Đặc điểm của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường type ii điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa huyện đông hưng tỉnh thái bình (Trang 28)

Bệnh viện Đa khoa Đông Hưng Phân bố theo độ tuổi

Biểu đồ 2. 1: Tỷ lệ bệnh nhân phân bố theo tuổi

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân < 40 tuổi có 07 người chiếm 7%, 40-60 tuổi có 58 người

chiếm cao nhất 58%, trên 60 tuổi có 35 người chiếm 35%

Phân bố theo giới

7

58 35

Phân bố theo tuổi

< 40 tuổi 40-60 tuổi > 60 tuổi

Biểu đồ 2. 2:Tỷ lệ bệnh nhân phân bố theo giới

Nhận xét: Tỷ lệ nam là 58 người chiếm 58%, nữ là 42 người chiếm 42%

Trình độ học vấn của người bệnh

Biểu đồ 2. 3: Trình độ học vấn của người bệnh 58

42

Phân bố theo giới

Nam Nữ 1 9 10 34 46 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50

Không biết chữ Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Trên cấp 3

Nhận xét: Trong 100 đối tượng nghiên cứu, người bệnh có trình trên cấp 3 chiếm tỷ lệ cao nhất 46%, người bệnh có trình độ cấp 3 là 34%, người bệnh có trình độ cấp 2 là 10%, người bệnh có trình độ cấp 1 chiếm 9%, có 1% người bệnh không biết chữ.

Nghề nghiệp của người bệnh:

Biểu đồ 2. 4: Tỷ lệ bệnh nhân phân bố theo nghề nghiệp

Nhận xét: Trong 100 đối tượng nghiên cứu, người bệnh là nông dân chiếm tỷ lệ

cao nhất 38%.

Đặc điểm về điều kiện sống, hoàn cảnh kinh tế

Bảng 2. 1: Đặc điểm về điều kiện sống, hoàn cảnh kinh tế gia đình

Thông tin Số lượng Tỷ lệ %

Tình trạng hôn nhân Độc thân 1 1

Đã kết hôn 82 82

Góa vợ/ chồng 17 17

Hoàn cảnh sống Cùng người thân 90 90

Sống 1 mình 10 10

Kinh tế gia đình Nghèo 7 7

38 12 23 7 4 16 0 5 10 15 20 25 30 35 40

Nông dân Buôn bán Công chức, viên

chức

Hưu trí Nội trợ Khác

Không nghèo 93 93

Nhận xét: Bảng 2.1 cho thấy: trong 100 người bệnh được phỏng vấn có 82% người

bệnh đã kết hôn, tỷ lệ người bệnh góa vợ/ chồng là 17%, có 1% người bệnh độc thân

Hầu hết người bệnh sống cùng người thân (bố, mẹ; vợ/ chồng; con; anh; chị; em) với tỷ lệ 90%, chỉ có 10% người bệnh sống 1 mình. Tỷ lệ người bệnh có mức sống không nghèo chiếm đa số với 93%, còn lại 7% người bệnh có mức sống nghèo

Đặc điểm về tiền sử mắc bệnh

Bảng 2. 2: Đặc điểm về tiền sử mắc bệnh

Thông tin Số lượng Tỷ lệ %

Thời gian mắc bệnh <5 năm 61 61

≥ 5 năm 39 39

Bệnh kèm theo Có 62 62

Không 38 38

Có người thân trong gia đình mắc bệnh ĐTĐ type 2

Có 8 8

Không 92 92

Nhận xét: Bảng 2.2 cho thấy, trong 100 đối tượng nghiên cứu, đa số người bệnh

mắc bệnh dưới 5 năm (61%), 39% người bệnh mắc bệnh trên 5 năm; có 62% người bệnh mắc các bệnh kèm theo, 38% người bệnh không mắc các bệnh kèm theo; tiền sử có người thân trong gia đình mắc bệnh đái tháo đường type 2 là 8%; còn lại là 92% người bệnh không có người thân mắc bệnh đái tháo đường type 2.

2.2.2. Thực trạng tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường

type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Đông Hưng Tuân thủ về chế độ bữa ăn:

Bảng 2. 3: Đặc điểm về số bữa ăn trong ngày của người bệnh

Thông tin Số lượng Tỷ lệ %

3 bữa 100 100

>3 bữa 0 0

Số bữa ăn phụ /ngày Không 25 25

1-3 bữa 66 66

>3 bữa 9 9

Nhận xét: Bảng 2.3 cho thấy 100% người bệnh ăn đủ 3 bữa chính/ ngày, đa số

người bệnh ăn 1-3 bữa phụ/ ngày chiếm tỷ lệ 66%, có 25% người bệnh không ăn bữa phụ và 9% người bệnh ăn quá 3 bữa phụ/ ngày.

Tuân thủ của người bệnh về sử dụng các thực phẩm nên dùng và không nên dùng: Bảng 2. 4: Tỷ lệ sử dụng các thực phẩm nên dùng

Thông tin Số lượng Tỷ lệ %

Số ngày/ tuần ăn đủ trái cây, rau quả theo hướng dẫn của Bộ y tế

0-3 ngày 42 42

4-7 ngày 58 58

Số ngày/ tuần ăn thực phẩm có lượng đường thấp: ngô, khoai, các loại đậu

0-3 ngày 45 45

4-7 ngày 55 55

Số ngày / tuần ăn thực phẩm nhiều chất xơ: gạo lứt, bánh mì đen

0-3 ngày 88 88

4-7 ngày 12 12

Số ngày/ tuấn ăn cá, thực phẩm chứa nhiều omega- 3

0-3 ngày 66 66

4-7 ngày 34 34

Số ngày/ tuần ăn dầu oliu, dầu đậu nành 0-3 ngày 25 25

4-7 ngày 75 75

Nhận xét: Bảng 2.4 cho thấy, trong 100 đối tượng tham gia nghiên cứu có 58%

người bệnh ăn đủ trái cây, rau quả theo hướng dẫn của Bộ y tế; có 42% người bệnh chỉ sử dụng 0-3 ngày/ tuần. Tỷ lệ người bệnh sử dụng các thực phẩm có lượng đường thấp như ngô, khoai, các loại đậu thường xuyên (4-7 ngày/ tuần) là 55%, còn lại 69% người bệnh không sử dụng thường xuyên(0-3 ngày/ tuần). Số người

rất ít (12%), 88% người bệnh sử dụng 0-3 ngày/ tuần. Về sử dụng cá hoặc thực phẩm chứa nhiều omega-3, số người bệnh sử dụng thường xuyên chiếm 34%, 66% số người bệnh sử dụng không thường xuyên. Số người bệnh sử dụng dầu oliu, dầu đậu nành 4-7 ngày/ tuần chiếm tỷ lệ 75%, chỉ có 25% người bệnh sử dụng không thường xuyên.

Bảng 2. 5:Tỷ lệ sử dụng các thực phẩm không nên dùng

Thông tin Số lượng Tỷ lệ %

Số ngày/ tuần ăn thực phẩm có hàm lượng đường cao như bánh ngọt, kẹo, bánh quy….

0-3 ngày 93 93

4-7 ngày 7 7

Số ngày/ tuần ăn thực phẩm có lượng chất béo cao như: thịt mỡ, thực phẩm chiên/rán

0-3 ngày 88 88 4-7 ngày 12 12 Sử dụng thuốc lá Có 11 11 Không 89 89 Sử dụng rượu, bia Có 34 34 Không 66 66

Nhận xét: Bảng 2.5 cho thấy tỷ lệ người bệnh tuân thủ sử dụng các thực phẩm

không nên dùng tương đối cao. Số người bệnh sử dụng các thực phẩm có lượng đường cao với tần số 4-7 ngày/ tuần chỉ chiếm 7%. Tỷ lệ người bệnh sử dụng các thực phẩm có lượng chất béo cao như thịt mỡ, thực phẩm chiên/rán với tần số 4-7 ngày/ tuần là 12%, có 89% người bệnh không sử dụng thuốc lá, có 66% người bệnh không sử dụng rượu, bia.

Biểu đồ 2. 5:Tỷ lệ người bệnh tuân thủ chế độ ăn lành mạnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế

Nhận xét: Trong 100 đối tượng tham gia nghiên cứu, có 56% người bệnh chưa

tuân thủ tốt và 44% số người bệnh tuân thủ tốt chế độ ăn lành mạnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Bảng 2. 6: Các yếu tố ảnh hưởng tới tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người

bệnh

Thông tin Số lượng Tỷ lệ %

Có được cán bộ y tế hướng dẫn về chế độ ăn uống cho người bệnh đái tháo đường không?

Có 100 100

Không 0 0

Có tìm hiểu thêm về chế độ ăn của bệnh nhân đái tháo đường từ các nguồn khác ngoài thôn tin từ cán bộ y tế không?

Có 78 78

Không 22 22

Có uống thuốc theo hướng dẫn của cán bộ y tế không? Có 92 92 Không 8 8 Có 55 55 Biểu đồ 2.5 Tuân thủ tốt Tuân thủ chưa tốt

Có luyện tập thể dục, thể thao hàng ngày không?

Không 45 45

Có đi khám bệnh thường xuyên theo lịch hẹn của cán bộ y tế không?

Có 82 82

Không 18 18

Nhận xét: Bảng 2.6 cho thấy trong 100 đối tượng nghiên cứu, 100% người bệnh

đều được cán bộ y tế hướng dẫn về chế độ ăn uống cho người bệnh đái tháo đường type 2, có 78% người bệnh tìm hiểu thông tin thêm về chế độ ăn cho người bệnh đái tháo đường từ các phương tiện thông tin như ti vi, sách báo, đài, mạng internet….Tỷ lệ người bệnh uống thuốc theo hướng dẫn của cán bộ y tế là 92%, có 8% người bệnh không uống thuốc theo hướng dẫn, có 55% người bệnh luyện tập thể dục, thể thao, còn lại 45% người bệnh không luyện tập. Trong 100 đối tượng nghiên cứu có 82% người bệnh đi khám thường xuyên theo lịch hẹn và 18% người bệnh không thường xuyên đi khám theo lịch của nhân viên y tế.

CHƯƠNG III: BÀN LUẬN

3.1. Thực trạng tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh Đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa Đông Hưng, Thái Bình năm 2020 3.1.1. Một số ưu, nhược điểm

Ưu điểm:

Người bệnh đái tháo đường type 2 đến với phòng khám đái tháo đường thuộc khoa khám bệnh Bệnh viện Đa khoa Đông Hưng được điều trị, theo dõi, quản lý chặt chẽ. Hàng tháng, người bệnh đều đến khám theo lịch hẹn và được tư vấn giáo dục sức khỏe về chế độ dinh dưỡng, chế độ dùng thuốc, chế độ hoạt động thể lực cũng như cách theo dõi, kiểm soát đường huyết tại nhà. Trong số 100 người bệnh đái tháo đường type 2 tham gia phỏng vấn, 100% người bệnh được tư vấn, giáo dục sức khỏe về chế độ dinh dưỡng theo dẫn theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Với sự tận tình của bác sỹ và điều dưỡng cùng sự tin tưởng, người bệnh đã lắng nghe những hướng dẫn của nhân y tế. Đa số người bệnh (66%) đã tuân thủ chế độ bữa ăn theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Tuân thủ của người bệnh về sử dụng các thực phẩm không nên dùng chiếm tỷ lệ cao, 93% người bệnh không/hạn chế sử dụng thực phẩm chứa lượng đường cao, 88% không/ hạn chế sử dụng thực phẩm có lượng chất béo cao; 89% người bệnh không hút thuốc lá. Người bệnh cũng đã tuân thủ sử dụng các thực phẩm nên dùng như: 58% người bệnh thường xuyên ăn đủ trái cây và rau quả theo hướng dẫn của Bộ Y tế, 75% người bệnh sử dụng thường xuyên dầu oliu, dầu đậu nành. Ngoài việc tuân thủ chế độ dinh dưỡng người bệnh cũng đã tuân thủ dùng thuốc (92% tuân thủ tốt), hoạt động thể lực (55% tập luyện thể dục thể thao) và tái khám định kỳ (82% người bệnh đi khám theo lịch hẹn của cán bộ y tế).

Ngoài thông tin từ cán bộ y tế, trong 100 đối tượng nghiên cứu có 78 người bệnh (chiếm tỷ lệ 78%) tìm hiểu thông tin về chế độ ăn cho người bệnh đái tháo

qua các chương trình trên tivi, đài, một số tìm hiểu qua sách, báo, tạp chí, hoặc tiếp nhận được thông tin từ người thân trong gia đình, bạn bè.

Bệnh viện cũng quan tâm, trang bị máy tính, tivi màn hình rộng, pano, áp phích phục vụ công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh, trong thời gian chờ tới lượt khám người bệnh có thể xem để nâng cao hiểu biết về bệnh, cách tự chăm sóc theo dõi tại nhà. Tư vấn, giáo dục truyền thông về dinh dưỡng từ cán bộ y tế đóng vai trò hàng đầu và có độ tin cậy cao giúp người bệnh đái tháo đường type 2 nâng cao kiến thức, thực hành tuân thủ chế độ dinh dưỡng, kết hợp với dùng thuốc, hoạt động thể lực và tái khám định kỳ giúp người bệnh kiểm soát được đường huyết, ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

Nhược điểm:

Trong 100 đối tượng tham gia nghiên cứu, tỷ lệ người bệnh tuân thủ sử dụng một số thực phẩm nên dùng chưa cao như: 12% người bệnh thường xuyên sử dụng gạo lứt, 55% người bệnh sử dụng thường xuyên các thực phẩm có lượng đường thấp như ngô, khoai, các loại đậu; 34% người bệnh thường xuyên sử dụng cá, thực phẩm chứa nhiều omega 3; 34% người bệnh có sử dụng rượu, bia.

Khoa khám bệnh có 3 phòng khám đái tháo đường, mỗi phòng khám chỉ có 1 bác sỹ và 1 điều dưỡng, trong khi lưu lượng người bệnh đông, cán bộ y tế thiếu nhân lực, thiếu thời gian tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh, chưa lắng nghe người bệnh, thường chỉ nói 1 chiều, chưa đánh giá kết quả giáo dục sức khỏe, chưa dành nhiều thời gian để tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh.

Kỹ năng hướng dẫn và giáo dục sức khỏe của một số cán bộ y tế còn hạn chế, chưa được đào tạo chuyên sâu và bài bản về tư vấn giáo dục sức khỏe, tự chăm sóc cho người bệnh đái tháo đường type 2 nên hiệu quả giáo dục sức khỏe chưa cao. Một số ít cán bộ y tế có kỹ năng giao tiếp, ứng xử còn hạn chế.

Bệnh viện chưa tổ chức in ấn, phát tài liệu tờ rơi về hướng dẫn chế độ ăn, hướng dẫn các thực phẩm nên dùng và không nên dùng cho người bệnh đái tháo

đường type 2. Nhiều người bệnh do trình độ dân trí chưa cao, nhân viên y tế có hướng dẫn nhưng không có tài liệu nên một phần do không hiểu, một phần do không thể nhớ được hết dẫn đến thiếu kiến thức, không ý thức được tầm quan trọng của việc tuân thủ chế độ dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường type 2.

Một số người bệnh do hoàn cảnh kinh tế khó khăn hoặc do còn chủ quan về sức khỏe nên chưa thực sự quan tâm tới tình trạng bệnh, chưa chủ động tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người bệnh đái tháo đường type 2, chưa nắm rõ lợi ích của việc tuân thủ chế độ ăn hợp lý nên chưa có sự tuân thủ tốt về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường type 2 theo hướng dẫn của bộ y tế.

3.1.2. Nguyên nhân của các việc đã làm được và chưa làm được

Nguyên nhân các việc đã làm được:

Đảng ủy, ban giám đốc bệnh viện đã quan tâm, trang bị cho khoa khám bệnh máy tính, ti vi màn hình lớn, treo pano, áp phíc nhằm phục vụ công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh. Cán bộ y tế nhân lực thiếu tuy nhiên với lòng tâm huyết với nghề, tận tình với người bệnh hàng ngày khám bênh, chăm sóc người bệnh chu đáo, các bác sỹ và điều dưỡng đã dành thời gian tư vấn về chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng như chế độ dùng thuốc, hoạt động thể lực và cách chăm sóc, theo dõi tại nhà cho người bệnh đái tháo đường type 2 nói riêng và những người bệnh khác nói chung.

Công tác giáo dục sức khỏe của cán bộ y tế mặc dù chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu nhưng đã duy trì và dần đi vào nề nếp, có sự chỉ đạo của Ban giám đốc, có sự giám sát nhắc nhở của Tổ công tác xã hội, phòng điều dưỡng và lãnh đạo khoa. Thực hiện nội dung “đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh gắn với cơ sở y tế xanh, sạch, đẹp” do Bộ y tế phát động, cán bộ y tế có kỹ năng, thái độ giao tiếp ứng xử đúng mực giúp người bệnh tin tưởng, lắng nghe và thực hiện theo hướng dẫn tư vấn của cán bộ y tế

Nguyên nhân của những việc chưa làm được:

Tỷ lệ người bệnh đái tháo đường type 2 trong nhóm phỏng vấn tuân thủ sử dụng các thực phẩm nên dùng chưa cao, nguyên nhân là do đặc thù văn hóa bữa ăn của người Việt thường hay dùng gạo trắng, chỉ có 12% người bệnh thường hay sử dụng gạo lứt, bánh mỳ đen thay thế gạo trắng. một số người bệnh do hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, trình độ dân trí thấp, mức độ tiếp xúc với các phương tiện thông tin truyền thông chưa đầy đủ, chưa hiểu biết về tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng hợp lý, một số người bệnh không sống cùng người thân, không được người thân quan tâm, nhắc nhở hoặc một số người bệnh còn chủ quan về sức khỏe nên việc tuân thủ chế độ dinh dưỡng còn thấp.

3.2. Giải pháp để giải quyết/ khắc phục vấn đề

3.2.1. Cơ sở để xây dựng giải pháp

Theo tài liệu hướng dẫn chẩn đoán và điều tị đái tháo đường type 2 (ban hành kèm theo quyết định số 3319/QĐ – BYT ngày 19 tháng 7 năm 2017 của Bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường type ii điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa huyện đông hưng tỉnh thái bình (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)