Đối với điều dưỡng viên:

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) thực trạng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật gãy thân hai xương cẳng chân tại khoa chấn thương chỉnh hình bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2020 (Trang 37 - 40)

- Phải nâng cao ý thức tự học,trao dồi kinh nghiệm với đông nghiệp, lòng yêu nghề, đạo đức nghề nghiệp, có tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện chăm sóc người bệnh, không giao phó cho người nhà người bệnh, sẵn sàng nhận trách nhiệm khi có lỗi xảy ra.

- Cần phải trực tiếp hỗ trợ vận động cho người bệnh trong qua trình nằm viện, khuyến khích sự giúp đỡ của người nhà người bệnh nhưng phải có sự giám sát của nhân viên y tế.Đưa ra lời động viên nhằm khích lệ người bệnh.

- Cần nâng cao kỹ năng giao tiếp để truyền thông giáo dục sức khỏe cho người bệnh trong và khi ra viện hiểu được bệnh gãy thân 2 xương cẳng chân về chế độ tập vận động và các dấu hiệu biến chứng để được thăm khám kịp thời.

Chương 4 KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu chuyên đề “Thực trạng chăm sóc người bệnh sau phẫu

thuật gãy thân hai xương cẳng chân tại khoa chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Nam Định -2020”, em thấy:

4.1. Thực trạng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật gãy thân 2 xương cẳng chân tại khoa chấn thương chỉnh hình

- Số người bị gãy thân 2 xương cẳng chân chủ yếu trong độ tuổi lao động, tỷ lệ nam nhiều hơn nữ nguyên nhân chủ yếu do tai nạn sinh hoạt, tai nạn lao động và tai nạn giao thông

- Bệnh nhân sau mổ được theo dõi sát dẫu hiệu sinh tồn trong những ngày sau mổ nhưng thực hiện chưa đúng thời gian do khối lượng công việc của điều dưỡng nhiều

- Người bệnh được theo dõi tình trạng vết mổ hàng ngày, được chỉ định rút ống dẫn lưu sau 48h, tuy nhiên vẫn còn tình trạng người nhà tự thay dịch ở túi dẫn lưu - Người bệnh được thực hiện y lệnh thuốc giảm đau chống viêm, sưng nề đầy đủ nhưng những biện pháp giảm đau khác chưa được điều dưỡng thực hiện

- Người bệnh được điều dưỡng chăm sóc hỗ trợ vận động thụ động và chủ động nhưng thời gian còn ít

- Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh còn chưa được đảm bảo phần lớn do người nhà tự cung cấp

- Đa số người bệnh đã hiểu biết hơn về cách chăm sóc bản thân sau khi được giáo dục sức khỏe, tuy nhiên vãn còn 1 số người bệnh vẫn chưa hiểu về tình trạng bệnh của mình do kinh nghiệm tư vấn giáo dục sức khỏe vẫn còn hạn chế

- Sau quá trình điều trị tại bệnh viện người bệnh đã ổn định hơn và không phát hiện biến chứng

4. 2. Đề xuất 1 số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật gãy thân 2 xương cẳng chân gây tại khoa ngoại chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định:

- Điều dưỡng cần học hỏi trao đổi kiến thức thường xuyên, có tinh thần làm việc

tích cực trong công tác chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật gãy thân 2 xương cẳng chân

- Tổ chức các chương trình tập huấn về kỹ năng giao tiếp và giáo dục sức khỏe để nâng cao trình độ

- Thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các quy trình điều dưỡng 5S- sẵn sàng, sàng lọc, sắp xếp, săn sóc, sạch sẽ, quy trình thay băng sau phẫu thuật cho người bệnh - Đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế và mở thêm phòng truyền thông để giúp cho quá trình chăm sóc người bệnh được cải thiện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Frank H. Netter, MD (2015) Atlas Giải phẫu người, Nhà xuất bản y học.

2. Bộ Y Tế (2009) - Tình Hình Tai Nạn Thương Tích.

3. Nguyễn Tiến Linh (2016) Nghiên cứu quy trình điều trị gãy kín thân xương đùi không vững bằng đinh nội tủy có chốt, Học viện Quân Y.

4. Nguyễn Đức Dũng (2002) Đánh giá kết quả điều trị gãy kín thân 2 xương cẳng chânbằng kết xương nẹp vít, Luận văn thạc sĩ y dược, Hà Nội.

5. Trần Đình Chiến (2002) Quá trình liền xương và các yếu tốảnh hưởng tới liền xương, Bệnh học ngoại khoa.

6. Trần Việt Tiến, Trương Tuấn Anh (2017) Chăm sóc người bệnh ngoại khoa Trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định.

7. Lưu Hồng Hải, Nguyễn Tiến Bình, Nguyễn Năng Giỏi, Nguyễn Việt Nam (2000) Nhận xét kết quả bước đầu kết xương kín thân xương dài bằng đinh nội tủy có chốt, Đại hội chấn thương chỉnh hình lần thứ I Hà Nội.

8. Nguyễn Đức Phúc (2008), Gãy thân xương cẳng chân chấn thương chỉnh hình, Nhà xuất bản Y học.

9. Lương Đình Lâm (2000), Sử dụng ĐNT có chốt trong gãy xương cẳng chân, Chuyên đề chấn thương chỉnh hình, Thành phố Hồ Chí Minh.

10. Hồ Văn Bình (2005) Điều trị gãy xương cẳng chân. Đại học Y Hà Nội

TIẾNG ANH

1. Ahoyt Crenshaw (1999) Campbells operative, Orthopaedic.

2. Broos P.L., Sermon A. (2004), From unstable Internal fixation treatment. Acta. Chir. Belg

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) thực trạng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật gãy thân hai xương cẳng chân tại khoa chấn thương chỉnh hình bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2020 (Trang 37 - 40)