priscila C. Rodrigues

(2015), Adherence and its associated Factors in Patients with Type 2

Diabetes : Results from the Rio de Janeiro Type 2 Diabetes Cohort Study.

17. Michael A. Via và Jeffrey I. Mechanick (2016), Nutrition in Type 2

Diabetes and the Metabolic Syndrome, Medical Clinics of North

PHỤ LỤC

PHIẾU PHỎNG VẤN NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE II ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ VỀ TUÂN THỦ CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG

A. Hành chính:

A1. Họ và tên người bệnh: ………. A2. Mã người bệnh:……… A3. Năm sinh: ……… A4. Giới tính: 1. Nam 2. Nữ

A5. Nơi ở: ……… A6. Tôn giáo: ……… A7. Dân tộc: 1. Kinh 2. Khác (ghi rõ)

A8. Thu nhập bình quân hàng tháng của ông/ bà:……… A9. Trình độ học vấn của ông/ bà?

1. Không biết chữ

2. Tiểu học

3. Trung học cơ sở

4. Trung học phổ thông

5. Trung cấp trở lên

A10. Nghề nghiệp của ông/ bà?

1. Nông dân 4. Hưu trí

2. Buôn bán 5.Nội trợ

3. Công nhân viên chức 6.Khác (ghi rõ)……….

A11. Ông/ bà hiện đang sống cùng ai? (câu hỏi nhiều đáp án)

1. Bố/ mẹ 4. Anh/ chị/ em

2. Vợ/ chồng 5. Cháu

3. Con 6. Sống 1 mình

1. Độc thân 3.Đã ly hôn

2. Đã kết hôn 4.Góa vợ/ chồng

B. Tuân thủ chế độ dinh dưỡng: ( ông bà trả lời bao nhiêu ngày/ bữa ăn theo

quy định thì khoanh vào số đó)

TT Câu hỏi Trả lời

B1 Ông/ bà thường ăn mấy bữa/ ngày? 2 3 4 5 6 7 8 9

B2 Trong 7 ngày qua, có bao nhiêu ngày ông/

bà ăn chế độ lành mạnh theo dưỡng dẫn của bộ y tế

0 1 2 3 4 5 6 7

B3 Trong 7 ngày qua, có bao nhiêu ngày ông/

bà ăn đủ số lượng trái cây và rau quả theo hướng dẫn của Bộ Y Tế

0 1 2 3 4 5 6 7

B4 Trong 7 ngày qua, có bao nhiêu ngày ông/

bà ăn thực phẩm có lượng đường thấp như: ngô, khoai, các loại đậu?

0 1 2 3 4 5 6 7

B5 Trong 7 ngày qua, có bao nhiêu ngày ông/

bà ăn thực phẩm có lượng đường cao như: bánh ngọt, kẹo, bánh quy…?

0 1 2 3 4 5 6 7

B6 Trong 7 ngày qua, có bao nhiêu ngày ông/

bà ăn thực phẩm có nhiều chất xơ như: gạo lứt, bánh mỳ đen…?

0 1 2 3 4 5 6 7

B7 Trong 7 ngày qua, có bao nhiêu ngày ông/

bà chia bữa ăn có lượng đường đều trong ngày…?

0 1 2 3 4 5 6 7

B8 Trong 7 ngày qua, có bao nhiêu ngày ông/

bà ăn cá hoặc thực phẩm chứa nhiều omega- 3?

B9 Trong 7 ngày qua, có bao nhiêu ngày ông/ bà ăn dầu oliu, dầu đậu nành?

0 1 2 3 4 5 6 7 B10 Trong 7 ngày qua, có bao nhiêu ngày ông/

bà ăn thực phẩm có nhiều chất béo cao như thịt mỡ, thực phẩm chiên (rán)?

0 1 2 3 4 5 6 7

C. Tiền sử bệnh và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ chế độ dinh dưỡng

của người bệnh:

TT Câu hỏi Trả lời

C1 Ông/ bà được chẩn đoán mắc bệnh từ

ngày tháng năm nào? ……….

C2 Ông/ bà có được CBYT chẩn đoán mắc

thêm bệnh gì không?

1. Không

2. Có

C3 Nếu có là bệnh gì? (ghi cụ thể)? ……….

C4 Gia đình ông/ bà có ai mắc bệnh như

ông/ bà không?

1. Không

2. Có

C5 Cụ thể là ai? ……….

C6 Ông / bà có được CBYT hướng dẫn chế

độ ăn uống cho người bệnh ĐTĐ không?

1. Không

2. Có

C7 Ngoài thông tin từ CBYT, ông/ bà có tìm

hiểu thêm về chế độ ăn cho người bệnh ĐTĐ từ các nguồn thông tin khác không?

1. Không

2. Có

C8 Cụ thể là từ nguồn nào? ……….

C9 Ông/ bà có uống thuốc theo hướng dẫn

của CBYT không?

1. Không

C10 Ông/ bà có tập thể dục, thể thao hàng ngày không?

1. Không

2. Có

C11 Ông/ bà hiện nay có hút thuốc lá, thuốc

lào không?

1. Không

2. Có

C12 Ông / bà có uống rượu, bia không? 1. Không

2. Có

C13 Ông/ bà có đi khám bệnh thường xuyên

theo lịch hẹn của CBYT không?

1. Không

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường type ii điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa huyện đông hưng tỉnh thái bình (Trang 40 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)